Vì sao thằn lằn có thể tái sinh bộ phận cơ thể bị mất?
Theo quy luật chung trong quá trình tiến hóa, khi bạn mất một chi, nó sẽ không quay trở lại. Tuy nhiên, quy luật này không có tác dụng với thằn lằn.
Sự đảo ngược về thích nghi được gọi là sự đảo ngược tiến hóa, quá trình mà các cấu trúc bị mất có thể quay trở lại loài theo thời gian. Cơ chế chính xác dẫn đến điều này có thể xảy ra vẫn chưa rõ ràng, nhưng đó là điều được thấy ở thằn lằn chân ngắn khi chúng đã tiến hóa từ việc có bốn chi thành một cơ thể không có chi.
Để tìm hiểu xem điều này xảy ra như thế nào, một nhóm các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về hình dáng cơ thể và sự chuyển động của một loạt các loài thằn lằn chân ngắn không có chi giống rắn đến có bốn chi.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã thiết lập một nghiên cứu sử dụng camera tốc độ cao thử nghiệm với 147 con thằn lằn chân ngắn từ 13 loài khác nhau được bắt từ tự nhiên. Trong số các con thằn lằn tham gia thử nghiệm, một số không có chi, một số có chi. Tất cả sẽ tham gia đào lỗ.
Sau khi nghiên cứu đoạn phim, các nhà nghiên cứu kết luận rằng những con thằn lằn chân ngắn có chi nhanh hơn và có khả năng đào hang tốt hơn những con không có chi nào. Các chi đặc biệt phát huy tác dụng khi đào đất ướt, cho thấy tầm quan trọng của các chi có thể bị ảnh hưởng bởi … khí hậu.
Phân tích dữ liệu cổ sinh vật học đã ủng hộ ý tưởng này vì các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng sự mất đi và tái xuất hiện của các chi có liên quan đến những thay đổi của thời tiết.
Khi môi trường sống trở nên khô hơn, các chi kém quan trọng hơn và bị mất đi nhưng sau đó nếu nó ẩm ướt, một số loài sẽ mọc lại các chi của chúng.
Khám phá cũng cho thấy rằng trong những hoàn cảnh thích hợp với áp lực môi trường thích hợp, sự tiến hóa có thể bị đảo ngược, thậm chí trong trường hợp cực đoan như mọc lại chỉ một cánh tay và một chân.
Hóa thạch ngư long mang thai 246 triệu năm tuổi
Các nhà khoa học khai quật hóa thạch ngư long với hộp sọ tương đối hoàn chỉnh, răng lớn và đang mang thai ít nhất 3 con non.
Hộp sọ hóa thạch của loài ngư long mới phát hiện tại Nevada, Mỹ. Ảnh: Martin Sander.
Nhà cổ sinh vật Đức Martin Sander tới dãy núi Augusta, bang Nevada, để nghiên cứu vào mỗi mùa hè trong 20 năm. Ngày 3/11/2011, ông phát hiện hóa thạch xương sống của một con ngư long, còn gọi là thằn lằn cá, đang mang thai. Tuy nhiên, phải đến chuyến thám hiểm năm 2014, ông cùng đồng nghiệp mới có thể khai quật phần còn lại của hóa thạch. Nghiên cứu của họ được xuất bản trên tạp chí Systematic Palaeontology tháng 4 vừa qua.
Các chuyên gia đặt tên cho hóa thạch thằn lằn cá là Martina. Nó có hộp sọ lớn và tương đối hoàn chỉnh. Nhóm nghiên cứu ước tính con vật dài khoảng 3,7 m. Những đoạn xương sống nhỏ ở phần thân cho thấy nó có ít nhất ba con non.
Hóa thạch do Sander phát hiện là một loài thằn lằn cá mới, Cymbospondylus duelferi, chưa từng xuất hiện ở nơi nào khác ngoài Nevada. Martina khoảng 246 triệu năm tuổi, hơn hóa thạch thằn lằn cá cổ xưa nhất phát hiện tại Trung Quốc 3 triệu năm tuổi. So với các loài thằn lằn cá dài đến hơn 18 mét, Martina có vẻ nhỏ bé. Tuy nhiên, răng của nó khá lớn so với kích thước cơ thể.
Thằn lằn cá là nhóm động vật bò sát tuyệt chủng sống dưới nước, giống cá heo chuột cả về hình dạng và tập tính. Chúng có họ hàng xa với rắn và thằn lằn sống vào đầu kỷ Tam Điệp. Những loài thằn lằn cá đầu tiên có cơ thể dài, mềm dẻo và bơi như lươn. Một số loài tiến hóa với cơ thể trở nên gọn và giống cá hơn, đuôi hình lưỡi liềm.
Các nhà khoa học cho rằng thằn lằn cá thường sinh con dưới nước. Tuy nhiên, chúng thiếu mang, giống như cá voi, và vẫn cần không khí để thở.
Thằn lằn cá tiến hóa để đẻ con thay vì đẻ trứng như trước đây. "Hầu hết những loài bò sát chuyển sang sống dưới biển tiến hóa từ đẻ trứng thành đẻ con", Sander giải thích. Đây là lợi thế so với rùa, những sinh vật đẻ trứng gần bờ. Điều này khiến trứng và rùa con phải đối mặt với nhiều nguy hiểm.
Sự thật đằng sau chuyện trồng cây thông trong ổ gà 'đón Giáng sinh sớm' Một người đàn ông ở Massachusetts, Mỹ lên kế hoạch trồng nhiều cây thông phủ xanh những ổ gà trên đường phố để 'đón Giáng Sinh sớm'. Người đàn ông Mỹ trồng cây thông trong ổ gà Kevin Martin, sinh sống ở Massachusetts, Mỹ đã quá chán ngán với cảnh đường phố đầy ổ gà ở địa phương. Ông quyết định tự giải...