Vì sao Telegram không bán gì cả mà vẫn sống khỏe với hàng trăm triệu người dùng?
Telegram là một ứng dụng đặc biệt nhấn mạnh về sự riêng tư, nhưng bên cạnh đó nó vẫn rất tốt để dùng với trải nghiệm ngon lành xuyên suốt các nền tảng.
Telegram ra đời năm 2013 bởi hai anh em tên Pavel Durov và Nikolai. Năm 2006, Pavel Durov từng được xem như là Mark Zuckerberg của Nga khi sáng lập nên mạng xã hội VKontakte (VK). Mạng xã hội này khá phổ biến ở Nga, tuy nhiên sau khi chính phủ của Vladimir V. Putin siết chặt kiểm soát VK và đưa ra một số yêu cầu tiết lộ thông tin thì Pavel Durov đã không còn cảm thấy an toàn ở Nga, thế nên ông rời đi.
“Bản thân tôi không tin tưởng vài khái niệm quốc gia”, Durov nói. Ông bán hết số cổ phần còn lại của mình ở VK cho hãng Mail.ru và rời khỏi Nga vào năm 2014 với số tiền khoảng 300 triệu USD trong túi. Khi đã ra nước ngoài, ông tiếp tục phát triển Telegram và đến giờ, ông cùng với một nhóm các kĩ sư phần mềm luôn di chuyển giữa các nước mà không có điểm đến cố định. Tuần này nhóm có thể ở Paris, vài tuần sau có thể đã sang Singapore làm việc, rồi tuần sau nữa có thể sang Dubia (hiện tại họ đang đóng ở Dubai nhưng sẵn sàng đổi vị trí nếu luật pháp thay đổi). Durov cũng có passport của St. Kitts and Nevis, một quốc gia ở vùng Caribbean.
Pavel Durov
Trên website của Telegram, họ nói rằng đa số các lập trình viên quan trọng của Telegram đến từ St. Petersburg, thàn phố nổi tiếng với các nhân sự IT giỏi.
Nikolai Durov là người đã tạo nên giao thức MTProto, một giao thức mới hoàn toàn cho việc trao đổi tin nhắn, trong khi Pavel Durov cung cấp hỗ trợ tài chính và hạ tầng thông qua quỹ Digital Fortress (Pháo Đài Số). MTProto được cho là sẽ đảm bảo độ an toàn, chống hack tốt và có thể hoạt động nhanh trên nhiều hạ tầng máy chủ khác nhau trải dài ở nhiều quốc gia, trong nhiều data center.
Telegram có đăng kí thành lập công ty ở Mỹ và Anh nhưng không tiết lộ địa chỉ văn phòng hay pháp nhân đứng ra thuê vì muốn “bảo vệ nhóm phát triển khỏi những ảnh hưởng không cần thiết” và để bảo vệ người dùng khỏi các yêu cầu về truy xuất dữ liệu từ chính phủ các nước.
Video đang HOT
Telegram nói rằng họ không bao giờ bán quảng cáo hay bán dữ liệu của bạn. “Chúng tôi tin vào ứng dụng chat nhanh, bảo mật và 100% free”. Pavel Durov cung cấp cho Telegram một khoảng tiền “rộng rãi nên chúng tôi khá đủ tiền để hoạt động vào lúc này. Nếu số tiền tài trợ cho Telegram cạn đi, chúng tôi sẽ đưa ra một số tùy chọn nâng cao để bạn giúp chúng tôi vận hành các hạ tầng và trả lương cho các lập trình viên. Nhưng kiếm lợi nhuận chưa bao giờ là mục đích cuối cùng của Telegram”.
Với Telegram, có 2 thứ quan trọng nhất:
- Bảo vệ cuộc hội thoại của bạn những bên có thể xem lén, ví dụ như các hacker, công ty, nhà tuyển dụng và bất kì bên nào khác muốn xem được nội dung chat của bạn
- Bảo vệ dữ liệu riêng tư của bạn khỏi các bên thứ ba như nhà quảng cáo, marketer…
Năm 2018, Telegram công bố kế hoạch gọi vốn thông qua việc bán các token ra thị trường (ICO) với tên gọi Gram – đây cũng là một loại tiền mã hóa (cryptocurrency). Tuy nhiên, năm 2019 Ủy ban chứng khoán Mỹ đã yêu cầu Telegram dừng việc này vì đã không đăng kí việc mở bán 1,7 tỉ USD đồng token. Hiện tại vụ việc vẫn đang được xử lý tiếp.
Theo tinh tế
Trong mắt Huawei, Apple là hình mẫu cho sự riêng tư của khách hàng
CEO Huawei gọi Apple là hình mẫu khi nhắc đến việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Nhà sáng lập kiêm CEO Huawei, Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi), trả lời với Thời báo Tài chính rằng nếu công ty ông được chính phủ Trung Quốc yêu cầu mở khóa các thiết bị của mình, ông sẽ noi theo Apple và từ chối. Còn nhớ năm ngoái, CEO của Apple, Tim Cook đã tuyên bố rằng sẽ không bao giờ biến khách hàng của mình thành những sản phẩm mua bán.
Ngoài ra, vào năm 2016, bất chấp yêu cầu của tòa án, Apple đã không mở khóa chiếc iPhone 5C được cho là của tên Syed Farook trong vụ xả súng đẫm máu tại San Bernardino. Apple lo ngại rằng nếu họ tạo ra một bản iOS đặc biệt cho phép FBI mở khóa iPhone của Farook thì đồng nghĩa với việc đe dọa đến quyền riêng tư của tất cả người dùng iPhone.
Ông Nhậm cho biết dữ liệu người dùng luôn thuộc quyền sở hữu của khách hàng và chỉ các nhà mạng mới là những bên nên thu thập chúng, chứ không phải các nhà sản xuất smartphone. Nhưng ở hiện tại, Huawei đang bị Bộ thương mại Mỹ liệt vào danh sách cấm sử dụng các công nghệ và phần mềm của nước này với quan ngại rằng Huawei có thể được chính phủ Trung Quốc yêu cầu theo dõi người dùng.
Và điều đó đã dẫn đến những tin đồn rằng điện thoại của Huawei có chứa backdoor để gửi thông tin người dùng về Bắc Kinh. Nhiều lần Huawei đã lên tiếng phủ nhận, thậm chí chủ tịch công ty, Liang Hua còn đề nghị ký cam kết "không gián điệp" với bất kỳ quốc gia nào.
Ông Nhậm cho biết: "Chúng tôi sẽ không bao giờ bán dữ liệu người dùng. Nếu tôi có làm điều đó dù chỉ một lần thì ắt hẳn Mỹ sẽ có bằng chứng để lan truyền cho khắp thế giới. Sau đó 170 quốc gia mà chúng tôi đang hợp tác sẽ ngừng mua sản phẩm, và công ty của chúng tôi sẽ sụp đổ. Ai sẽ là người trả các khoản nợ mà chúng tôi đang mắc phải? Nhân viên của chúng tôi đều có năng lực nên họ sẽ từ chức và thành lập công ty riêng, để một mình tôi trả nợ. Tôi thà chết chứ không bao giờ làm điều đó".
CEO Huawei nói rằng chính quyền Tổng thống Trump không có cơ sở gì để đưa ra những lo ngại về công ty, cũng như lưu ý rằng chính phủ Trung Quốc chỉ quản lý các công ty tư nhân thông qua việc sử dụng luật pháp và thuế. Ông cũng tuyên bố rằng chính phủ trong nước không can dự vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của Huawei: "Tôi không biết lý do tại sao chính phủ Mỹ lại quản lý chặt chẽ các công ty công nghệ như thế. Họ cư xử cứ như một bà mẹ chồng, và con dâu của họ sẽ sớm bỏ trốn nếu họ quá khắt khe".
Vì lệnh cấm, Huawei dự kiến sẽ sụt giảm doanh thu nghiêm trọng tới 30 tỷ USD trong năm nay, cùng theo đó là ước tính lợi nhuận chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD cho năm 2019. Tuy trước đó đã nuôi tham vọng vượt qua Samsung từ năm 2016 nhưng giờ đây, nhà sản xuất Trung Quốc đã thừa nhận rằng sẽ không thể trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào năm tới.
Theo Phone Arena, Huawei đã xuất xưởng 206 triệu smartphone vào năm 2018, đứng thứ ba sau Samsung và Apple, cũng như chỉ đứng sau Samsung trong quý đầu năm nay khi bán ra 59 triệu chiếc. Nhưng giờ đây, Huawei cho biết sẽ giảm số lượng smartphone bán ra ngoài Trung Quốc từ 40 đến 60% trong năm nay, chỉ ra tổng số đơn hàng smartphone chỉ từ 140 đến 160 triệu chiếc cho năm 2019.
Tuần trước, tổng thống của Mỹ và Trung Quốc, Donald Trump và Tập Cận Bình đều đã đồng ý một thỏa thuận hoãn tạm thời cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Trump nói rằng phía Trung Quốc đã đồng ý mua số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ. Ông cũng cho phép "các công ty công nghệ Mỹ buôn bán các sản phẩm của họ cho Huawei. Những sản phẩm được phép sẽ là những thiết bị không có bất cứ vấn đề gì an ninh quốc gia". Tuy nhiên sau đó vẫn chưa có bất kỳ động thái nào cho thấy Huawei được xóa khỏi danh sách đen.
Theo VN Review
Người Việt được gì và mất gì trong chiến dịch đốt tiền của Grab Thời gian gần đầy các hãng thương mại điện tử tranh nhau "đốt tiền" nhằm thu hút thêm lượng người dùng mới và giữ chân người dùng cũ. Một cuộc cách mạng thay đổi thói quen người dùng so với cách truyền thống. Grab, Uber, Go Viet hay Be đã phần nào thay đổi thói quen di chuyển ở các thành phố lớn....