Vì sao thiếu nữ miền Tây đua nhau lấy chồng ngoại?
Nhiều chuyên gia đã đưa ra lý giải về hiện tượng phụ nữ ở miền Tây thích lấy chồng ngoại.
Chồng ngoại hơn chồng Việt?
Những câu chuyện đổi đời thành công của không ít cô dâu Việt tại xứ người đã thôi thúc nhiều cô gái trẻ xuất ngoại theo chồng. Nhiều cô gái cho rằng chồng ngoại hơn chồng Việt và muốn lấy chồng ngoại để được “bằng chị bằng em”.`
“Đàn ông ở quê suốt ngày nhậu nhẹt. Thấy cảnh nhiều ông chồng ở đây nhậu nhẹt bê tha, không lo làm ăn lại còn đánh vợ, đánh con em chán lắm. Em nghe các chị trong xóm có chồng Hàn Quốc nói đàn ông bên đó không nhậu nhẹt như vậy. Họ lo làm ăn”, cô gái tên Thanh (18 tuổi), ngụ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho biết.
Theo thống kê của Hội liên hiệp phụ nữ các cấp, những năm qua, có nhiều gia đình sẵn sàng ép con làm lấy chồng ngoại với lý do “tốt cho tương lai của con, tốt cho gia đình”.
Sự việc một cô gái tên Thủy (đã thay đổi tên) ở Sóc Trăng là một ví dụ điển hình. Mẹ Thủy nhất quyết ép cô phải lấy một người chồng Hàn Quốc xa lạ mặc dù cô đã hết mực van xin.
“Mẹ em cho đàn ông Việt Nam không tốt. Mẹ nghe lời bà mai ép em lất chồng Hàn Quốc. Nhờ hội phụ nữ và địa phương hay tin, đã nhiều lần vô nhà thuyết phục, phân tích với mẹ em. Nhờ có các chị nên giờ em mới thoát khỏi cảnh lấy chồng bên Hàn Quốc”, Thủy chia sẻ.
Lý giải điều này, đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ Cần Thơ cho rằng: “Do cuộc sống khó khăn nên họ dễ dàng nghe theo những lời giới thiệu đầy hứa hẹn của bạn bè,người thân, người quen có người thân đi lấy chồng nước ngoài trở về làm mai mối hoặc những người môi giới bất hợp pháp”.
Việc lấy chồng ngoại không ai cấm và cũng không ai phê phán. Điều quan trọng là các cô dâu miền Tây đừng để rơi vào hoàn cảnh về làm dâu xứ người với hành trang 5 không (không biết gốc gác, thân nhân; không biết ngoại ngữ; không biết văn hóa ẩm thực; không biết phong tục tập quán; không hiểu gì về pháp luật nước mình sắp đến).
Bởi hàng năm, các tỉnh thành ở miền Tây có cả trăm trường hợp cô dâu vỡ mộng nơi xứ người, trốn chạy về địa phương. Và cũng có không ít sự việc đau lòng xảy ra khi kết hôn với người nước ngoài theo kiểu “5 không” như thế.
Nghèo, trình độ dân trí thấp
Theo nhiều bậc cao niên tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, trước đây, vùng này được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, nguồn lợi thủy sản dồi dào, ít thiên tai. Chính vì vậy, người dân miền Tây luôn hài lòng với cuộc sống, không cần làm nhiều vẫn đủ ăn, không cần chắt chiu tăn tiên.
Video đang HOT
Vơi cuôc sông dê chiu, dê hiêu đa phần người miền Tây không có ham muốn thay đổi cuộc sống hiện tại nên không thây cần học hành cao. Chỉ một số ít chịu khó vươn lên học tới đại học hoặc cao hơn.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2014, tỷ lệ người dân tốt nghiệp THPT trở lên (bao gồm cả trung cấp, Cao đẳng và Đai học) của ĐBSCL thấp nhất cả nước với 12% (cả nước là 23,1%).
Mặt khác, năm 2015, toàn vùng có 10,4% người lao động được đào tạo, thua cả khu vực Tây nguyên 13,1% và bình quân chung cả nước là 19,9%.
Cù lao Tân Lộc (TP Cần Thơ) – Nơi từng được mệnh danh là “đảo Đài Loan” vì có nhiều phụ nữ lấy chồng Đài Loan.
