Vì sao sau khi mất 1 năm, thi thể của Từ Hi Thái hậu mới được chôn cất?
Từ Hi Thái hậu qua đời năm 1908, tuy nhiên tới tận năm 1909 mới được chôn cất, vậy lí do thực sự là gì.
Từ Hi Thái hậu là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc. Bà là người có quyền lực nhất đời nhà Thanh và có lối sống xa hoa, sinh hoạt cầu kì.
Theo ghi chép lịch sử, khoản chi lớn nhất của Từ Hi Thái hậu chính là dành cho đồ ăn. Mỗi ngày Ngự Thiện phòng (nơi chuẩn bị đồ ăn cho các vị vua chúa ngày xưa) phải nấu hơn 100 món, nhưng bà chỉ ăn một ít, thức ăn thừa còn lại bà sẽ ra lệnh đem vứt đi.
Từ Hi Thái hậu là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc (Nguồn Sohu)
Từ Hi Thái hậu thích mùi trái cây nên mỗi ngày đều phải đặt trong phòng của bà hàng chục cân trái cây tươi để mùi hương tỏa ra khắp phòng. Hoặc những đôi tất mà Từ Hi Thái hậu sử dụng sẽ được làm bằng loại lụa đặc biệt, may thủ công và không có độ co giãn. Bà không bao giờ sử dụng một đôi tất tới lần thứ hai, vì vậy có hơn 3.000 người đảm nhận công việc làm tất cho bà.
Video đang HOT
Lối sống xa hoa của Từ Hi đã tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của nhà Thanh lúc đó. Năm 1908 bà qua đời, nhưng tới năm 1909 mới được chính thức được chôn cất. Có 2 lý do được đưa ra để giải thích cho việc này.
Thứ nhất, trước ngày bà mất, Hoàng đế Quang Tự băng hà. Tuy ông không có quyền lực, nhưng vẫn là hoàng đế, nên xét theo quy định của nhà Thanh, tang lễ của bà phải được tổ chức sau. Do lễ tang của Từ Hi Thái hậu bị hoãn, nên phải đợi tới tháng 9 năm 1909 mới là thời gian tốt, phù hợp để hoàn thành việc chôn cất bà.
Thứ hai, sau khi bà qua đời, những đồ cần chuẩn bị cho tang lễ của bà rất kĩ lưỡng và tinh xảo. Do đó, nhà Thanh đã phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc để chuẩn bị quan tài và đồ tùy táng cho tang lễ của Từ Hi Thái hậu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến một năm sau khi qua đời thi thể bà mới được chính thức chôn cất.
Trong quá trình chôn cất bà, bầu trời vốn đang trong xanh thì đột nhiên có giông bão, mưa như trút nước. Sau khi mưa dứt, bỗng nhiên có rất nhiều máu chảy ra từ trong quan tài. Bà đã chết cách đó 1 năm, tại sao lại có máu chảy ra, hiện tượng này khiến những người khiêng quan tài phải hoang mang. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đó có thể là chất lỏng trong quan tài rỉ ra khiến mọi người lầm tưởng là máu.
Vì sao các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời?
Trên các bộ phim truyền hình, chúng ta thường thấy các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp (móng tay giả) trên tay, vậy chúng được dùng để làm gì?
Hộ giáp là loại móng tay giả gắn đá quý, làm từ vàng, bạc, kim loại. Chúng thường được trong cung đình, do các cung tần và phi tần đeo trên ngón áp út và ngón út. Hộ giáp này được coi như món đồ trang sức của họ. Vậy những bộ hộ giáp này có ý nghĩa gì đặc biệt không?
Hộ giáp thường được các phi tần đeo ở ngón áp út và ngón út. (Ảnh: Sohu)
Theo các tài liệu lịch sử, hộ giáp xuất hiện từ thời Chiến quốc. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng tóc và móng tay là những phần gắn liền của cơ thể do cha mẹ trao cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta không được cắt chúng đi để thể hiện sự trân trọng. Tuy nhiên, móng tay nếu để quá dài sẽ rất dễ gãy, lại vướng víu khó hoạt động, vì thế, người ta tạo ra những bộ hộ giáp để bảo vệ phần móng tay.
