Vì sao thịt gà, thịt bò lại được xếp vào hàng ’siêu bẩn’?
Với những lý giải nghe cũng “có tình có lý” về vị trí của thịt gà, thịt bò trong “bảng xếp hạng” trên, nội trợ nên nhìn lại thói quen của mình trong việc mua thực phẩm sơ chế sẵn.
Thật khó tin nhưng một trong những món ăn được coi là “giàu dinh dưỡng” và quen thuộc nhất lại là những món ăn … bẩn nhất. Dưới đây là 3 món ăn bẩn nhất theo đánh giá của tạp chí sức khỏe Mỹ.
1. Thịt gà
Thật bất ngờ vì thịt gà, một món ăn tưởng như an toàn và bổ dưỡng thực chất lại đứng đầu bảng những thức ăn “bẩn” nhất tại Mỹ.
Thịt gà- món ăn “bẩn” nhất
Theo kiểm tra của Hiệp hội Người tiêu dùng Mỹ tiến hành trên 484 mẫu thịt gà từ các cửa hàng thịt và siêu thị, 42% mẫu thịt gà có chứa khuẩn Campylobacter, 12% mẫu chứa Salmonella. Đây là các loại khuẩn gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa ở người.
Các triệu chứng của căn bệnh nhiễm khuẩn campylobacter bao gồm tiêu chảy, đau và quặn thắt ở bụng, sốt và người lờ đờ mệt mỏi.
Tuy nhiên, bạn sẽ không thể vì thế mà tẩy chay hoàn toàn món thịt gà. Để hạn chế các vi khuẩn này gây hại, các chuyên gia gần đây lại đưa ra một lời khuyên gây shock nữa: đừng rửa thịt gà khi mua về từ siêu thị để tránh phát tán các loại vi khuẩn, đặc biệt là Campylobacter ra khu vực bếp của bạn.
Đồng thời, các món chế biến từ thịt gà phải được chế biến ở nhiệt độ cao, chín kỹ để tránh vi khuẩn gây hại.
2. Thịt bò xay
Khi các thanh tra an toàn thực phẩm của Mỹ tiến hành kiểm tra các mẫu thịt bò xay, họ phát hiện ra 53% các mẫu có Clostridium, 30% nhiễm Staphylococcus và vi khuẩn tả.
Video đang HOT
Thịt bò xay – tiện nhưng không an toàn
Đây đều là những nhóm khuẩn gây tiêu chảy ở người, đặc biệt khuẩn Clostridium là loại trực khuẩn cơ hội ký sinh trong ruột rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, một điểm thú vị là họ đã không hề tìm thấy khuẩn E.coli trong các mẫu thử nói trên.
Thịt bò bằm là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn, đặc biệt là các món Âu như hamburger hay spagheti. Cách chống nhiếm khuẩn, không còn giải pháp nào khác, là chế biến thật kỹ và thận trọng khi lựa chọn các khay thịt bò đã được xay sẵn.
3. Hàu sống
Nhắc đến hàu sống, hầu hết mọi người nghĩ ngay đến công dụng tuyệt vời của nó đối với “khả năng đàn ông”, nhưng đó vẫn chỉ là một tin đồn chưa được kiểm chứng không hơn không kém.
Trong khi đó, những hiểm họa từ việc ăn hàu sống lại là điều đã được các nhà khoa học chứng minh.
Các quý ông nên sớm từ bỏ thói quen ăn hàu sống
Trong hàu sống, có hàng loạt các loại vi khuẩn nguy hiểm như Campylobacter gây bệnh nhiễm khuẩn Campybacter (hay còn gọi là bệnh nhiễm khuẩn huyết), Vibrio gây viêm ruột, ảnh hưởng từ từ và lâu dài đến sức khỏe con người.
9% hàu tươi bị phát hiện nhiễm khuẩn tả, nhưng đó chưa phải là tất cả, các nhà khoa học của trường Đại học Arizona cho biết 100% hàu sống đều có nhiễm khuẩn E.coli.
Tuy nhiên, cách tránh các hiểm họa từ hàu tươi lại khá đơn giản: hãy từ bỏ sở thích ăn hàu sống. Thay vào đó, hàu nướng phomai hay hàu nướng mỡ hành sẽ giúp bạn có một bữa ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng và an toàn hơn nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Theo Trí Thức Trẻ
Dầu cá: "Thần dược" vẫn chứa độc tố và tác dụng phụ
Mặc dù khoa học chứng minh dầu cá có khả năng giúp phòng bệnh nhưng thực tế nó vẫn có chứa độc tố và những tác dụng phụ không mong muốn.
Mọi người thường sử dụng dầu cá vì tin rằng nó có thể ngừa triệu chứng đau tim, đột quỵ, trầm cảm, rối loạn tâm thần, khô mắt, các bệnh thoái hóa do tuổi cao, các cơn đau kéo dài, ngừa nguy cơ sẩy thai, bệnh tiểu đường, hen suyễn, rối loạn vận động, bệnh béo phì, gan, loãng xương, vẩy nến,... Đã có lúc, dầu cá được tin là một phương thuốc diệu kỳ chữa bách bệnh.
