Vì sao thi hành án tử Nguyễn Đức Nghĩa kéo dài tới 4 năm?
Người bị tuyên phạt án tử hình thì trong thời gian bao lâu bản án được thi hành, việc thi hành như thế nào, chôn cất tử tù ra sao…?
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã bị thi hành án tử hình bằng phương thức tiêm thuốc độc hôm 22/7. Bên cạnh việc tiếc cho số phận một con người có tuổi trẻ, có tri thức nhưng vì những việc làm sai lầm của mình mà phải trả giá, nhiều người cũng thắc mắc không hiểu sao việc thi hành án tử đối với Nguyễn Đức Nghĩa lại kéo dài tới 4 năm.
Vậy, người bị tuyên phạt án tử hình thì trong thời gian bao lâu bản án được thi hành? Án tử hình được thi hành như thế nào? Sau khi thi hành án, việc chôn cất tử tù được thực hiện như thế nào, do ai…? Xin trích dẫn luật và ý kiến luật sư về vấn đề này.
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã bị thi hành án tử hình bằng phương thức tiêm thuốc độc hôm 22/7.
Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự số 53/2010/QH12 thì:
Điều 59. Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
2. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự.
3. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
4. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
Video đang HOT
a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
c) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình.
Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ;
d) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;
đ) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;
e) Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;
g) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;
h) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
5. Chi phí cho việc tổ chức thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Việc thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Đức Nghĩa vừa qua, có nhiều người thắc mắc vì sao thời gian đợi thi hành án kéo dài những 4 năm, từ khi Nguyễn Đức Nghĩa có bản án (năm 2010) đến nay (ngày 22/7/2014). Lý giải về việc này, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết, việc chậm trễ là do vướng mắc trong việc chuyển đổi thi hành án tử hình từ hình thức bắn sang tiêm thuốc độc và đảm bảo việc thi hành án là đúng người, đúng tội.
Theo đó, Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, Việt Nam không còn áp dụng thi hành án tử hình bắn mà thay vào đó là tiêm thuốc, tạo cho can án thi hành một cái chết nhẹ nhàng, không đau đớn.
Việc chuyển đổi sang hình thức tử hình tiêm thuốc cũng đòi hỏi cơ sở vật chất, đội ngũ thực hiện… khiến quá trình thực hiện còn chậm trễ.
Thêm vào đó, với những vụ án có tính chất phức tạp, nhiều tình tiết như vụ án của Nguyễn Đức Nghĩa, Tòa án cần xem xét liệu sau khi tuyên án có xuất hiện thêm tình tiết mới hay có kháng nghị, giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm đảm bảo việc thi hành án là đúng người, đúng tội.
Điểm đáng chú ý, để việc thi hành án tiêm thuốc thể hiện được sự nhân văn, nhân đạo, Tòa cũng muốn trước khi tử hình, tử tù có thời gian để nhận thức được lỗi lầm mà mình gây ra, tâm phục khẩu phục với bản án mà Tòa tuyên.
Mặc dù, vụ án Nguyễn Đức Nghĩa – “sát thủ xác chết không đầu” đã khép lại, nhưng hành vi man rợ và nỗi đau mà gia đình Nguyễn Đức Nghĩa cũng như nạn nhân Nguyễn Phương Linh phải chịu đựng khi mất đi đứa con, niềm hy vọng của gia đình sẽ còn để lại nhiều dư âm trong dư luận.
Theo Kiến Thức
Mối tình đẫm nước mắt của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa
Trong thời gian bị tạm giam, Nguyễn Đức Nghĩa liên tục hỏi thăm bạn gái của mình là Hoàng Thị Yến. Giữa hai người còn rất nhiều ước mơ, dự định dang dở...
Nguyễn Đức Nghĩa và Hoàng Thị Yến tại tòa.
Trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, Hoàng Thị Yến (SN 1986, quê ở xã Đức Chính, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), bạn gái của sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa, phải nhận bản án 15 tháng tù, nhưng được hưởng án treo về tội không tố giác tội phạm. Trước đó, Nghĩa đã thừa nhận với Yến việc giết người yêu cũ bằng hành vi man rợ tại chính căn nhà mà thời điểm đó Yến đang sinh sống ở chung cư G4, khu đô thị Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội).
Sau phiên tòa xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, luật sư Nguyễn Anh Thơm, đoàn luật sư TP. Hà Nội, trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh không gặp lại bị cáo của mình nữa. Thế nhưng, những giọt nước mắt của Nghĩa, người thân của Nghĩa, người thân của nạn nhân Nguyễn Phương Linh và Hoàng Thị Yến luôn đọng lại trong suy nghĩ của ông
Nghĩa gây ra tội ác và phải trả giá bằng chính mạng sống của mình nhưng những vết thương lòng Nghĩa để lại cho người thân thì khó có thể lành. Câu chuyện tình yêu dang dở của Nghĩa cũng khiến luật sư Thơm nhiều khi thấy lòng nặng trĩu.
