Vì sao Thủ tướng Áo bất ngờ ủng hộ Dòng chảy phương Bắc 2 sau khi gặp ông Trump?
Sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington hôm 20/2, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz bất ngờ tuyên bố rằng nước này quan tâm đến độ tin cậy cung cấp năng lượng và sẽ tiếp tục thúc đẩy dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Trả lời phỏng vấn với công ty truyền hình ORF của Áo, ông Kurtz nói: “Ông ấy ( Tổng thống Mỹ Trump) đã nói rõ ràng rằng Hoa Kỳ phản đối dự án này. Chúng tôi đã biết điều đó. Chúng tôi ủng hộ dự án này vì chúng tôi quan tâm đến độ tin cậy của nguồn cung cấp năng lượng đến Áo”.
Thủ tướng Áo Kurtz, Tổng thống Mỹ Trump,
Ông Kurtz nói thêm, cuối cùng thì Liên minh châu Âu EU đã đạt được thỏa thuận thống nhất về dự án này và chúng tôi sẽ thúc đẩy hơn nữa dự án. Chúng tôi sẽ không gặp vấn đề gì khi mua khí đốt ở Mỹ, nhưng tạm thời, khi mà giá ở Nga tốt hơn ở Mỹ thì Nga hấp dẫn hơn đối với chúng tôi như là một đối tác trong vấn đề này.
Tôi nghĩ rằng ông Trump với tư cách là một cựu doanh nhân, có thể hiểu Vienna thích khí đốt của Nga hơn Mỹ vì giá cả thuận lợi hơn.
Theo ông Kurtz, quan hệ giữa Áo với Nga không tốt hơn với Hoa Kỳ, tuy nhiên, Moscow quan tâm đến một cuộc đối thoại với Vienna hơn Washington.
Video đang HOT
Trước đó, tờ Standard đưa tin, Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen đã chỉ trích Mỹ gây áp lực lên Liên minh châu Âu vì dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga.
Ông Alexander Van der Bellen cho rằng: “Chính phủ Hoa Kỳ coi Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên như thuộc địa!”
Mới đây nhất, ngày 8/2, Pháp và Đức đã đạt được một thỏa hiệp cho phép Đức vẫn là nhà đàm phán chủ chốt với Nga liên quan việc xây dựng dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí đốt từ Nga tới Đức.
Hai nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí đảm bảo các quy định đối với hoạt động nhập khẩu khí đốt sẽ được áp dụng dựa trên “lãnh thổ và lãnh hải của nước thành viên nơi bố trí điểm kết nối đầu tiên” thay vì dựa trên “lãnh thổ của các nước thành viên EU” và/hoặc “lãnh hải các nước thành viên EU”.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng 5 công ty châu Âu. Lâu nay, Mỹ cực lực phản đối dự án này. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, người đồng cấp Donald Trump đang theo đuổi lợi ích của doanh nghiệp Mỹ trong việc cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG) cho châu Âu.
Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi qua các vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển Baltic – Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại “những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu”.2
Trí Đức (Lược dịch)
Theo Infornet
EU sẵn sàng lùi thời hạn Brexit ngày 29/3
Ngày 24/1, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz thông báo cho Anh biết rằng Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng lùi thời điểm Anh chính thức rời liên minh - vốn dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 29/3, đồng thời khẳng định EU mong muốn sẽ lùi tới sau các cuộc bầu cử nghị viện châu Âu vào tháng 5 tới.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Kurz cho biết EU đã chuẩn bị để làm mọi việc có thể để tránh một kịch bản Brexit không thỏa thuận và cũng chuẩn bị trong trường hợp cần thiết thì sẽ lùi ngày chính thức diễn ra Brexit nếu phía Anh cũng mong muốn điều này.
Chỉ hơn 2 tháng trước ngày chính thức rời EU, việc London vẫn chưa thống nhất được một thỏa thuận làm dấy lên lo ngại Brexit không thỏa thuận sẽ xảy ra. Hiện một chiến dịch vận động kéo dài hạn chót Brexit đang nhận được ủng hộ ngày càng lớn tại quốc gia này. Tuy nhiên, Thủ tướng Theresa May khẳng định lựa chọn này không phai la câu tra lơi cho vân đê "gôc rê" hiên nay cua nươc nay, đo la nên Brexit như thê nao.
Người phát ngôn của Thủ tướng cũng khẳng định bà May đang nỗ lực hết sức để đảm bảo một Brexit thuận lợi và khẳng định việc có được một thỏa thuận sẽ là điều tốt nhất cho lợi ích của nước Anh. Việc ra đi không thỏa thuận sẽ đe dọa nghiêm trọng tới hoạt động trao đổi thương mại của Anh và các đối tác bởi tới nay mọi quan hệ thương mại của quốc gia này đều được định hình theo qui định chung của châu Âu.
Trong một diễn biến liên quan, quan chức phụ trách chính sách thương mại của Bộ Thương mại Anh Geogre Hollingbery cho biết Anh hy vọng có được mọi thỏa thuận cần thiết để tiếp nối những thỏa thuận hiện tại giữa EU và các quốc gia thứ 3 vào cuối tháng 3 này. Phát biểu trước Quốc hội Anh, ông Hollingbery cho biết hầu hết các thỏa thuận tiếp nối cần thiết sẽ sẵn sàng vào ngày 29/3.
Trước đó, Chính phủ Anh cho biết mong muốn gia hạn khoảng 40 thỏa thuận giữa EU và các quốc gia thứ 3 khi Anh rời mái nhà chung vào cuối tháng 3 tới. Chính phủ Anh cũng thông báo đã đạt được các thỏa thuận tiếp nối với Thụy Điển, Israel và các thỏa thuận cam kết chung với Australia và New Zealand. Tuy nhiên, ông Hollingbery cho biết chính phủ nước này hiện vẫn chưa chính thức ký kết một thỏa thuận thương mại nào với một quốc gia thứ 3.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Liam Fox cũng cho biết một loạt thỏa thuận tiếp nối sẽ được ký kết trong các tuần tới và ông cũng đang làm việc với các đối tác tại Davos để thúc đẩy ký kết các thỏa thuận. Tuy nhiên, ông thừa nhận nhiều đối tác còn tỏ ra chần chừ vì muốn đánh giá khả năng Brexit không thỏa thuận.
Theo Lê Ánh (TTXVN)
Nga chỉ trích Áo đưa ra 'những cáo buộc vô căn cứ' Ngày 10/11, Nga tuyên bố "những cáo buộc vô căn cứ" của Áo về hoạt động gián điệp là không thể chấp nhận được. Trong khi đó, chính quyền Vienna đã bày tỏ hy vọng vụ việc sẽ không gây tổn hại tới quan hệ song phương. Thủ tướng Áo Sebastian Kurz (trái) tại cuộc họp báo ở Vienna, Áo, ngày 9/11. Ảnh:...