Vì sao thu hút vốn FDI tăng mạnh?
Một trong những lý do quan trọng khiến thu hút vốn FDI tăng mạnh là việc nhà đầu tư nước ngoài đón đợi các cơ hội lớn mang lại từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia sắp có hiệu lực.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh trong 6 tháng năm 2016
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết, 6 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng thêm là 11,284 tỷ USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2015. Tính đến ngày 20/06/2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,25 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 58,565 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 71,2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 57,434 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ 2015 và chiếm 69,8% kim ngạch xuất khẩu.
Video đang HOT
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 47,296 tỷ USD, bằng 98,2% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 58,6% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2016, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 11,269 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 10,138 tỷ USD không kể dầu thô.
Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/6/2016 cả nước có 1145 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 7,497 tỷ USD, tăng 95,3% so với cùng kỳ năm 2015. Đến 20 tháng 06 năm 2016, có 535 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,787 tỷ USD, tăng 129% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 6 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 488 dự án đầu tư đăng ký mới và 405 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 8,06 tỷ USD, chiếm 71,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 6 tháng. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 25 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 604,8 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ 3 với 562,3 triệu USD, chiếm 4,9% tổng vốn đầu tư.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở dĩ giải ngân vốn FDI tăng mạnh là do kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tốt hơn, môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam được cải thiện đã tạo động lực, niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài giải ngân vốn mạnh hơn. Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, Ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đón đợi các cơ hội lớn mang lại từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia sắp có hiệu lực cũng góp phần vào việc thu hút FDI tăng mạnh.
Theo Diên đan doanh nghiêp
Vốn FDI vào TP. HCM sụt giảm
Theo Cục Thống kê TP.HCM, từ đầu năm đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thành phố liên tiếp sụt giảm. Tính đến trung tuần tháng 5/2016, TP.HCM thu hút được gần 650 triệu USD vốn FDI, giảm gần 408 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, có 276 dự án FDI được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với số vốn cam kết hơn 482 triệu USD; 48 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn tăng thêm hơn 166 triệu USD.
Từ những con số này, có thể thấy, đây là bước lùi đáng kể của "đầu tàu kinh tế", trong bối cảnh thu hút vốn FDI của cả nước đều tăng cả vốn cam kết mới và vốn đầu tư tăng thêm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đây không phải là sự sụt giảm tính bằng tháng, mà đã tiếp diễn liên tục từ đầu năm.
Lý giải về vấn đề này, ông Trần Việt Hà, Trưởng phòng đầu tư của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho rằng, nguyên nhân của sự sụt giảm vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất là do không có dự án lớn trong lĩnh vực dệt may. Ngoài ra, các lĩnh vực sản xuất khác cũng chưa có các dự án có quy mô vốn từ 50 triệu USD trở lên.
Trong khi đó, theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM, nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực phi sản xuất cũng không nhiều, thiếu dự án có quy mô vốn lớn. Đơn cử, trong lĩnh vực thương mại có 106 dự án, với số vốn cam kết gần 117 triệu USD; có 7 dự án bất động sản với số vốn là 236 triệu USD; lĩnh vực thông tin truyền thông có 38 dự án với số vốn đầu tư cam kết hơn 29 triệu USD; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 11 dự án với số vốn đầu tư hơn 10 triệu USD...
Cần nhắc lại rằng, năm 2015, TP.HCM đã dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với tổng số vốn đầu tư cam kết mới và tăng vốn là hơn 4,5 tỷ USD. Nếu so với con số này, thì kết quả hiện tại là quá... khiêm tốn, trong khi năm 2016 đã đi gần hết nửa chặng đường. Như vậy, để có thể đạt được kết quả khả quan trong thu hút vốn FDI của năm nay, TP.HCM phải trở thành "bến đỗ" cho các dự án FDI quy mô vốn lớn, thậm chí là các dự án tỷ USD trong thời gian còn lại.
Về lý thuyết, sự kỳ vọng này cũng không phải là không có cơ sở. Trong buổi họp báo cách đây chưa lâu, đại diện Hepza đã chính thức thông tin đã có nhà đầu tư mới thay thế cho dự án tỷ USD của First Solar. Theo đó, nhà đầu tư mới này sẽ triển khai dự án sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời và vốn đầu tư cam kết cho dự án này ít nhất cũng có thể từ 500 triệu USD trở lên. Quan trọng hơn, nhiều khả năng việc cấp phép cho dự án này có thể hoàn thành ngay trong năm nay.
Thêm một tin vui, gần đây, 3 nhà đầu tư Hoa Kỳ cùng một doanh nghiệp trong nước đã đề xuất với lãnh đạo TP.HCM đầu tư Dự án khu phức hợp tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, với tổng mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Dù có thông tin cho rằng, nhà đầu tư muốn thay đổi một vài chi tiết trong quy hoạch nội khu chức năng số 1 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cần thời gian bàn thảo với ngành chức năng của TP.HCM, nhưng có vẻ các bên liên quan đang nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ. Nếu "siêu dự án" này sớm được cấp phép thì đây không chỉ là dự án có quy vốn lớn nhất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà còn là "cứu cánh" cho thu hút FDI của TP.HCM trong năm nay.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cả nước nhập siêu 3,17 tỷ USD trong năm 2015 Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 12/2015, cả nước nhập siêu khoảng 300 triệu USD, đưa mức thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến hết tháng 12 lên 3,17 tỷ USD. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước tháng 12/2015 ước đạt 28,7 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu...