Vì sao Sacombank không bán được Vàng bạc Đá quý Phương Nam?
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) tiếp tục rao bán lần thứ 9 lô cổ phần sở hữu tại CTCP Thương mại Vàng bạc Đá quý Phương Nam ( NJC).
Theo đó, Sacombank bán cả lô 17,96 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm chỉ 86,7 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với giá khởi điểm lần đầu là 201 tỷ đồng, tức giảm hơn 56%.
Thời gian nhận đăng ký và đặt cọc đấu giá lần này từ 9/12 đến hết ngày 13/12.
Công ty Vàng Phương Nam là công ty con của Ngân hàng Phương Nam trước khi sáp nhập vào Sacombank. Ông Trầm Bê là cổ đông sáng lập và giữ chức Phó chủ tịch tại công ty.
Theo báo cáo tài chính của Sacombank, ngoài việc nắm giữ cổ phần tại công ty vàng, ngân hàng còn có khoản phải thu hơn 503 tỷ tại đây và một khoản phải thu đầu tư gần 65 tỷ.
Đây là khoản phải thu liên quan đến hoạt động mua bán vàng giữa Công ty Vàng Phương Nam và Ngân hàng Phương Nam phát sinh trước khi sáp nhập. Tài sản đảm bảo cho khoản phải thu này là lô cổ phiếu có mệnh giá 681 tỷ đồng.
Phía Sacombank cũng cho biết khoản phải thu này cũng đã được đề xuất bán cho VAMC theo đề án tái cơ cấu Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Hiện tại, các thủ tục bán chưa được hoàn tất và ngân hàng đã trích lập dự phòng khoản phải thu này theo năng lực tài chính.
Công ty Vàng Phương Nam có vốn điều lệ 450 tỷ, được thành lập năm 2007, từng là doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn tại thị trường phía Nam.
Video đang HOT
Về hoạt động kinh doanh, trong giai đoạn 2009-2010, doanh thu mỗi năm của Vàng Phương Nam đều đạt trên 7.000 tỷ, lợi nhuận thu về khoảng 30-40 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ năm 2011, hoạt động kinh doanh của Vàng Phương Nam bắt đầu lao dốc và thua lỗ vào năm 2013. Kết quả kinh doanh mới nhất mà Vàng Phương Nam công bố là năm 2015 và 2016 đều lỗ lần lượt 14 tỷ đồng và 3,5 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2016, tổng tài sản của công ty vàng này vào khoảng 1.015 tỷ. Trong đó, nợ phải trả chiếm trên 60% với hơn 616 tỷ đồng, chủ yếu là phải trả người bán ngắn hạn.
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2017, ban lãnh đạo công ty đã trình cổ đông thông qua kế hoạch 2017 với con số lợi nhuận bị bỏ ngỏ vì đã thua lỗ nhiều năm liên tiếp và khó có thể bù đắp hết chi phí cùng lỗ lũy kế.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
'Con cưng' một thời của Trầm Bê được rao bán lần thứ 9, giá khởi điểm chưa bằng nửa mệnh giá
18 triệu cổ phiếu của Công ty Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) - "con cưng" một thời của Trầm Bê - tiếp tục được Sacombank rao bán với giá khởi điểm lần thứ 9 chưa bằng một nửa mệnh giá.
'Con cưng' một thời của Trầm Bê được rao bán lần thứ 9, giá khởi điểm chưa bằng nửa mệnh giá
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa đưa ra thông báo lần thứ 9 về việc chào bán trọn lô cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC).
Theo đó, Sacombank muốn bán trọn lô 17.960.000 cổ phiếu với giá khởi điểm chào bán là trên 86,7 tỷ đồng.
Thời gian đăng ký và đặt cọc là từ ngày 09/12/2019 đến 16h00 ngày 13/12/2019.
Trước đó, Sacombank từng có 8 lần rao bán lô cổ phiếu này nhưng đều thất bại. Giá khởi điểm lần chào bán đầu tiên là trên 201 tỷ đồng.
