Vì sao Sigma 9814 Việt Nam không được trang bị tên lửa Aster?
Nếu Việt Nam có nhu cầu, liệu tên lửa phòng không Aster-15/30 có thể thay thế VL MICA trên chiến hạm SIGMA 9814?
Tên lửa phòng không tầm xa Aster-30
Sau khi mô hình chiến hạm SIGMA 9814 của Việt Nam lộ diện tại triển lãm Vietship 2014 với hệ thống tên lửa phòng không phóng thẳng đứng bố trí phía trước mũi tàu, nhiều người đã hy vọng rằng chiếc khinh hạm này sẽ được trang bị tên lửa Aster-15/30.
Do đó, đã có một chút tiếc nuối khi thông tin chính thức cho biết SIGMA 9814 sẽ chỉ có tên lửa phòng không tầm ngắn VL MICA.
Vậy câu hỏi được đặt ra là nếu có yêu cầu từ phía Việt Nam, liệu SIGMA 9814 có thể thay thế tên lửa MICA bằng Aster, điều này gần như là chắc chắn không thể xảy ra.
Bệ phóng Sylver A50 của tên lửa phòng không Aster (phía sau pháo chính) trên khinh hạm Formidable
Nguyên nhân đầu tiên chính là kích thước của tên lửa Aster-15/30 lớn hơn VL MICA khá nhiều.
Với chiều dài 4,9 m của Aster-30 và 4,2 m của Aster-15 so với 3,1 m của VL MICA sẽ buộc bệ phóng Sylver 50 phải nhô cao hẳn lên khỏi sàn tàu, gần bằng với cabin chỉ huy, gây mất cân đối và kém ổn định cho tàu.
Tiếp theo, mặc dù đường kính thân của Aster-15/30 chỉ lớn hơn MICA một chút (180 mm so với 160 mm), nhưng tên lửa Aster lại được gắn thêm bộ phận khởi tốc có kích thước lớn và sải cánh rộng.
Vì vậy nếu trang bị tên lửa Aster, SIGMA 9814 có lẽ chỉ mang được tối đa 6 đạn, bố trí trong 2 hàng 3 ống phóng thẳng đứng, số lượng tên lửa như vậy là quá ít, không thể đảm bảo yêu cầu tác chiến.
Video đang HOT
Kích thước của tên lửa Aster tỏ ra quá khổ đối với chiến hạm 2.100 tấn như SIGMA 9814
Thêm vào đó, đơn giá của tên lửa Aster cũng rất cao, lên tới trên 2,5 triệu USD/quả đối với Aster-30 so với 1,2 triệu USD/quả của VL MICA, đây thực sự là một gánh nặng không hề nhỏ.
Với một số nguyên nhân trên, có lẽ phải sau khi trang bị đủ số lượng tàu hộ vệ tên lửa có lượng giãn nước 2.000 tấn và tiến tới sở hữu khinh hạm có lượng giãn nước trên 3.000 tấn thì Việt Nam mới có chiến hạm với khả năng phòng không tầm trung – xa.
Theo Trí Thức Trẻ
Vũ khí đi kèm Sigma 9814 Việt Nam có tổng trị giá bao nhiêu?
Các số liệu sử dụng trong bài viết được tham khảo từ báo cáo của SIPRI và trang mạng Nation Creation Wiki.
Tên lửa đối hạm MM40 Exocet Block 3: 100 triệu USD
Tên lửa đối hạm MM40 Exocet Block 3
Theo số liệu từ bản báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam đã mua 25 quả tên lửa hành trình đối hạm MM40 Exocet Block 3 để trang bị cho 2 khinh hạm Sigma 9814.
Exocet MM40 Block 3 là biến thể mới nhất của dòng tên lửa chống tàu tiên tiến Exocet. Tên lửa có chiều dài 5,79 m; đường kính thân 0,35 m; sải cánh 1,13 m; trọng lượng phóng 875 kg, mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 155 kg.
Động cơ nhiên liệu rắn của Exocet Block 3 cho tốc độ tối đa Mach 0,9, tầm bắn gia tăng đáng kể, lên tới 180 km so với 70 km của phiên bản Block 2.
Tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu theo một quỹ đạo bay 3 chiều đã xác định trước, cơ động tấn công trong giai đoạn cuối ở độ cao cách mặt biển rất thấp.
Trong giai đoạn dẫn đường cuối, tên lửa sử dụng đầu dò radar chủ động băng tần J với các phần tử tìm kiếm cập nhật liên tục tham số về mục tiêu để tấn công chính xác.
Đơn giá của tên lửa MM40 Exocet Block 3 là 4 triệu USD/quả.
Tên lửa phòng không VL MICA: 48 triệu USD
Tên lửa MICA RF
Cũng theo SIPRI, Việt Nam đã mua từ Pháp 2 hệ thống phóng thẳng đứng VL-MICA-M cùng 40 tên lửa phòng không VL MICA để lắp đặt trên Sigma 9814.
VL MICA có nguồn gốc từ tên lửa không đối không trang bị cho máy bay chiến đấu, gồm 2 phiên bản MICA RF sử dụng đầu dò radar chủ động xung doppler AD4A và MICA IR trang bị đầu dò ảnh nhiệt sóng kép thụ động Sagem.
Dữ liệu về mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa trước khi phóng, nguồn dữ liệu có thể được cung cấp bởi radar hoặc các hệ thống quan sát quang học.
Sau khi phóng, tên lửa bay quán tính theo thông tin được cung cấp trước đó và giai đoạn cuối đầu dò sẽ dẫn đường tên lửa bắn trúng mục tiêu.
Tên lửa MICA có trọng lượng 112 kg; trang bị đầu đạn nặng 12 kg; tầm bắn tối đa lên tới 20 km; trần bay 11 km; tốc độ Mach 3; khả năng chịu quá tải 50G.
Đơn giá của tên lửa VL MICA là 1,2 triệu USD/quả.
Ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ MU90 Impact
Ngư lôi MU90 Impact
EuroTorp MU90 Impact là ngư lôi hạng nhẹ rất tiên tiến của châu Âu, áp dụng công nghệ bắn và quên, có thể tác chiến trong mọi điều kiện đại dương, được đánh giá là vũ khí chống ngầm hiệu quả trong chiến tranh hải quân thế kỷ 21.
Ngư lôi MU90 có đường kính thân 324 mm; chiều dài 2,85 m; trọng lượng 304 kg với đầu đạn nặng 32,7 kg; độ sâu tác chiến từ 25 - 1000 m, được thiết kế để trang bị cho cả tàu chiến, máy bay cánh bằng cũng như trực thăng.
Tính năng ưu việt nhất của nó là khả năng biến đổi tốc độ liên tục từ 29 - 50 hải lý/h nhờ một động cơ phản lực - điện. Tầm bắn phụ thuộc vào tốc độ: với tốc độ 50 hải lý/h, tầm bắn là 12 km; lên tới 25 km khi chạy ở vận tốc 29 hải lý/h.
Theo báo cáo của SIPRI thì Việt Nam chưa chính thức đặt mua MU90 Impact, tuy nhiên đây là vũ khí chống ngầm tiêu chuẩn của các khinh hạm lớp Sigma với 6 ngư lôi cho mỗi tàu.
Đơn giá của MU90 Impact là 1,6 triệu Euro/quả, quy đổi tỷ giá hiện tại sẽ tương ứng 1,72 triệu USD/quả.
Nhìn vào cơ số tên lửa Exocet và VL MICA như trên, có thể ước tính nếu Việt Nam đặt hàng, số lượng sẽ vào khoảng 20 quả, tổng giá trị sẽ là 34,4 triệu USD.
Theo Trí Thức Trẻ
Mảnh ghép còn thiếu của Sigma 9814 Việt Nam Tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 của Việt Nam cần được bổ sung một hệ thống CIWS đúng nghĩa để có khả năng phòng thủ toàn diện. Tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9813 Nhược điểm của Sigma 9814 Qua bài so sánh trên, có thể thấy Sigma 9814 vượt trội Gepard 3.9 khá nhiều từ thiết kế tàng hình, hỏa lực...