Vì sao thế hệ trẻ Trung Quốc nói không với kết hôn?
Thế hệ trẻ Trung Quốc không vội vàng kết hôn là kết quả của những thay đổi lớn về mặt kinh tế và xã hội.
Cô Lizzy Ran, 29 tuổi, một bác sĩ độc thân đến từ tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc, có thu nhập ổn định và thường dành thời gian rảnh với bạn bè hoặc lướt mạng tại nhà.
Thế nhưng, mẹ cô rất lo lắng. ‘Mẹ tôi khá lo cho tôi. Bà tin rằng việc kết hôn và có con là điều bắt buộc trong cuộc sống. Tôi không nghĩ vậy, hôn nhân không cần thiết đối với tôi. Tôi nhất định sẽ không ép mình phải tìm một người đàn ông và kết hôn với anh ta’ – cô Ran nói. Suy nghĩ của cô Ran là điển hình ở người trẻ Trung Quốc sinh sau năm 1990. Thế hệ này không vội vàng kết hôn, đây là kết quả của những thay đổi lớn về kinh tế và xã hội.
Thế hệ sinh sau năm 1990 không vội vàng kết hôn. Ảnh: Xinhua
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỉ lệ kết hôn giảm từ 9,9% trên 1.000 người năm 2013 xuống còn 7,2% trên 1.000 người năm 2018. Tổng cộng có 13,47 triệu cặp đôi đăng ký kết hôn nằm 2013 so với 10,1 triệu cặp vào năm ngoái.
Bà Wang Jufen, nhà nghiên cứu chuyên về vấn đề phát triển phụ nữ tại Đại học Fudan ở TP Thượng Hải cho rằng tỉ lệ kết hôn giảm chứng tỏ phụ nữ Trung Quốc được giáo dục tốt hơn và độc lập hơn về mặt tài chính. Họ có tham vọng về người bạn đời giàu có, học vấn cao và không muốn ‘nhìn xuống’ để tìm bạn trai.
Video đang HOT
Bà Wang Jufen cho rằng tỉ lệ kết hôn giảm chứng tỏ phụ nữ Trung Quốc độc lập hơn về mặt tài chính. Ảnh: Fudan
‘Ở nhiều trường đại học, chúng ta thấy nhiều phụ nữ là sinh viên (hơn nam giới). Số lượng nữ nghiên cứu sinh cho học vị tiến sĩ và thạc sĩ cũng tăng lên. Vì thế, phụ nữ không cần phụ thuộc kinh tế vào người đàn ông như thế hệ trước’ – bà Wang nói.
Theo Giám đốc Gui Shixun từ Viện Nghiên cứu Dân số ở Đại học Sư phạm Hoa Đông, những cặp vợ chồng ngày xưa lập gia đình để con cái chăm sóc khi về già. Ngày nay, bảo hiểm y tế và xã hội ở thành phố cũng như nông thôn Trung Quốc đã bao phủ phần lớn dân cư nên hôn nhân ít cần thiết hơn.
Những thay đổi hướng phụ nữ Trung Quốc vào sự nghiệp khiến nhiều ngươi trẻ không tập trung vào hôn nhân. Ảnh: Alamy
Trên quy mô quốc gia, nhiều cặp vợ chồng không hạnh phúc đã chuẩn bị ly hôn. Số vụ ly hôn ở Trung Quốc tăng từ 1,33 triệu năm 2003 lên 4,37 triệu năm 2017, theo Bộ Dân chính Trung Quốc.
Trang tin Thepaper.cn cho biết theo Viện Khảo sát Khoa học Xã hội của Đại học Bắc Kinh, 13,5% trong số những người sinh sau năm 1980 sẽ ly hôn trong vòng 15 năm hôn nhân, gấp 3 lần so với thế hệ cha mẹ họ.
Nhà nhân khẩu học Mu Guangzong từ Đại học Bắc Kinh cho rằng thế hệ mới cảm thấy hạnh phúc khi sống độc thân. Tình trạng độc thân cho phép mọi người tận hưởng sự tự do nhưng cũng có những khiếm khuyết như thiếu đi sự gắn kết.
