Vì sao thợ cắt tóc gom tóc vụn gửi cho tổ chức môi trường?
Các thợ cắt tóc trên khắp nước Bỉ thu gom rác tóc từ khách hàng và gửi cho một tổ chức phi chính phủ tên Dự án Tái chế Tóc để xử lý chúng thành những sản phẩm bảo vệ môi trường.
Một tấm thảm làm từ tóc người dùng để hấp thu hóa chất ô nhiễm trong môi trường nước REUTERS
Theo Reuters hôm 28.12, Dự án Tái chế Tóc tiếp nhận tóc gửi về từ khắp nơi và dệt chúng thành những tấm thảm hình vuông sử dụng cho mục đích hút dầu và những dạng rác thải hydrocarbon khác đang gây ô nhiễm môi trường. Họ cũng biến rác tóc thành những chiếc túi sinh học.
Đồng sáng lập dự án Patrick Janssen giải thích một 1 kg tóc có thể hấp thu 7-8 lít dầu và chất hydrocarbon. Ông Janssen cho biết những tấm thảm tóc có thể được đặt vào bên trong cống xả để xử lý chất ô nhiễm trước khi chúng tràn ra sông.
“Những sản phẩm của chúng tôi càng có ý nghĩa đạo đức hơn khi chúng được sản xuất tại địa phương và không phải nhập khẩu từ những nơi khác trên địa cầu. Chúng được tạo trên trên đất Bỉ để xử lý tại chỗ những vấn đề phát sinh”, Reuters dẫn lời ông Janssen.
Trên website chính thức, những người vận hành dự án đã nêu lên các đặc điểm đáng nể của tóc. Chẳng hạn một sợi tóc có thể chịu đựng tải trọng cao gấp 10 triệu lần trọng lượng của nó, đồng thời có năng lực hấp thu chất béo và hydrocarbon. Độ đàn hồi của tóc cũng cao nhờ cấu tạo từ các sợi keratin.
Bà Isabelle Voulkidis, quản lý tiệm tóc Helyode ở Brussels, nằm trong số những cửa hiệu trên toàn quốc hiện trả một mức chi phí nhỏ để dự án thu thập rác tóc.
“Cá nhân tôi cảm thấy có động lực khi phát hiện tóc lẽ ra phải vào thùng rác lại có thể mang đến thật nhiều công dụng”, bà cho biết.
Hành tinh 'luyện ngục', lõi chứa đầy kim cương
Cách trái đất khoảng 40 năm ánh sáng, hành tinh 55 Cancri e được giới khoa học đặt cho không ít tên, nhưng biệt danh dễ nhớ nhất và cũng được gọi nhiều nhất chính là "hành tinh luyện ngục".
Mô phỏng 55 Cancri e NASA
55 Cancri e là một siêu trái đất, chỉ hành tinh đá nhưng có trọng lượng nặng hơn gấp 8 lần và bề ngang gấp đôi địa cầu. Hành tinh này đặc biệt nóng vì bao phủ bề mặt của nó là cả đại dương dung nham mênh mông, với nhiệt độ lên đến gần 2.000 độ C.
Ngược lại, lõi của nó có thể chứa đầy kim cương.
Hành tinh nóng đến nỗi được các nhà thiên văn học so sánh như thế giới Mustafar đầy rẫy dung nham, nơi diễn ra trận chiến giữa hai nhân vật chính Anakin Skywalker và Obi-Wan Kenobi trong phim Chiến tranh giữa các vì sao. Sau này, trùm phản diện Darth Vader cũng chọn Mustafar là nơi đặt lâu đài Fortress Vader.
55 Cancri e có tên chính thức là Janssen, xoay quanh sao trung tâm Copernicus. Khoảng cách giữa nó và sao trung tâm gần đến nỗi chỉ mất khoảng 17,5 giờ của trái đất để hoàn thành chu kỳ xoay.
Quỹ đạo bị nén chặt như thế là nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ siêu nóng trên bề mặt Jassen. Ban đầu các nhà thiên văn học cũng nghi ngờ khả năng tồn tại của một hành tinh ở khoảng cách gần đến thế so với sao trung tâm.
Đội ngũ chuyên gia của Đại học Yale (Mỹ) phát hiện, vào những ngày đầu tiên, Janssen là một hành tinh có nhiệt độ thấp hơn và ở trên quỹ đạo xa hơn. Theo thời gian, thiên thể này dạt vào gần sao Copernicus và hậu quả là bị sao trung tâm khóa chặt vào quỹ đạo chết chóc như hiện nay.
Các chuyên gia đã công bố phát hiện mới trên chuyên san Nature Astronomy.
Phát hiện 'triệu năm có một' giúp hóa giải bí ẩn về tiến hóa của sự sống Với việc phát hiện các hóa thạch 500 triệu năm tuổi, nhân loại cuối cùng đã có lời giải cho câu đố "ám ảnh" giới khoa học trong nhiều thế kỷ liên quan đến tiến hóa của sự sống trên bề mặt địa cầu. Hai hình trái là hóa thạch được tìm thấy ở Vân Nam, và hình phải là mô phỏng loài...