Vì sao thị trường nhà ở ít chịu tác động bởi dịch bệnh nhất?
Trong các phân khúc bất động sản, chỉ thị trường nhà ở là ít chịu tác động nhất bởi dịch bệnh. Bởi nhu cầu nhà ở vốn ổn định, tương đối ít bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thị trường.
Trước tác động của dịch bệnh, Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam dự báo về thị trường bất động sản thời gian tới. Theo đó, thị trường sẽ có kịch bản phục hồi an toàn, tăng trưởng chậm và có thể kéo dài trước tác động của dịch bệnh.
“Khả năng phục hồi kinh doanh sẽ là trọng tâm lâu dài cho những nhà đầu tư bất động sản, cũng như xây dựng khả năng đáp ứng nhanh chóng nếu phải đối mặt với một sự kiện tương tự khác trong tương lai”, JLL nhận định.
Theo dự báo của JLL, hoạt động đầu tư có thể sẽ chậm lại trong nửa đầu năm 2020 do các nhà đầu tư do dự trước tình hình bất ổn, trong đó lĩnh vực bán lẻ và khách sạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Theo JLL, bất động sản nhà ở vẫn là tài sản đầu tư tốt, hoạt động đầu tư bất động sản nghiêng hẳn theo hướng trú ẩn an toàn, cân nhắc về rủi ro…
“Các nhà đầu tư sẽ nghiêng về tài sản trú ẩn an toàn, cân nhắc về rủi ro như ổn định thu nhập và khả năng vận hành. Trong những sự kiện biến động về kinh tế tương tự, các nhà đầu tư có xu hướng phân bổ vốn vào bất động sản nhiều hơn theo thời gian, nhờ biên lợi nhuận tương đối hấp dẫn so với các loại tài sản khác”, JLL cho hay.
Theo JLL, tác động của tâm lý hạn chế đi lại và lệnh cấm nhập cảnh từ nhiều quốc gia đã ngay lập tức làm ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực khách sạn và du lịch.
Video đang HOT
Trong ngắn hạn, tỷ lệ lấp đầy của ngành sẽ giảm. Các thị trường có tỷ lệ khách quốc tế cao sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong khi các khu vực có thể phục vụ du khách trong nước có thể bị ảnh hưởng ít hơn.
Dự báo về khả năng phục hồi, JLL cho rằng phân khúc này chỉ có khả năng phục hồi nhanh chóng nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong thời gian ngắn.
Đối với thị trường bán lẻ, JLL cho rằng thị trường này bước vào giai đoạn rủi ro cao đối với dòng tiền và tăng chi phí vận hành phát sinh do sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng và gián đoạn chuỗi cung ứng.
“Bảo vệ dòng tiền vẫn rất quan trọng đối với tất cả các nhà bán lẻ và đặc biệt đối với những nhà đầu tư có biên lợi nhuận mỏng. Các nhà bán lẻ có tiềm lực mạnh mẽ để vận hành tốt kênh bán hàng trực tuyến và xây dựng mô hình bán lẻ đa kênh linh hoạt sẽ hưởng lợi lâu dài. Đảm bảo sự linh hoạt và dẻo dai của chuỗi cung ứng cũng sẽ là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro của những cú sốc trong tương lai”, JLL khuyến nghị.
Cũng theo JLL, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động lớn tới lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Ngoài ra, bệnh dịch sẽ làm trì hoãn hoạt động đầu tư ở khối văn phòng và tăng trưởng cho thuê sẽ chậm hơn so với dự báo trước đây. Số người làm việc từ xa tăng, có khả năng làm giảm tỷ lệ sử dụng văn phòng, do đó các chủ nhà với hợp đồng thuê ngắn hạn sẽ là đối tượng dễ bị thiệt hại nhất.
Về lâu dài, JLL cho rằng, tình hình dịch bệnh có thể thúc đẩy đầu tư vào các sản phẩm công nghệ giúp nhân viên làm việc từ xa.
Trong các phân khúc bất động sản, JLL cho rằng chỉ thị trường nhà ở là ít chịu tác động nhất bởi dịch bệnh. Bất động sản nhà ở vẫn là tài sản đầu tư tốt, hưởng lợi từ thu nhập tiền thuê ổn định và khả năng linh hoạt giá thuê để đảm bảo tỷ lệ lấp đầy. Nhu cầu nhà ở vốn ổn định, tương đối ít bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thị trường.
Mặc dù các tác động kinh tế ngắn hạn của dịch bệnh đã rõ ràng, nhưng JLL cho rằng không nên bỏ qua các tác động đến xã hội và thị trường bất động sản dài hạn. Dịch bệnh này sẽ thay đổi cách sống và làm việc của chúng ta, có khả năng tạo ra các mô hình hoạt động mới.
Việc đánh giá tác động trực tiếp của dịch bệnh, JLL cho rằng tương đối dễ thấy khi dựa trên số sự kiện bị hủy bỏ, các văn phòng và nhà máy tạm đóng cửa, cũng như trước việc cách ly và hạn chế đi lại và những tác động gián tiếp vẫn chưa được thể hiện đầy đủ.