Khi thời đại công nghiệp phát triển, thu nhập từ nông nghiệp không cao cộng thêm ruộng vườn bị ảnh hưởng hoá chất, nguồn lợi từ thủy sản không còn nhiều. Cuộc sống của người dân nơi đây không còn dễ chịu như trước.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, thu nhập bình quân đầu người của ĐBSCL năm 2015 đạt 40,2 triệu đồng/năm, dưới mức trung bình cả nước (thu nhập bình quân cả nước là 47,9 triệu đồng/năm)
Sự thay đổi nhanh chóng của thời đại cùng trình độ dân trí thấp khiến nhiều gia đình ở miền Tây không thích ứng kịp và lâm cảnh nghèo khó. Nhiều cô gái chọn cách lấy chồng ngoại để có tiền báo hiếu cha mẹ, giúp gia đình thoát nghèo.
Bà Nguyễn Thị Kim Hương – Trưởng ban Luật pháp chính sách, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Khi kết hôn với người nước ngoài, trước mắt họ được cho vài chục triệu đồng để giúp gia đình. Nhiều cô gái còn mong muốn đi sang nước ngoài để tìm việc có thu nhập cao”.
Vì sao?
Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm, tô tiên cua người miền Tây (nhưng ngươi đi vào khai hoang vùng đất mới) chia làm hai tầng lớp ro rêt.
“Thư nhât, dân dưới đáy – đó là những người nghèo túng không manh đất căm dui, những ngươi sông băng nghê trộm cướp, những ngươi trốn tù vượt ngục… vào vùng đất mới với hy vọng thay đổi số phận. Bên cạnh đó là những trí thức bất đắc chí, không hợp tác được với triều đình hoăc không được triều đình trọng dụng nên phai bỏ đi. Ho là những trí thức cực đoan mang theo môt nền giáo dục Nho giáo cũng rất cực đoan”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho biết.
Từ phân tích trên, có thể thấy quan niệm nho giáo tại miền Tây không khắt khe như miền Bắc hay miền Trung. Điều này dẫn đến tâm lý dễ dàng chấp nhận chuyện con gái lấy chồng nước ngoài hơn.
Theo chuyên gia tâm lý Ngô Thành Thuận: “Nếu một gia đình miền Trung hay miền Bắc có con gái lấy chồng nước ngoài thì họ thường giữ kín. Bởi ở đây, họ coi trọng quan niệm “lấy chồng xem tông, lấy vợ xem giống”. Người dân những vùng này khó chấp nhận chuyện lấy chồng ngoại.
Còn người miền Tây sẵn sàng chia sẻ, mai mối để con nhà hàng xóm được đổi đời như nhà mình. Vì vậy, tâm lý lây lan khiến nhiều người chấp nhận việc lấy chồng ngoại”.
Hội Liên hiệp phụ nữ TP Cần Thơ khuyến cáo:
Bên cạnh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài được xây dựng trên nền tảng tình yêu chân chính cũng tồn tại rất nhiều những trường hợp kết hôn “vội vã vì mục đích kinh tế” thông qua môi giới, sự giới thiệu của người thân, bạn bè quen biết nên cũng sinh ra rất nhiều hệ luỵ
Vì vậy, phụ nữ đang có ý định lấy chồng nước ngoài trước hết cần suy nghĩ thấu đáo, không nghe theo dụ dỗ của những người môi giới bất hợp pháp.
Hãy kết hôn khi có tình yêu, tìm hiểu kỹ và biết về đất nước, con người, ngôn ngữ, văn hóa của đất nước mà mình dự định kết hôn và đặc biệt là phải có kỹ năng sống để ứng phó với những thách thức của cuộc sống khi làm dâu ở xứ người.
THANH TIẾN
Theo VTC
Bão số 1 đi qua, nhiều tàu, bè, nhà cửa ở miền Tây bị thiệt hại
Do ảnh hưởng từ cơn bão số 1, nhiều tàu, lồng bè nuôi cá bớp và nhà cửa của người dân ở miền Tây đã bị thiệt hại.
