Vì sao thai phụ nên tập thể dục?
Tập thể dục có thể giúp các thai phụ giảm căng thẳng, hạn chế táo bón và nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
Phụ nữ trong giai đoạn mang bầu thường có tâm lý hạn chế vận động để bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên, BSCKI Nguyễn Trọng Hùng, khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), khuyên các bà bầu không nên bỏ qua lợi ích của tập luyện nhưng cần lưu ý phương pháp và cường độ phù hợp.
Lợi ích khi tập luyện
Xả stress: Thói quen tập thể dục thường xuyên giúp tâm trạng phụ nữ mang thai thoải mái hơn, giải tỏa căng thẳng – yếu tố luôn xuất hiện trong thai kỳ và gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ, bé.
Theo bác sĩ Hùng, tập luyện tác động tới tâm lý mẹ bầu, mang đến cảm giác dễ chịu, ngủ ngon hơn, qua đó tăng sự phát triển của bào thai.
Tập luyện thể dục phù hợp với thể trạng mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu và trẻ. Ảnh: Exercise right.
Hạn chế táo bón: Táo bón là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bác sĩ Hùng giải thích: “Vận động thường xuyên giúp tăng nhu động ruột, khiến quá trình tiêu hóa tốt hơn, nhờ đó giảm đáng kể hiện tượng táo bón”.
Ngoài ra, tập thể dục làm lượng máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng suy giãn tĩnh mạch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu.
Sẵn sàng cho thời điểm sinh con: Trong quá trình tập luyện, hệ thống cơ, xương khớp của phụ nữ khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Đây là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn sinh con thường tốn rất nhiều sức lực. Đồng thời, thói quen này hạn chế tình trạng đau mỏi khớp trong thời kỳ mang thai.
Giữ dáng: Việc tập luyện mang lại khối lượng cơ bắp nhất định. Qua đó, các bà mẹ sau khi sinh có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Đồng thời, tập thể dục cũng đảm bảo lượng calo tiêu thụ, giúp chúng ta kiểm soát cân nặng.
Video đang HOT
Tập luyện thế nào để đảm bảo an toàn?
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hùng cho hay: “Nhiều người lo ngại việc tập luyện tác động tới sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, chúng ta có thể tránh ảnh hưởng tiêu cực này thông qua việc lựa chọn mức độ vận động và môn thể dục phù hợp với cơ thể. Lưu ý này đặc biệt quan trọng với người có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non”.
Theo bác sĩ này, phụ nữ mang thai nên cố gắng cảm nhận cơ thể trong quá trình tập luyện. Khi có dấu hiệu khó thở, chóng mặt, đau bụng hạ vị hoặc chảy máu âm đạo, bà bầu nên dừng lại và gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám ngay. Các dấu hiệu này có thể phản ánh cường độ tập luyện trước đó quá nặng với cơ thể.
Yoga, bơi lội hay đi bộ là những phương pháp tập luyện phù hợp với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Ảnh: Pregnancy Lovetoknow.
Phụ nữ mang thai được khuyên lựa chọn một số môn thể dục có cường độ trung bình như yoga, bơi lội hoặc đi bộ. Việc lựa chọn cách thức tập luyện cũng nên được cân nhắc dựa trên sở thích và thể trạng mỗi người.
Bác sĩ Hùng nhận định: “Việc tập thể dục có thể kéo dài suốt quá trình mang thai nếu cơ thể người mẹ đáp ứng tốt. Tuy nhiên, mỗi thời điểm của thai kỳ, chúng ta cần thay đổi bộ môn hoặc cường độ tập luyện hợp lý”.
Trong 3 tháng đầu tiên, khi mới mang thai, bà bầu nên lựa chọn các môn thể thao với cường độ nhẹ. 3 tháng tiếp theo, cường độ và tần suất tập luyện có thể tăng lên do bào thai đã ổn định hơn. Trong 3 tháng cuối cùng, nếu không có cảm giác đau bụng hay vấn đề bất thường, thai phụ có thể duy trì tập luyện ở mức độ nhẹ và trung bình.
Do thể trạng khác nhau, chuyên gia này khuyên bà bầu nên tham khảo bác sĩ khoa sản và huấn luyện viên thể dục, xây dựng kế hoạch hợp lý trước khi bắt đầu tập luyện. Sau khi sinh, các bà mẹ có thể quay lại chương trình tập luyện ở thời điểm hết sản dịch.
