Vì sao Thủ tướng Nhật phải đau đầu với bộ ba Trump- Putin- Kim Jong-un?
Japan Times ngày 26.11 có bài bình luận về những khó khăn trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời hậu Obama, trong đó tờ báo Nhật nhận định bộ ba Donald Trump – Vladimir Putin – Kim Jong-un sẽ làm cho Thủ tướng Abe phải khốn khổ.
Nguyên nhân được cho là do Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay ngày đầu tiên ông ngồi lên chiếc ghế quyền lực. Điều đó khiến cho chương trình kinh tế Abenomics có nguy cơ phá sản.
Có thể thấy rằng, với tham vọng quá lớn của mình, Thủ tướng Shinzo Abe đã thiết kế Abenomics như một chiến lược kinh tế toàn diện, mà nếu triển khai thành công thì sẽ chấm dứt suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản đã kéo dài 1/4 thế kỷ, gây ra rất nhiều hệ luỵ cho đất nước.
Cũng từ đó Abenomics sẽ ghi tên ông Abe vào lịch sử chính trị Nhật Bản, thậm chí đưa ông Abe vào ngôi nhà của những huyền thoại chính trị châu Á. Đặc biệt, Abenomics thành công sẽ giúp ông Abe đạt được mục đích kéo dài nhiệm kỳ của lãnh đạo LDP và cũng đồng thời kéo dài sự nghiệp của ông.
Tuy nhiên, ước vọng lớn thì phải có những công cụ đặc biệt và hữu hiệu mới có thể hiện thực hoá ước vọng, song ông Abe lại không có được điều đó. Kinh tế suy thoái khiến ông chưa thể tăng thuế, trong khi nợ công quá cao, tới 247%/GDP, khiến ông không có được những liệu pháp tài chính tốt nhất.
Sau khi có chiến thắng trong cuộc bầu cử lại 1/2 Thượng viện, Thủ tướng Abe đã tung ra gói kích thích kinh tế lên đến 28.000 tỷ yên, nhằm tạo công lực cho Abenomics vốn đang gặp khó khăn. Nhưng dường như đó chỉ là tham vọng của ông Abe chứ thực tế không như ông tính toán.
Video đang HOT
Tỷ phú Donald Trump đắc cử đã khiến cho chiến lược của Thủ tướng Abe gặp nhiều trắc trở. Ảnh The Japan Times
Ngoài việc không có những công cụ tài chính hữu hiệu thì một rào cản lớn nhất là dân số già tại Nhật Bản khiến cho kích cầu nội địa, kích thích đầu tư trong nước không thể có đột phá. Do vậy, Abenomics phải hướng vào kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác đầu tư với nước ngoài.
Trong bối cảnh đó, TPP là được xem là nền tảng, là cứu cánh cho Abenomics và Thủ tướng Abe đã thúc giục quốc hội Nhật Bản thông qua hiệp định thương mại thế kỷ này. Tuy nhiên, việc “cầm đèn chạy trước ô tô” của Tokyo có thể không còn giá trị khi Trump rút Mỹ khỏi TPP.
Trước tình cảnh đó, nhà lãnh đạo Nhật Bản hy vọng tìm kiếm lợi ích từ nước Nga rộng lớn để đảm bảo cho Abenomics có thể vận hành. Ngặt một nỗi là quan hệ Tokyo – Moscow khó nâng tầm trong thời điểm hiện nay khi hàng rào cấm vận bao quanh nước Nga chưa được nới lỏng và đặc biệt là rào cản bởi tranh chấp Nga – Nhật liên quan đến chủ quyền vùng lãnh thổ phía Bắc.
Những động thái gần đây của ông Abe trước khi chuyến thăm của người đứng đầu nhà nước Nga diễn ra vào tháng 12 tới, cho thấy dường như Tokyo sẽ quyết định vượt rào cấm vận của phương Tây đối với Nga và phá rào trong tranh chấp lãnh thổ Nga – Nhật.
Điều đó rất có cơ sở khi tân Tổng thống Trump có thiện cảm với Tổng thống Putin, hứa hẹn quan hệ Washington – Moscow sẽ tan băng, từ đó việc trừng phạt Moscow sẽ dễ chịu hơn. Bên cạnh đó là nhận thức mới của Thủ tướng Abe trong giải quyết tranh chấp là lấy lợi ích từ thực tế để phá rào cản bởi lịch sử.
