Vì sao số ca tử vong do Covid-19 tại Mỹ tăng lên dù đã có vaccine?
Số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ trong năm nay cao hơn năm 2020, dù hơn một nửa dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Idaho, Mỹ ngày 28/10 (Ảnh: Reuters).
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ trong năm 2021 (tính đến ngày 23/11) là 386.233 trường hợp, so với 385.343 trường hợp vào năm 2020. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng vì còn hơn một tháng nữa mới kết thúc năm 2021 và các địa phương cũng cần có thêm thời gian để báo cáo số ca tử vong cho CDC.
Hồi tháng 6, một phân tích của báo Wall Street Journal cho thấy số ca tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu trong năm 2021 đã vượt qua năm 2020.
Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 trên tổng số người chết tại Mỹ trong năm nay cũng tăng cao hơn so với năm ngoái, từ 11% trong năm 2020 lên 13% trong năm 2021.
Sau khi số ca nhiễm tại Mỹ có dấu hiệu giảm xuống vào tháng 9, gần đây con số này đã tăng trở lại. Theo dữ liệu của Viện Nhi khoa Mỹ (AAP), các ca mắc Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em nước này. Các chuyên gia lo ngại rằng, mùa đông tới có khả năng sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn và trẻ em có thể phải chịu những tác động tiêu cực.
Video đang HOT
Số ca nhiễm kỷ lục tiếp tục được ghi nhận tại Mỹ mặc dù đã có 3 loại vaccine Covid-19 được triển khai tại nước này, gần đây nhất là loại vaccine dành cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân khiến số ca tử vong tại Mỹ năm nay cao hơn năm trước do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn mức cần thiết, việc nới lỏng các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội, và sự xuất hiện của biến chủng Delta với khả năng lây lan nhanh.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, nhiều người Mỹ bắt đầu coi Covid-19 như một bệnh đặc hữu có thể kiểm soát được, chứ không còn là một cuộc khủng hoảng. Quá trình này cuối cùng sẽ diễn ra, nhưng không phải bây giờ.
Trong khi đó, nhiều người Mỹ vẫn từ chối tiêm chủng. Theo dữ liệu của CDC, khoảng 69% dân số Mỹ đã được tiêm chủng ít nhất một mũi và 59% dân số đã tiêm đủ 2 liều, tỷ lệ thấp nhất trong nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển (G7).
“Chúng ta đang gặp phải tình huống rất đáng tiếc là tỷ lệ phủ vaccine chưa cao và về cơ bản, ở hầu hết các khu vực, việc quay trở lại cuộc sống bình thường khiến người dân có nguy cơ tiếp xúc với virus cao hơn”, tiến sĩ Jennifer Nuzzo, chuyên gia tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nhận định.
“Nếu bạn không có biện pháp bảo vệ nào, thì khi xuất hiện một loại virus với khả năng lây nhiễm nhanh hơn và có những lỗ hổng nguy hiểm trong khả năng miễn dịch, điều đó sẽ dẫn tới rất nhiều ca bệnh nghiêm trọng và các ca tử vong”, chuyên gia Nuzzo cho biết thêm.
Tiến sĩ Celine Gounder, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Bellevue, ước tính khoảng 15% dân số Mỹ có thể đã miễn dịch sau khi khỏi Covid-19, nhưng miễn dịch tự nhiên có thể không mạnh hoặc không bền bằng miễn dịch với vaccine.
“Khi vaccine được tung ra, tâm lý của nhiều người cho rằng “Covid-19 đã kết thúc”. Do đó, ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng chưa đủ cao, nhiều người đã quay trở lại những cuộc sống bình thường, và với hành vi thay đổi như vậy, họ đã làm gia tăng sự lây nhiễm”, tiến sĩ Gounder nói.
CDC: Ca nhiễm 'đột phá' tăng tại Mỹ
Thông tin trong báo cáo hằng tuần về số ca bệnh và tử vong do COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy sự gia tăng các ca nhiễm đột phá trong những người đã tiêm chủng đầy đủ.
Người dân đi ngang một điểm tiêm chủng COVID-19 tại quận Los Angeles, Mỹ ngày 17-8-2021 - Ảnh: REUTERS
Theo báo cáo công bố ngày 24-8, từ tháng 5 đến ngày 25-7 vừa qua - giai đoạn có sự ảnh hưởng của biến thể Delta dễ lây lan (lần đầu tiên phát hiện ở Ấn Độ) tại Mỹ - khoảng 25% ca mắc mới tại quận Los Angeles, bang California là những người đã tiêm đủ vắc xin.
Cụ thể, trong giai đoạn trên, Los Angeles đã ghi nhận hơn 43.000 ca COVID-19 trong nhóm cư dân từ 16 tuổi trở lên của quận.
Trong số này, 10.895 ca bệnh - chiếm 25,3% - là những người đã tiêm đủ hai liều vắc xin, 1.431 ca bệnh - chiếm 3,3% - là những người đã tiêm một liều vắc xin, và 30.801 ca bệnh - chiếm 71,4% - là người chưa tiêm chủng.
Theo Hãng tin Reuters, CDC đang phân tích các nghiên cứu như nghiên cứu của quận Los Angeles nói trên để xác định liệu người Mỹ có cần tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ ba để tăng sự bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 hay không.
Tuần trước, Chính phủ Mỹ thông báo chiến lược tiêm liều bổ sung cho người dân Mỹ từ ngày 20-9, và đang chờ Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) cũng như CDC xem xét.
Theo nghiên cứu của quận Los Angeles, vắc xin vẫn có hiệu quả bảo vệ người bệnh không trở nặng.
Nghiên cứu cho biết chỉ 3,2% ca nhiễm "đột phá" - chỉ những người mắc COVID-19 dù đã tiêm đủ vắc xin - phải nhập viện, trong đó chỉ 0,05% người cần chăm sóc đặc biệt và 0,25% cần đến máy thở.
Trong khi đó, 7,5% ca bệnh chưa tiêm vắc xin phải nhập viện, trong đó 1,5% ca bệnh cần chăm sóc đặc biệt và 0,5% cần máy thở.
Ngoài nghiên cứu của quận Los Angeles, báo cáo ngày 24-8 của CDC cũng công bố nghiên cứu trên các nhân viên y tế - được đặt tên là HEROES. Nghiên cứu HEROES cho thấy hiệu quả của vắc xin đã giảm đáng kể trong số những nhân viên tuyến đầu - đã tiêm chủng nhưng vẫn mắc bệnh - tại 8 bang ở nước Mỹ.
Theo báo cáo, hiệu quả của vắc xin đã giảm từ 91% trong giai đoạn trước khi biến thể Delta xuất hiện ở Mỹ xuống còn 66% trong giai đoạn Delta đang hoành hành ở Mỹ.
Thế giới ghi nhận 211,7 triệu ca mắc, 4,4 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 21/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 211.778.526 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.432.207 ca tử vong. Hơn 189.519.921 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn 17.826.398 người đang điều trị. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh,...