Vì sao sau thời gian dài bê bết, Vinasun hồi phục, lãi ròng tăng gấp đôi?
9 tháng đầu năm, Vinasun đạt doanh thu 1.550 tỷ đồng, lãi ròng tăng gần gấp đôi.
9 tháng đầu năm, Vinasun đạt doanh thu 1.550 tỷ đồng, lãi ròng tăng gần gấp đôi
Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2019 với doanh thu hơn 492 tỷ đồng, giảm hơn 8% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp tương ứng thu về 102 tỷ đồng. Biên lãi gộp ghi nhận 20,73%, cùng kỳ ghi nhận 21,7%.
Như vậy, luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vinasun đạt doanh thu 1.550 tỷ đồng; lãi ròng tăng gần gấp đôi, từ mức 54 lên 94 tỷ đồng.
Bên cạnh việc ghi nhận nguồn thu từ vận chuyển hành khách theo hợp đồng tăng, việc thanh lý xe, hoạt động kinh doanh của Vinasun đang dần hồi phục qua đà tăng trưởng từ thu nhập quảng cáo trên taxi. Cụ thể, sau 9 tháng thanh lý tài sản, Vinasun thu về giá trị thu khoảng 33 tỷ; thu nhập quảng cáo trên taxi xấp xỉ 33 tỷ đồng (tăng so với cùng kỳ năm 2019). Về hoạt động tài chính, lãi tiền gửi, tiền cho vay trong kỳ nhận hơn 6 tỷ đồng, chi phí lãi vay được tiết giảm.
Video đang HOT
Đây là thông tin khá bất ngờ bởi trước đó, trong 3 quý liên tiếp (quý 4/2018, quý 1 và 2/2019) Vinasun đều báo lỗ. Cụ thể, tổng kết 6 tháng đầu năm 2018, Vinasun đạt doanh thu 1.019 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận của công ty đạt 30 tỷ đồng, chưa bằng 1/4 so với mức 127 tỷ đồng nửa đầu năm 2017. Tiền thu về từ hoạt động thanh lý xe cũng ngày càng ít dần do số xe đã thanh lý ngày càng lớn. Trong tháng 5, quỹ đầu tư GIC Pte Ltd của Chính phủ Singapore đã quyết định thoái toàn bộ 5,4 triệu cổ phần đầu tư vào Vinasun với mức giá bán ra thấp hơn mức giá mua vào. Ước tính, quỹ đầu tư Singapore đã chấp nhận thua lỗ khoảng 120 tỷ đồng, tương đương 60% giá trị sau hơn 3 năm đầu tư vào Vinasun.
Hoàng Ngân
Theo Baogiaothong.vn
Công ty con của Becamex IDC gặp khó khi hàng bán bị trả lại, nợ quá hạn, thiếu vốn làm dự án
9 tháng 2019, TDC ghi nhận nhiều vấn đề trong báo cáo tài chính như hàng bán bị trả lại tăng đột biến, nợ quá hạn chưa thanh toán, thiếu vốn để tiếp tục thực hiện loạt dự án như Sông Cấm, TDC Plaza, Unitown giai đoạn 2.
Trong 9 tháng 2019, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HoSE: TDC) thực hiện được 906 tỷ đồng tổng doanh thu hợp nhất, tăng nhẹ gần 5% so cùng kỳ. Đáng nói, trong kỳ, TDC phải chịu tới 281 tỷ đồng các khoản giảm trừ doanh thu, chính là hàng bán bị trả lại, tăng vọt gấp 4,6 lần cùng kỳ.
Nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh 46% nên lợi nhuận gộp của TDC đạt 265 tỷ đồng, tăng gần 21% so cùng kỳ.
Tuy nhiên, do tăng sử dụng đòn bẩy tài chính lên 1.959 tỷ đồng nên chi phí lãi vay trong kỳ của TDC tăng vọt 95%, lên mức 151 tỷ đồng.
Sau cùng, TDC vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế 18 tỷ đồng, tăng khá 81% so mức 10 tỷ đồng của cùng kỳ. Kết quả này phần lớn nhờ đóng góp của quý 2 và 3 với 14 và 7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi quý 1 thua lỗ 2,5 tỷ đồng.
Hàng tồn kho của TDC vẫn duy trì ở mức 3,808 tỷ đồng, tăng gần 7% so đầu kỳ chủ yếu tập trung ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Ngoài ra, TDC còn ghi nhận 1.488 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn như đầu kỳ tại các dự án như phố Sông Cấm, TDC Plaza, Unitown giai đoạn 2... Đây là các dự án bị trì hoãn do TDC đang thiếu vốn để tiếp tục thực hiện.
TDC còn có tới 326 tỷ đồng nợ quá hạn chưa thanh toán cho Công ty TNHH Vsip Hải Phòng và các nhà cung cấp khác.
TDC có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC) nắm giữ 60,7% vốn.
Trên thị trường chứng khoán, theo đà hoạt động kinh doanh không mấy khả quan, cổ phiếu TDC cũng giảm mạnh hiện chỉ còn quanh mốc 9.000 đồng/cổ phiếu.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
PNJ lãi quý III tăng 17% Trong quý III, Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đạt 3.934 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết doanh thu tăng nhờ hệ thống ERP sau 6 tháng triển khai đã dần đi vào vận hành ổn định và sức mua các mặt hàng trang sức của thị trường dần...