Ngày 4.1, thông tin từ UBND huyện Phú Tân (Cà Mau) - đơn vị vừa có công văn gửi Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Cà Mau đề nghị hỗ trợ tìm kiếm một ngư phủ bị rơi xuống biển mất tích.
Theo đó, vào chiều qua (3.1), tàu đánh bắt mang số kiểm soát CM 97841-TS do ông Trần Văn Đăng (SN 1965, ngụ thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân) làm thuyền trưởng, đang neo đậu cách cửa biển Sào Lưới khoảng 1 hải lý (do cửa biển cạn, chưa thể di chuyển vào trong) thì gặp gió to, sóng lớn nên ngư phủ Huỳnh A Hoàng (SN 1968) bị rơi xuống biển.
Nhiều lồng bè nuôi cá bớp ở Hòn Chuối bị thiệt hại. Ảnh: CTV.
Sau khi nhận tin báo, UBND huyện Phú Tân đã liên lạc để các tàu gần đó hỗ trợ cứu vớt, đồng thời chỉ đạo Đồn Biên phòng Cái Đôi Vàm và lực lượng chức năng địa phương tổ chức tìm kiếm. Tuy nhiên, đến trưa nay (4.1), lực lượng vẫn chưa tìm được ngư phủ Hoàng nên UBND huyện Phú Tân đã có công văn đề nghị hỗ trợ tìm kiếm.
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Cà Mau, tính đến nay, do ảnh hưởng từ bão số 1, trên toàn tỉnh, 10 căn nhà bị tốc mái, 2 căn bị sập, 626ha lúa bị sập, 1 lồng bè bị trôi, 2 lồng bè hư hỏng, 10 vỏ máy neo đậu phục vụ nuôi cá bớp của người dân trên đảo Hòn Chuối bị chìm, 1 tàu cá bị chìm nhưng đã được cứu vớt an toàn. Ước tính, tổng thiệt hại khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Lốc xoáy kèm mưa to gây thiệt hại nhiều căn nhà ở Bạc Liêu. Ảnh: CTV
Cũng trong chiều nay (4.1), Văn phòng Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bạc Liêu thông tin, mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm hàng trăm căn nhà trên địa bàn bị sập và tốc mái.
Cụ thể, vào đêm 3.1 và rạng sáng 4.1, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xuất hiện nhiều đợt lốc xoáy kèm theo mưa to trên diện rộng ở các huyện Hòa Bình, Đông Hải, thị xã Giá Rai và TP.Bạc Liêu. Lốc xoáy đi qua đã gây thiệt hại 125 căn nhà (trong đó có 45 căn bị sập, 80 căn bị tốc mái), 5 trụ điện và nhiều cây xanh bị ngã đổ. Địa bàn huyện Đông Hải bị thiệt hại nặng nhất với 31 căn nhà bị sập, 74 căn bị tốc mái.
Tại tỉnh Kiên Giang, sáng nay (4.1), ông Đỗ Văn Dừng - Chủ tịch UBND xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc cho biết, do ảnh hưởng của bão số 1, đến 9h sáng nay, xã đảo ghi nhận có 8 tàu cá công suất nhỏ (máy D18 đến D24) của dân địa phương và hơn 16 xuồng đò bị sóng đánh chìm, 2 nhà dân bị tốc mái và 2 cột điện bị gãy đổ. Ngoài ra, 2 chiếc ghe cào lớn ở địa phương khác bị sóng đánh đứt dây neo và trôi dạt vào bãi thuộc xã đảo Thổ Châu.
Hiện chính quyền địa phương đang phối hợp với lực lượng đóng quân ở xã đảo tiến hành hỗ trợ cho người dân kéo ghe tàu lên bờ, dựng lại nhà cửa để ổn định cuộc sống trước mắt.
Theo Danviet
Nhân chứng thoát chết vụ xe container lùa 18 xe máy ở Bến Lức thấy gì? 'Xe container điên cuồng phóng ào ào, lùa hàng loạt xe máy; cuốn xe máy dưới gầm', anh Dũng, nhân chứng thoát chết kể. Hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến ít nhất 6 người chết, hàng chục người bị thương ẢNH: KHÔI NGUYÊN Theo anh Nguyễn Hữu Dũng (32 tuổi, ngụ H.Cần Giuộc, Long An), người điều khiển mô...