Vì sao tàu chiến Mỹ vượt eo biển Đài Loan?
Hai tàu chiến Mỹ vượt eo biển Đài Loan giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Thứ Bảy vừa qua (7-7), hai tàu khu trục tên lửa của Mỹ USS Mustin và USS Benfold (đóng quân ở cảng Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản) đã băng qua eo biển Đài Loan. Thuyền trưởng Charlie Brown , người phát ngôn của hạm đội Thái Bình Dương, cho biết đây là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ di chuyển qua khu vực này kể từ khi tàu USS John McCain thực hiện việc quá cảnh vào tháng 7 năm ngoái.
Đài Loan đã xác nhận số hiệu và hướng di chuyển của hai tàu chiến. “Quân đội đang theo dõi tình hình ở các khu vực lân cận và tự tin về khả năng duy trì ổn định khu vực và bảo vệ an ninh quốc gia” – theo thông báo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cuối hôm thứ Bảy.
Đài Loan trong “ván cờ” chiến tranh thương mại
Động thái này của Mỹ diễn ra giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc (TQ) leo thang và mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.
Mặc dù Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng Washington lại là nhà cung cấp vũ khí và đồng minh hàng đầu của Đài Bắc. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump đã ký thỏa thuận bán vũ khí trị giá 1,4 tỉ USD cho hòn đảo này. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng được cho là đã yêu cầu triển khai một đội thủy quân lục chiến để giúp bảo vệ trung tâm Mỹ và lãnh sự quán danh nghĩa của Washington ở Đài Bắc.
TQ đang tức giận về mối quan hệ ấm lên gần đây giữa Mỹ và Đài Loan, sau khi Trump ban hành “Đạo luật thăm viếng Đài Loan” vào tháng 3 năm nay, đạo luật mở đường cho các chuyến thăm cấp cao của các quan chức Mỹ và bật đèn xanh cho việc mua bán các công nghệ tàu ngầm tối tân.
Tàu Mustin (trái) đi gần một tàu sân bay của Mỹ. Ảnh: REDDIT
Video đang HOT
Sự thù địch của TQ đối với Đài Loan đã tăng lên kể từ khi bà Thái Anh Văn của đảng Tiến bộ dân chủ Đài Loan đắc cử tổng thống. Bắc Kinh nghi ngờ bà Văn muốn thúc đẩy sự độc lập chính thức của Đài Loan – “lằn ranh đỏ” đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, mặc dù bà Văn nói ưu tiên của Đài Loan là duy trì hiện trạng và hòa bình của hòn đảo này.
Mặt khác, TQ và Mỹ lại đang bị cuốn vào một cuộc chiến thương mại khi Mỹ đã thực hiện áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu của TQ từ đầu tháng 7 vừa qua, với giá trị áp thuế ước tính tương đương 34 tỉ USD. TQ cũng trả đũa tương ứng.
Ông Collin Koh , chuyên gia các vấn đề hải quân tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam Singapore, cho biết việc quá cảnh của hai tàu chiến có thể truyền đi một thông điệp rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Đài Loan. Ông Abraham Denmark , nguyên phó trợ lý Bộ Quốc phòng khu vực Đông Á dưới thời Tổng thống Barack Obama, cũng cùng quan điểm.
Đây có thể là bước đi đầu tiên mang tính chính trị trong cuộc đối đầu thương mại của Mỹ trước đe dọa trả đũa từ TQ. Chính sách thuế trả đũa của TQ tập trung vào nhiều nhóm hàng mang tính chiến lược chính trị như nước cam, bắp hay đậu nành, vốn là các sản phẩm chủ lực của các bang hay do dự trong chiến dịch bầu cử tổng thống. Việc “nhắc nhở” sự hiện diện quân sự của Mỹ của khu vực eo biển Đài Loan có thể phần nào khiến Bắc Kinh phải cân nhắc các dự định trả đũa thương mại của mình, xét đến vai trò đặc biệt của Đài Loan.
Đài Loan luôn là ưu tiên số một của Trung Quốc
Chính phủ TQ hiện vẫn chưa bình luận gì về sự kiện trên. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn đặc biệt chú trọng các sự kiện liên quan đến khu vực “lợi ích cốt lõi” này của mình.
Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện quân sự của mình gần Đài Loan, như phái tàu sân bay duy nhất của mình đến khu vực eo biển vào tháng 1 và tháng 3 năm nay; tổ chức diễn tập quy mô lớn trong những tháng gần đây.
Bắc Kinh cũng đã tác động để làm suy yếu các mối quan hệ ngoại giao của Đài Bắc, khiến có ít nhất bốn nước thay đổi quan điểm của mình kể từ khi bà Văn lên nắm quyền, khiến danh sách các nước công nhận tính chính danh của Đài Loan hiện chỉ còn 18 nước trên thế giới.
Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo rằng sẽ bảo vệ nguyên tắc “Một Trung Quốc” của mình, bằng vũ lực nếu cần thiết. Vì vậy, việc hai tàu khu trục của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong một thời điểm nhạy cảm hiện nay rất có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, kéo theo sự bất ổn về an ninh tại khu vực.
Theo Trần Quang
Pháp luật TP.HCM
Hàng loạt chiến hạm Mỹ ở Nhật không có chứng nhận sẵn sàng chiến đấu
Báo cáo cho thấy hơn 1/3 tàu khu trục và tuần dương hạm Mỹ ở Nhật không đủ điều kiện sẵn sàng chiến đấu kể từ tháng 6.
Lực lượng của Hạm đội 7 tham gia diễn tập gần Nhật Bản. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) dự kiến đưa ra báo cáo về tình trạng của hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ vào ngày 7/9. Trong đó, GAO kết luận 37% số tàu khu trục và tuần dương hạm Mỹ đóng tại Nhật Bản không có chứng nhận sẵn sàng chiến đấu do đã hết hạn từ ba tháng trước, CNN đưa tin.
Con số này tăng gấp 5 lần so với mức 7% được tổng kết đầu năm 2015. Báo cáo của GAO sẽ được đệ trình lên Quốc hội Mỹ, có thể đặt ra nhiều nghi vấn mới về nguyên nhân gây ra 4 vụ tai nạn của hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương trong năm nay. Loạt sự cố đã làm 17 thủy thủ thiệt mạng và hai tàu khu trục hiện đại mất hoàn toàn khả năng chiến đấu, tạo lỗ hổng trong lá chắn tên lửa Mỹ.
Sau vụ tàu chiến USS John S. McCain va chạm với tàu chở dầu ngoài khơi Singapore, tư lệnh Hạm đội 7 đã bị cách chức. Hải quân Mỹ cũng phải ra lệnh ngừng mọi hoạt động trên thế giới trong vòng 24 giờ, một quyết định rất hiếm gặp trong lịch sử nước này. Đô đốc Bill Moran, Phó tham mưu trưởng hải quân Mỹ, đang tham gia cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ về vụ tai nạn của USS John S. McCain và USS Fitzgerald.
Hạm đội 7 có lực lượng gồm 70-80 tàu nổi và tàu ngầm, đóng quân dài hạn tại Nhật Bản với vai trò là tuyến đầu trong lá chắn phòng thủ đối phó Triều Tiên. Mỗi tàu phải đáp ứng hơn 10 chứng nhận khác nhau, từ khả năng vận hành, cơ động trên biển tới tác chiến chống tên lửa đạn đạo và diệt hạm. GAO nhận định việc không có chứng nhận sẵn sàng chiến đấu có thể bắt nguồn từ yếu tố huấn luyện.
Nguyên nhân của hai vụ tai nạn chết người vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các lãnh đạo quân đội, nhà lập pháp và bản thân GAO đã cảnh báo sự suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của hải quân Mỹ từ lâu. Lý do là số lượng tàu chiến được triển khai không thay đổi, nhưng thời gian thực hiện nhiệm vụ bị kéo dài.
Hạm đội 7 sở hữu 70-80 tàu chiến các loại. Ảnh: Hải quân Mỹ.
"Hải quân phải rút ngắn, hủy bỏ hoặc thay đổi chương trình huấn luyện và bảo dưỡng tàu chiến để duy trì yêu cầu tác chiến", ông John Pendleton, giám đốc bộ phận quốc phòng của GAO, viết trong báo cáo.
GAO cũng đưa ra cảnh báo cụ thể nhằm vào các tàu chiến Mỹ đóng quân ở nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. "Quan chức hải quân cho biết các đơn vị đóng tại Mỹ được huấn luyện và chứng nhận đầy đủ, chỉ có một vài ngoại lệ. Ngược lại, nhịp độ hoạt động cao ở căn cứ nước ngoài khiến binh sĩ hải quân phải vừa học vừa làm, thay vì có giai đoạn huấn luyện chuyên biệt", ông Pendleton tuyên bố.
Hải quân Mỹ đã lên nhiều kế hoạch để thay đổi lịch hoạt động, giúp binh sĩ ở nước ngoài có nhiều thời gian huấn luyện hơn. Tuy nhiên, chưa có kế hoạch nào được áp dụng trong thực tế.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Mỹ cách chức tư lệnh Hạm đội 7 sau vụ va chạm tàu khu trục Phó đô đốc Joseph Aucoin bị cách chức sau các vụ va chạm liên quan đến các tàu chiến Mỹ ở châu Á. Phó đô đốc Joseph Aucoin bị cách chức tư lệnh Hạm đội 7. Ảnh: AP. "Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hôm nay cách chức tư lệnh Hạm đội 7, Phó đô đốc...