Vì sao sốt xuất huyết có thể tăng nhanh trong thời gian tới
Trong thời gian tới, sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng do khu vực phía Nam bước vào mùa mưa bão, còn phía Bắc là mùa thu, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.
Phun hóa chất phòng SXH (ảnh: Kiều Linh)
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã có 70.585 người mắc sốt xuất huyết (SXH). Số ca mắc tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam, trong đó TP.HCM có 13.322 ca; còn tại Hà Nội là 1.993 ca mắc. So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc SXH trong cả nước gần 9 tháng qua giảm hơn 64%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện SXH đang có xu hướng tăng. Bởi khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên đang trong mùa mưa bão, còn khu vực miền Bắc bước vào mùa thu và đây là điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển mạnh. Trong 3 tuần gần đây, số ca mắc đang có xu hướng tăng cao gần với ngưỡng cảnh báo dịch, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam.
Theo Cục Y tế dự phòng, nguyên nhân số ca SXH vẫn còn cao là do ý thức phòng chống dịch trong cộng đồng còn hạn chế. Các chiến dịch diệt loăng quăng còn mang tính hình thức và không được duy trì lâu dài, bền vững. Chế tài xử phạt chưa được áp dụng tại các địa phương. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, di biến động dân cư làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh.
Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện nay bệnh SXH chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Vì thế, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Các gia đình thực hiện biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Hàng tuần, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá.
Ngoài ra, người dân cần thực hiện ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, người dân đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Hơn 80 người một xã mắc sốt xuất huyết
89 người ở huyện Phúc Thọ bị sốt xuất huyết, trong đó 52 bệnh nhân đang điều trị, 37 người đã khỏi; chỉ riêng xã Tam Hiệp có 81 người bệnh.
Tam Hiệp là xã có số bệnh nhân sốt xuất huyết cao nhất Hà Nội hiện nay. Giới chức y tế địa phương cho rằng nguyên nhân bùng phát sốt xuất huyết trên địa bàn là do dụng cụ chứa nước tại một số hộ gia đình trở thành ổ bọ gậy, tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sinh sôi.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho biết ngành y tế dự phòng sẽ hỗ trợ xã Tam Hiệp diệt bọ gậy và muỗi truyền bệnh, xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết tại đây.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Hà Nội ghi nhận khoảng 250 ca sốt xuất huyết, chưa có trường hợp tử vong. Số bệnh nhân giảm gần ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giới chức y tế dự báo số ca sẽ gia tăng trong thời gian tới, khi bước vào mùa mưa, ẩm thấp.
Sốt xuất huyết là bệnh cấp tính do virus Dengue gây ra. Đến nay, bệnh chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Theo Sở Y tế, Hà Nội thường xuyên là trọng điểm sốt xuất huyết ở miền Bắc, hàng năm ghi nhận trung bình từ 3.000 đến 5.000 ca. Năm 2020 không nằm trong chu kỳ dịch, tuy nhiên Hà Nội cần kiểm soát chặt số ca nhiễm và các ổ dịch từ sớm, chặn đường lây nhiễm, không để bùng phát.
Phun hóa chất diệt côn trùng phòng sốt xuất huyết ở trường học tại Hà Nội. Ảnh: UBND TP Hà Nội.
Để phòng sốt xuất huyết, Sở Y tế khuyến cáo người dân đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước, nuôi cá trong thùng chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa và thường xuyên phun hóa chất, phát quang bụi rậm.
Các vật liệu phế thải như chai, lọ, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ... cần loại bỏ để muỗi không có nơi trú ngụ, đẻ trứng. Người dân nên ngủ màn và mặc quần áo dài để phòng muỗi đốt vào ban ngày. Khi nhân viên y tế tới phun hóa chất diệt muỗi tại hộ gia đình, người dân cần chủ động phối hợp để hiệu quả diệt muỗi và bọ gậy tốt nhất.
Chủ động phòng bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết Hiện nay đã bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika phát triển mạnh. Để chủ động phòng, chống các bệnh này, Sở Y tế vừa có văn bản đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế các huyện, thành phố tổ chức hoạt động...