Tác động của dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng thị trường bất động sản trong nhiều năm tới và sẽ mất một thời gian để đạt được sự phục hồi hoàn toàn.
Minh Thư
Hé lộ hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng năm 2020
Theo nguồn tin của Người Đồng Hành, một số ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm nay. Cụ thể thì hạn mức cho một số ngân hàng TMCP Nhà nước như BIDV, VietinBank, Vietcombank dao động 8,5-10% và với một số ngân hàng TMCP tư nhân quy mô lớn khoảng 11-13%.
Một nguồn tin từ Techcombank xác nhận ngân hàng này được giao 13% cho năm 2020, bằng với hạn mức ban đâu được cấp của 2019. BIDV cũng cho biết định hướng năm nay là tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch của NHNN, hiện được giao 9%, thấp hơn so với 12% của 2019. Theo chia sẻ của một lãnh đạo ngân hàng quốc doanh, ngân hàng ông được giao chỉ tiêu nhiều hơn 2019 và và đây chỉ là mức sơ bộ, có thể được điều chỉnh tùy tình hình thực tế.
Đầu năm 2019, hạn mức tín dụng cấp cho một số ngân hàng cổ phần cũng dao động 12-13%: ACB được 13%, VPBank 12%, Techcombank 13%, MB 13%... Đến cuối năm, con số được nới lên tương đối: ACB lên 17%, VPBank lên 16%, Techcombank lên 17%, MB lên 17%.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho biết thêm năm nay chỉ tiêu tăng trưởng chung của toàn ngành khoảng 14%. Do đó, hạn mức lần đầu NHNN giao cho các bên là "khá thấp". Tuy vậy, vị này nói thêm trong bối cảnh hiện tại khi mà dịch Covid-19 đang xảy ra và chính sách tín dụng chung là tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên thì bản thân ngân hàng cũng khá thận trọng với các mục tiêu tăng trưởng trong đó có tín dụng.
Tăng trưởng tín dụng năm nay dự báo sẽ không dễ dàng. Ảnh minh họa: Liên Hương.
Chia sẻ quan điểm, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, cho biết thông thường hạn mức tín dụng sẽ được NHNN cấp đợt đầu năm và thường thì các ngân hàng căn cứ vào đây để xây dựng mục tiêu kinh doanh. Căn cứ để áp hạn mức là khả năng huy động vốn, thực lực, mức độ đầu tư vào từng lĩnh vực, cân đối yếu tố rủi ro... của từng ngân hàng. Sau đó, khoảng 6-9 tháng, cơ quan điều hành lại xem xét để điều chỉnh phù hợp.
Với hạn mức vừa được giao cho các ngân hàng, lãnh đạo Vụ Tín dụng cho biết đó cũng là "những con số ban đầu", sau đó căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh, nhất là khi mà dịch viêm phổi do virus corona chủng mới đang diễn ra khá phức tạp như hiện nay. Ông cho rằng không nên bàn hạn mức đó là cao hay thấp mà phải xem xét các yếu tố khác như thực trạng ra sao, nếu tăng tín dụng thì các ngân hàng sẽ tăng thế nào.
Khi cấp hạn mức tín dụng cho các bên, cơ quan điều hành cũng phải tính toán để làm sao trong những tình huống quan trọng vẫn có dư địa chứ không phải cấp thẳng một lần rồi thôi. "Ngân hàng mà tăng trưởng được thì tốt quá. Nhưng thực tế là doanh nghiệp đã bước đầu đối diện với khó khăn về nguyên liệu, xuất khẩu nên giả sử có được cho hạn mức cao mà các bên lại không cho vay được lĩnh vực ưu tiên, sản xuất mà đầu tư vào những lĩnh vực không được khuyến khích như bất động sản thì sao?", lãnh đạo này đặt câu hỏi.
Một nguồn tin từ NHNN chia sẻ thêm năm nay việc điều hành sẽ "cực kỳ khó" nên cần thận trọng. Chính sách tiền tệ chưa nới lỏng nên việc tăng trưởng tín dụng không dễ dàng, thậm chí không nằm ngoài nguy cơ không tăng trưởng được. "Các ngân hàng đều mong mọi thứ rõ ràng để xây dựng kế hoạch kinh doanh song cả thị trường đang lo chống dịch mà chưa biết tình hình dịch như thế nào nên mỗi bên cũng nên có kế hoạch và đề ra các kịch bản rõ ràng", vị này nói.
Theo NDH
Dư nợ mảng vay mua nhà để ở của Techcombank dự tăng 35% năm nay Ngân hàng sẽ tập trung cho vay 6 lĩnh vực kinh tế tăng trưởng cao để phân tán dần rủi ro.Riêng lĩnh vực cho vay mua nhà, ngân hàng cũng có cách thức quản trị để tránh rủi ro tập trung.Nhu cầu mua nhà vẫn lớn, dự kiến dư nợ mảng này tăng 35% năm nay. Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank (HoSE: TCB)...