Dù vậy việc đeo hộ giáp cũng gây ra những bất tiện khiến nhiều người khó chịu. Vì thế, sau này, chỉ có những người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc, xuất thân cao quý mới để móng tay dài và dùng hộ giáp. Xung quanh họ luôn có người hầu hạ, họ không cần phải lao động nên việc "nuôi" móng tay dài dễ dàng hơn những người phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân.
Ngoài ra, người xưa còn tin rằng, móng tay càng dài thì phúc khí càng lớn. Do đó, các phi tần đều nuôi móng tay thật dài. Thời gian trôi qua, họ bắt đầu nghĩ ra việc trang trí cho các bộ hộ giáp để làm đẹp cũng như thể hiện địa vị của mình.
Đến thời nhà Thanh, các bộ hộ giáp được nâng tầm và trở thành vật bất ly thân của các phi tần. Ngay cả cách trang trí cũng như nguyên liệu để làm hộ giáp cũng được làm theo địa vị, phân cấp của họ. Theo đó, hoàng hậu, hoàng quý phi hay quý phi sẽ dùng hộ giáp bằng vàng, bạc, ngọc trai, đá quý... Còn các phi tần cấp thấp hơn chỉ được dùng hộ giáp làm từ đồng, men sứ... Họa tiết của các bộ hộ giáp cũng được chạm khắc vô cùng tinh xảo, không chỉ có hình động vật, còn có cả chữ bên trên.
Đến thời nhà Thanh, hộ giáp trở thành món đồ không rời của các vị phi tần trong cung. (Ảnh: Sohu)
Không chỉ dùng để làm đồ trang sức, bộ hộ giáp của các phi tần còn có một tác dụng khác ít ai nghĩ tới. Đó là chúng được dùng để thu hút sự chú ý của hoàng thượng. Các vị phi tần cho rằng, sự chú ý của hoàng đế ngoài đặt trên vẻ ngoài của họ còn ở các bộ hộ giáp. Vì thế, phi tần đã không tiếc tiền của trang trí cho bộ hộ giáp sao cho chúng bắt mắt nhất có thể.
Một ưu điểm nữa của hộ giáp là chúng có thể giúp các phi tần che đi phần móng tay của mình. Có một sự thực là, móng tay của các phi tần trong cung không trắng đẹp như trên phim. Vì họ không làm gì trong một thời gian dài nên móng tay sẽ bị vàng hoặc đen đi. Do đó, việc đeo hộ giáp còn giúp cho họ che đi sự xấu xí trên móng tay.
Từ Hi thái hậu còn sử dụng hộ giáp như một món vũ khí phòng thân của mình. (Ảnh: Sohu)
Công dụng cuối cùng của các bộ hộ giáp là dùng như một món vũ khí. Người nghĩ ra cách ứng dụng hộ giáp làm vũ khí chính là Từ Hi thái hậu. Từ Hi là người đã gây thù chuốc oán với rất nhiều người khác, vì thế, bà luôn lo sợ bị ám sát. Sau đó, Từ Hi đã nghĩ ra cách giấu thuốc độc vào trong bộ hộ giáp của mình để giết chết kẻ thù.
Giải mã 6 hiện tượng gây khiếp sợ xảy ra sau khi Từ Hi thái hậu qua đời Hàng loạt hiện tượng bí ẩn xảy ra trong quá trình diễn ra tang lễ của Từ Hi thái hậu khiến nhiều người sau đó bàn tán không ngớt. Từ Hi thái hậu nắm quyền cai trị và kiểm soát đất nước suốt 47 năm vào cuối triều đại nhà Thanh. Ở thời đại phong kiến, việc một người phụ nữ đạt đến...