4 tình trạng sức khỏe tuyệt đối không được tập thể dục
Khi bị sốt cao, ho mãn tính lâu ngày không khỏi hay các bệnh dạ dày biểu hiện nặng như xuất huyết,... thì bạn tuyệt đối không được tập thể dục dù là các bài tập nặng hay nhẹ.
1. Không được tập thể dục khi đang sốt cao
Khi cơ thể của bạn bị sốt sẽ làm cho nhiệt độ tăng lên hơn mức bình thường. Sốt cao có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sốt cao là do cơ thể của bạn đang bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virus.
Khi sốt cao sẽ kèm theo các biểu hiện gây khó chịu như mất nước, chán ăn, đau nhức mỏi cơ và suy nhược cơ thể.
Tại sao không được tập thể dục khi đang sốt cao?
Sốt cao trên 38 độ thì không nên tập thể dục (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân được giải thích là việc tập thể dục có thể gây ra nguy cơ mất nước cao hơn mức bình thường, đặc biệt là với các bài tập nặng. Bên cạnh đó, sốt cao khiến các cơ bị mỏi nhức làm giảm sức chịu đựng từ đó làm tăng nguy cơ gặp chấn thương khi luyện tập.
Do vậy các bác sĩ khuyên rằng nếu bị sốt cao trên 38 độ thì bạn không nên tập thể dục bất kể lý do gì.
2. Bị ho lâu ngày không khỏi
Ho là một phản ứng bình thường của cơ thể khi có những tác nhân xâm nhập vào đường thở. Mặt khác ho cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.
Nếu bị ho lâu ngày với những biểu hiện như khó khăn trong việc hít thở sâu thì việc tập thể dục là điều không nên vì nó có thể khiến nhịp tim của bạn trở nên mất ổn định, tăng cao và mệt mỏi. Hơn nữa việc ho liên tục khi tới các phòng tập có thể làm tăng nguy cơ phát tán virus ra bên ngoài, ảnh hưởng tới người khác.
3. Bị cúm
Cúm là một bệnh truyền nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ hô hấp cũng như đường thở của bạn. Kể cả bạn bị cúm nhẹ hay nặng với những dấu hiệu như sốt, cảm giác ớn lạnh, bị đau họng, mỏi cơ, nghẹt mũi hay đau đầu thì cũng dễ có nguy cơ bị mất nước cao, từ đó gây nguy hiểm cho cơ thể nếu tập luyện thể dục.
Triệu chứng của cúm bao gồm sốt, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, mỏi cơ,.. (Ảnh: Internet)
Đồng thời, nếu cứ cố tình tập luyện mà không nghỉ ngơi bệnh cúm có khả năng "lâu khỏi" hơn, trì hoãn sự phục hồi của bạn.
4. Loét dạ dày - tá tràng
Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng hay xuất huyết dạ dày và bị đau nhiều thì không được tập thể dục trừ khi bệnh đã ở giai đoạn ổn định và không gặp phải các biểu hiện đau hay rối loạn tiêu hoá nữa, vết loét trong dạ dày đã được điều trị và liền sẹo hay đã được phẫu thuật thì mới nên tập để có thể duy trì và nâng cao thể lực cũng như sức khoẻ.
Tuy nhiên người bị bệnh cần nhớ phải có mức độ tập luyện và bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn sau điều trị.
Nếu như người bị bệnh dạ dày muốn tập gym thì cần lưu ý với các bài tập nặng vì nó gây áp lực không nhỏ tới dạ dày. Nhiều bác sĩ đã khuyến cáo rằng người từng có tiền sử bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng hay từng thực hiện phẫu thuật nội soi thì tuyệt đối không nên tập gym (thể hình) vì nó có thể gây ra tổn thương nặng như xuất huyết và lâu phục hồi.
Các bài tập nặng tới cơ bụng cần tuyệt đối tránh để không làm dạ dày bị tổn thương. Tốt nhất vẫn nên có giáo án tập thể hình phù hợp với tình trạng sức khoẻ nhưng chỉ thực hiện khi đã kết thúc điều trị và dạ dày liền sẹo.
Anh Dũng
Những bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi, nguyên tắc điều trị và cách phòng tránh Những bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi dễ mắc do sức khỏe suy yếu. Bộ máy tiêu hóa tính từ miệng tới hậu môn bất cứ vị trí nào đều có thể bị bệnh và chức năng, bài tiết dịch vị hay co bóp của đường tiêu hóa đều ngày càng sa sút hơn do lão hóa. Những bệnh tiêu hóa ở...