Minh Yến
Theo Nld.com.vn
Cay đắng khi yêu gã độc thân mười năm chưa cưới ai
Hòa tấm tức, nước mắt vòng quanh. Chị bực bõ tới nỗi nằm xuống chân máy may rồi mà không thể nào chợp mắt. Yêu phải người như Tiến, chị phải chịu đựng cảm tổn thương ngày này qua ngày khác.
Xét cho cùng, Hòa thấy Tiến cơ bản là người tử tế. Anh làm việc tại một cơ quan nhà nước, lại có vị trí, là trưởng phòng tài chính - kế toán. Anh có nhà riêng, có xe ô tô, tuy cũng "ghẻ" thôi, nhưng vẫn là xe hơi. Anh có hai đứa con gái và sống độc thân. Vợ chồng anh ly hôn cả chục năm nay, lý do vì sao lu hôn thì anh chưa bao giờ kể với Hòa. Vợ anh đã lấy người đàn ông khác và xuất ngoại theo chồng.
Anh là một đám khá đối với Hòa, chị cũng đến nhà anh vài lần, ngôi nhà ba tầng khang trang, hai đứa con gái của anh xinh đẹp, ngoan. Khi mới đến nhà anh lần đầu, chị đã tự hỏi, tại sao điều kiện của anh tốt thế, mà anh không lấy vợ hai suốt chục năm nay.
Còn Hòa, chị chỉ là thợ may trong một xưởng may xuất khẩu. Hòa không nhan sắc, gia đình lại khó khăn nên lương công nhân của chị phần lớn để giúp bố mẹ, và hỗ trợ em trai học đại học.Bạn cùng lứa, đồng nghiệp cùng xưởng đều đã lấy chồng, có con, Hòa vẫn đơn thân.
Chị nhiều lần tự động viên mình, cứ thế này mà sống, cứ thế này mà chết. Rồi cũng qua một đời. Tích được chút tiền nào thì đi chơi xa một chút cho mở tầm mắt. Xét cho cùng, đám bạn gái của Hòa có chồng con rồi, cũng có vô vàn những nỗi khổ khác đấy thôi.
Hòa lại gặp Tiến và nảy sinh cảm tình ở tuổi 37. Tiến cũng ưng Hòa nên mời đến nhà chơi vài lần. Đàn ông đã qua một đời vợ, lại là dân tài chính nên anh thực dụng lắm. Tiến chẳng mời Hòa đi cà phê, đi ăn tiệm, mua sắm quà tặng hoặc đi chơi xa lãng mạn.
Khi Hòa nhận lời đến nhà anh chơi lần thứ ba, tranh thủ lúc hai đứa con gái không có nhà, anh đã ôm chị ngả ra sofa và làm việc ấy, chẳng cần hỏi một câu "có ưng anh không". Tuy vậy, sau lần đó Hòa lại hy vọng anh sẽ cầu hôn chị.
Ảnh minh họa
Thế nhưng, sau những cuộc gọi như trưa nay, Hòa thêm thấm thía vì sao đã ly hôn 10 năm, bạn gái không thiếu mà Tiến chưa cưới ai. Cái thói ấy của anh, đâu phải phụ nữ nào cũng chịu nổi. Anh ứng xử sỗ sàng, chỉ quan tâm nhu cầu của mình mà bất cần cảm xúc của người đàn bà. Chỉ riêng thế đã đủ triệt tiêu mọi cảm xúc của bất cứ ai sống bên Tiến.
Đã đơn thân đến tuổi này rồi, chị sẽ gắng chịu cô đơn thêm một thời gian nữa, để lựa chọn được người xứng đáng hơn, nhất định phải hơn Tiến về văn hóa ứng xử. Nghĩ vậy, Hòa chống tay ngồi lên máy may làm việc, trút một hơi dài nhẹ nhõm.
Theo PNO
Lấy chồng chưa bao giờ là bình yên, độc thân mới là khoảng thời gian tuyệt vời nhất Cứ tưởng chẳng có bình yên nào bằng việc được ở bên cạnh người mình yêu. Nhưng thực tế, những chuỗi ngày độc thân mới là khoảng thời gian an yên, thong dong và thoải mái nhất của đời người. "Sao không lấy chồng đi, từng tuổi này rồi mà còn kén chọn", có lẽ chị em đã từng nghe câu nói này...