Vậy nhưng theo Japan Times thì Tổng thống Nga Vladimir Putin đã &’đổ nước lạnh’ những kỳ vọng của Thủ tướng Abe khi tăng cường sự hiện diện của quân đội Nga tại vùng lãnh thổ tranh chấp. Điều đó lại tạo xung đột mới giữa hai bên và hy vọng lấy lại một số hòn đảo tại vùng lãnh thổ phía Bắc của Tokyo sẽ vơi đi.
Trong khi đó, với quan điểm hoàn toàn mới của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, mà được cho là sẽ có thể tạo cơ hội cho Bình Nhưỡng làm khó đồng minh của Washington trong vùng Đông Bắc Á.
Bởi lẽ, Trump đã chỉ trích chính quyền Obama trong việc ký kết thoả thuận với Iran, chấm dứt chương trình phát triển vũ khi hạt nhân của nước này. Việc bẻ nanh Iran không được Trump nhìn nhận là sự sáng suốt của Washington, song vị Tổng thống 45 của nước Mỹ lại cho biết sẽ có thể tiếp xúc với Kim Jong-un để khai thông bế tắc vấn đề hạt Triều Tiên, thay vì cấm vận.
Với Tokyo thì điều đó sẽ khiến Bình Nhưỡng “được đằng chân lân đằng đầu” và Tokyo sẽ là người lãnh hậu quả đầu tiên nhất, khi Donald Trump mở lối cho Kim Jong-un. Như vậy là những đổi thay từ nước Mỹ đã khiến cho chính sách của Thủ tướng Abe gặp nhiều trắc trở, không chỉ trong quan hệ với nước Mỹ thời hậu Obama, mà cả trong quan hệ với đối thủ của Washington.
Ngọc Việt
Theo Danviet
Trung Quốc cáo buộc chiến đấu cơ Nhật đe dọa máy bay
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua cáo buộc các máy bay không lực Nhật dùng radar khóa mục tiêu nhằm vào máy bay quân sự nước này, hành động khiêu khích và đe dọa an toàn.
Chiến đấu cơ F-15 của Nhật. Ảnh: Wikipedia
"Khi một máy bay lực lượng tự vệ Nhật chạm trán máy bay Trung Quốc, radar của họ bật lên, họ làm nhiễu hồng ngoại và thực hiện các hành vi khiêu khích nguy hiểm, không chuyên nghiệp khác", Ngô Khiêm, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói trong họp báo.
"Điều này uy hiếp sự an toàn của máy bay và phi công Trung Quốc, là gốc rễ của vấn đề trên biển và trên không giữa Trung Quốc và Nhật Bản", ông Ngô cho biết, nhấn mạnh rằng các hoạt động của không quân nước này trong khu vực tuân thủ luật quốc tế và các quy tắc đặt ra.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật, không quân Trung Quốc đang tăng cường hiện diện gần không phận nước này trong vài tháng qua. Trong 6 tháng, tính đến tháng 9, các chiến đấu cơ Nhật được triển khai 407 lần để đuổi theo máy bay Trung Quốc, trong khi cùng kỳ năm ngoái, con số này là 231. Đây là số lần triển khai cao nhất trong một giai đoạn 6 tháng, kể từ khi Bộ này công bố số liệu năm 2001.
Trung Quốc và Nhật từ lâu tranh chấp lãnh thổ quanh chuỗi đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Các tàu tuần tra, chiến đấu cơ hai nước nhiều lần theo đuôi nhau gần chuỗi đảo, làm dấy lên lo ngại đối đầu có thể dẫn đến xung đột.
Trọng Giáp
Theo VNE
Putin: ' Nga không mặc cả về lãnh thổ' Tổng thống Nga Vladimir Putin trước thềm cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi nói về tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo Kuril, trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg đã cho biết: Moscow "không mặc cả các vùng lãnh thổ". Tổng thống Nga Putin trong một lễ diễu binh. Đồng thời, ông Putin lưu ý rằng, Nga muốn...