Khi chúng tôi tìm tới phòng 1101, khu chung cư G4, phố Trung Yên 1 (Cầu Giấy, Hà Nội), nơi khởi nguồn cho mọi nỗi đau của những số phận trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, những ám ảnh dường như đã không còn. Theo bà Thủy, tổ trưởng tổ dân phố nơi đây, Yến đã chuyển sang sống ở một khu chung cư khác, thỉnh thoảng có về thăm lại căn phòng xưa. Còn phòng 1101 hiện đang cho thuê và cũng đang rao bán.
Dù mọi chuyện đã là ký ức, nhưng với luật sư Nguyễn Anh Thơm, câu chuyện tình yêu của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa và cô gái Hoàng Thị Yến vẫn khiến ông khâm phục. Dù trong đó có những lỗi lầm, có những phút bồng bột của tuổi trẻ nhưng hơn hết là sự tôn trọng mà cả hai dành cho nhau.
Mỗi lần luật sư Thơm vào thăm Nghĩa khi Nghĩa còn trong trại giam, ông đều nhận được những câu hỏi thăm từ bị cáo của mình dành cho Yến. Nghĩa luôn trách bản thân, vì Nghĩa mà Yến phải mang tội. Nhưng cơ hội để Nghĩa chuộc lại lỗi lầm với người yêu đã không còn. Chỉ còn đó những ước mơ và dự định dang dở.
"Qua tâm sự của Nghĩa, tôi hiểu, Nghĩa yêu Yến thật lòng và Nghĩa rất khổ tâm khi vì mình mà người yêu bị khởi tố. Mỗi lần nói về người yêu của mình, Nghĩa đều khóc, giọng nghẹn đắng. Nghĩa cũng dự định trong lần sinh nhật của Yến (sau ngày Nghĩa gây án mấy hôm), cậu ấy sẽ mua tặng người yêu một chiếc bánh gato thật lớn. Vì hai người quen và yêu nhau đã lâu nhưng chưa lần nào anh chàng sinh viên ấy có điều kiện mua tặng người yêu kỉ vật gì. Tiếc là dự định ấy đã không bao giờ thực hiện được vì Nghĩa vướng vòng lao lý với tội danh giết người", luật sư Thơm nhớ lại.
Sau đó, vị luật sư này đã giúp Nghĩa thực hiện ước mơ nhỏ nhoi ấy. Ông không bao giờ quên được khoảnh khắc Yến nhận chiếc bánh sinh nhật do người yêu gửi tặng từ trong chốn lao tù.
Luật sư Thơm chia sẻ: "Yến đã khóc và không nói thêm được câu nào. Cô ấy chạy vào trong phòng để những giọt nước mắt cứ thế rơi. Bức thư dài 4 trang giấy đẫm nước mắt của Yến với những lời lẽ chất chứa yêu thương dành cho người yêu của mình đã khiến tôi thực sự xúc động. Thi thoảng, trong đó có những dòng chữ nhòe đi bởi nước mắt. Yến không trách móc Nghĩa mà thay vào đó là những lời hỏi thăm sức khỏe, những câu nhắn nhủ đầy tình cảm như: "Anh mãi ở trong trái tim em" hay "những kỉ niệm chúng mình đã có với nhau không bao giờ em quên"... Bức thư là nỗi lòng chan chứa tình yêu thương của cô gái với bạn trai đầu đời của mình".
Theo luật sư Thơm, chữ của Yến rất đẹp. Cô gái này cũng là người sống nội tâm. Mặc dù còn trẻ nhưng Yến có nghị lực phi thường, biết chấp nhận và tha thứ.
"Tình yêu nam nữ rất khó nói. Mọi việc xảy ra cũng không thể trách ai được", ông Thơm nói.
Hiện tại, Nghĩa đang chờ ngày thi hành án tử hình, còn Yến vẫn bận rộn với công việc của mình với cuộc sống của một người độc thân...
(Còn nữa)
Theo Xahoi
Nguyễn Đức Nghĩa nhắc đến 2 cô gái trước khi chết Những lần gặp luật sư trong trại tạm giam, Nghĩa bộc bạch rất nhiều về cuộc sống, tình cảm sâu nặng với người con gái đã và đang yêu. Sát thủ ân hận về tội ác mình đã gây ra. Từng tham gia vào buổi cung đầu tiên sau khi Nguyễn Đức Nghĩa bị bắt, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư...