Vì sao thiết giáp Dozor-B Ukraine bị dán nhãn “đáng xấu hổ”
Xe bọc thép Dozor-B của Ukraine dù được các quan chức cấp cao bảo đảm chuyển giao sớm nhưng tới giờ chưa sản xuất đã phải mang danh xe đáng xấu hổ.
Xe bọc thép Dozor-B của Ukraine dù được các quan chức cấp cao bảo đảm chuyển giao sớm, nhưng tới giờ chưa sản xuất đã phải mang danh xe “đáng xấu hổ”.
Theo tờ báo Ukraine ZN.ua tiết lộ, mặc dù rất nhiều quan chức cấp cao nước này đã hứa hẹn về việc chuyển giao các xe bọc thép Dozor-B nhưng đến nay Lực lượng vũ trang Ukraine vẫn không có gì ngoài một nguyên mẫu xe.
Vào hôm 13/6, truyền thông Ukraine cho biết, Giám đốc điều hành Nhà máy xe bọc thép Lviv còn bị sa thải do không giám sát các kế hoạch sản xuất, bao gồm cả việc sản xuất các xe bọc thép chiến đấu Dozor.
Nguyên mẫu Dozor-B trong một đợt thử nghiệm.
Video đang HOT
Trong khi đó, từ tháng 6/2014, Oleksandr Turchynov, Tư lệnh quân đội Ukraine lúc bấy giờ đã đảm bảo rằng quân đội sẽ sớm nhận được 200 chiếc Dozor. Đến tháng 2/2015, người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine hứa sẽ chuyển giao các xe bọc thép mới ngay trong tháng 3/2015. Nhưng đến giờ lại chuyển lịch sang đến cuối mùa hè.
Chính vì thế đến nay vẫn không có chiếc Dozor nào được đi vào phục vụ trong quân đội.
“Mẫu thử nghiệm được cho đã hoàn thành vào đầu năm 2015. Các công nhân đã dán nhãn cho nó là một chiếc xe “đáng xấu hổ” (Shame). Danh xưng đó theo tiếng Nga là “Pozor” và được phát âm giống với “Dozor” của tiếng Ukraine. Họ cho biết, những người lính biên phòng đã lái chiếc Dozor-B trên đường đua. Nhưng chiếc xe đã không trở lại bằng chính động cơ của mình”, ZN.ua dẫn những lời nói bóng gió mỉa mai của dư luận Ukraine cho biết.
Trong thực tế, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đã thiều tiền lại vướng vào những vấn đề với việc nhận lô động cơ cho xe bọc thép từ Đức. Đây được cho là những lí do khiến cho việc sản xuất Dozor-B bị trì hoãn.
Trước đấy từ ngày 3/10/2014, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bắn thử phát đạn súng máy cỡ 7.62 mm vào lớp giáp dành cho Dozor-B để kiểm tra. Vị Tổng thống này đã thuyết phục với các nhà báo rằng viên đạn chỉ có thể xuyên nông như vậy cho thấy lớp giáp này không thể nào bị phá hủy được.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Nga sắp chuyển giao tên lửa S-300 cho Iran
Moscow và Tehran hôm qua kết thúc đàm phán về việc bán hệ thống tên lửa S-300 của Nga cho Iran, quá trình chuyển giao sẽ diễn ra "khá sớm".
Hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Ảnh: AP.
"Đàm phán đã kết thúc thành công. Tôi dự tính quá trình chuyển giao sớm diễn ra. Nó sẽ hoàn tất sớm nhất có thể", AFP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian nói sau cuộc gặp với người đồng cấp Nga Mikhail Bogdanov tại Moscow.
Tehran trước đó cho biết S-300 sẽ được chuyển giao vào cuối năm nay.
Bộ Ngoại giao Nga chưa xác nhận tuyên bố từ phía Iran nhưng ra thông báo nhắc đến "tầm quan trọng của duy trì đối thoại thường xuyên Nga - Iran".
Thương vụ bán S-300 cho Iran năm 2000 từng bị Tổng thống Nga khi đó Dmitry Medvedev hủy bỏ. Hồi tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin chấp thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi Iran đạt thỏa thuận mang tính cột mốc với phương Tây về chương trình hạt nhân.
Theo Moscow, tiến triển trong đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm cường quốc P5 1, gồm Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc, có nghĩa họ không cần thiết phải duy trì lệnh cấm xuất khẩu tên lửa S-300 cho Tehran.
Thương vụ này bị Israel lên án mạnh mẽ và khiến Mỹ thêm lo ngại.
Như Tâm
Theo VNE
Vì sao Trung Quốc "quân sự hóa" Biển Đông? Cách tiếp cận "quân sự hóa" Biển Đông trong tranh chấp lãnh thổ phản ánh sự thiếu hiểu biết về quân sự của "siêu cường khu vực" Trung Quốc. Đó là nhận xét của Giáo sư Tiến sĩ Sukjoon Yoon - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chiến lược hàng hải của Hàn Quốc và là giáo sư thỉnh giảng tại Khoa...