Nhưng cũng giống như tất cả các loại thực phẩm chức năng khác, có rất nhiều thông tin sai lệch về dầu cá khiến chúng ta hiểu nhầm. Mặc dù khoa học chứng minh dầu cá có khả năng phòng ngừa một số bệnh, nhưng thực tế nó vẫn có chứa độc tố và những tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng không theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng thần kỳ của dầu cá đến từ hàm lượng a-xít béo rất cao. Omega-3 là một loại a-xít béo kháng cholesterol vốn không được sản sinh tự nhiên bên trong cơ thể mà phải được hấp thụ thông qua các bữa ăn hàng ngày. Các loại axit có chứa omega-3 bao gồm EPA, DHA, ALA. Trong đó EPA và DHA được tìm thấy chủ yếu trong các loại tảo biển.
Suốt nhiều thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng omega-3 có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe, phần lớn có tác dụng với tim, mắt, trí nhớ vàchống viêm trong cơ thể. Tạp chí National Institutes of Health cho biết a-xít omega-3 giảm đau và chống sưng, điều này giải thích lý do dầu cá được dùng để chữa bệnh vẩy nến và khô mắt. Omega-3 còn có tác dụng ngăn máu vón cục nên dầu cá còn được dùng trong điều trị các căn bệnh về tim.
Ảnh minh họa
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích từ dầu cá trong nhiều thập kỷ qua, nhưng những nghiên cứu gần đây đã xóa bỏ những kết quả trước đó và để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Dưới đây là một vài khuyến cáo:
- Theo một bài báo tổng hợp 20 nghiên cứu được đăng trên tạp chí "Journal of the American Medical Association" cho thấy ăn cá vào ban đêm và uống dầu cá không có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và đột tử.
- Tạp chí điện tử BMJ đã xem xét những thông tin từ 38 bài nghiên cứu cho thấy rằng ăn 2-4 món cá mỗi tuần giảm 6% nguy cơ đột quỵ so với những người ăn 1-2 món, và ăn 5 món cá mỗi tuần sẽ làm giảm 12% nguy cơ đột quỵ. Nhưng những kết quả này lấy từ những người tình nguyện ngẫu nhiên sử dụng dầu cá không cho thấy dầu có tác dụng lớn nào đến việc ngăn ngừa đột quỵ.
Ảnh minh họa
- Một bài phê bình các nghiên cứu trên Cochrane Collaboration kết luận rằng viên dầu cá không có khả năng điều trị giảm trí nhớ. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho rằng việc tiêu thụ dầu cá giúp chống trầm cảm, nhưng một bản phân tích vào năm 2011 của các chuyên gia thuộc đại học Yale đã chỉ ra omega-3 không có tác dụng này.
Các tác dụng phụ từ dầu cá
Khi sử dụng các thực phẩm chức năng, chúng ta thường có thói quen không xem tác dụng phụ vì cứ nghĩ rằng đây là những chất có ích cho sức khỏe. Thực tế, dầu cá cũng có những tác dụng phụ, vì vậy, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những tác dụng phụ của dầu cá được nêu từ tạp chí Mayo Clinic.
- Bổ sung dầu cá có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, táo bón. Nên sử dụng dầu cá kèm theo trong bữa ăn với liều lượng từ thấp và tăng dần.
- Vài trường hợp hiếm hoi dầu cá gây ra rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nặng. Cảm giác bồn chồn và khó chịu như kiến bo trên da cũng được tìm thấy ở một số người dùng.
- Các tác dụng phụ khác bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, đau đầu, rối loạn soma, tăng nguy cơ ung thư ruột kết, viêm mũi họng, hen suyễn, giảm hoạt động thể chất, tăng sự thèm ăn và tăng huyết áp.
Ảnh minh họa
- Omega-3 có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, những người dùng thuốc, thảo dược có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Axit béo omega-3 có thể làm tăng mức độ lipoprotein cholesterol là chất làm tăng nhịp tim, tăng nguy cơ chảy máu và giảm huyết áp.
- Dầu cá lưu trữ trong thời gian dài có thể bị thiếu hụt vitamin E và tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A hoặc D. Vì vậy cần thận trọng khi dùng với số lượng lớn.
- Bệnh nhân bị bệnh hen suyễn, viêm ruột, gan, ung thư ruột kết cũng nên thận trọng khi sử dụng do những tác dụng phụ của dầu cá.
Tri thức trẻ
Những thực phẩm dễ gây tử vong nhất Không phải thực phẩm nào ngon, bổ cũng tốt cho sức khỏe. Nếu không biết cách chế biến bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa: Internet Dưới đây là những thực phẩm được cảnh báo nên chú ý khi dùng: Cá ngừ Cá ngừ. Ảnh minh họa: Internet Bản thân cá ngừ là loại thực...