Như vậy, giá khởi điểm lần thứ 9 chỉ bằng vỏn vẹn 43% giá chào ban đầu và tính theo mỗi cổ phiếu, giá khởi điểm lần này tương đương 4.830 đồng/cổ phiếu, nghĩa là chưa bằng một nửa mệnh giá.
NJC từng là "con cưng" một thời của đại gia Trầm Bê - người đã bị bắt vào ngày 1/8/2017 vì hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó hơn một tháng, Trầm Bê vẫn tham dự và phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông NJC trên cương vị là Phó Chủ tịch HĐQT.
NJC có vốn điều lệ 450 tỷ đồng, từng là một thế lực trong ngành vàng bạc. Năm 2008, doanh thu của doanh nghiệp này lên đến 5.442 tỷ đồng, tiếp tục tăng lên 6.617 tỷ đồng vào năm 2009 và lên mức 7.652 tỷ đồng vào năm 2010.
Tuy nhiên, sang năm 2011, tình hình kinh doanh của NJC bắt đầu lao dốc, xuống mức 2.816 tỷ đồng doanh thu và chỉ còn 588 tỷ đồng vào năm 2012.
Năm 2013 và năm 2014, doanh thu tiếp tục teo tóp, lần lượt ở mức 409 tỷ đồng và 155 tỷ đồng.
Năm 2015, doanh nghiệp "con cưng" của Trầm Bê ghi nhận doanh thu chỉ 148 tỷ đồng nhưng lỗ tới 41 tỷ đồng. Năm 2016 "may mắn" chỉ lỗ 3,5 tỷ đồng.
Tổng tài sản của NJC cuối năm 2016 - năm tài chính ngay trước khi Trầm Bê bị bắt - ở mức 1.015 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm 61% tổng tài sản với hơn 616 tỷ đồng, chủ yếu là phải trả người bán ngắn hạn. Công ty không có nợ vay tài chính.
Từ khi kết quả kinh doanh lao dốc, ban lãnh đạo NJC nói chung và Trầm Bê nói riêng từng nhiều lần bày tỏ mong muốn mua lại lượng cổ phần nhỏ lẻ (tương đương khoảng 15% vốn điều lệ) để đưa NJC về mô hình Công ty TNHH. Tuy nhiên, mong muốn này chưa được thực hiện thì Trầm Bê bị bắt.
Về phía Sacombank, bên cạnh việc sở hữu lượng lớn cổ phần NJC (tiếp nhận sau khi sáp nhập Ngân hàng Phương Nam), ngân hàng này còn khoản phải thu 64,8 tỷ tiền đầu tư vào NJC, được ủy quyền cho một cá nhân đứng tên sở hữu.
Sacombank cho biết đã trích lập đầy đủ dự phòng khoản phải thu này và sẽ thực hiện xử lý theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với đó, báo cáo tài chính của Sacombank cũng ghi nhận khoản phải thu lên đến 503 tỷ đồng đối với NJC. Khoản phải thu này liên quan đến hoạt động mua bán vàng giữa NJC và Ngân hàng Phương Nam.
Tài sản đảm bảo cho các khoản phải thu này là hơn 51 triệu cổ phiếu của một tổ chức tín dụng, có mệnh giá là 510 tỷ đồng tại ngày 31/12/2018. Đến ngày 30/6/2019, Sacombank cho biết lượng cổ phiếu đảm bảo cho khoản phải thu trên có mệnh giá 681 tỷ đồng.
Được biết, Sacombank đã đề xuất bán khoản phải thu này cho VAMC theo đề án tái cơ cấu nhưng đến hết tháng 6/2019 vẫn chưa hoàn tất các thủ tục. Ngân hàng đang thực hiện trích lập dự phòng theo năng lực tài chính.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Trước thềm 2020 cận kề: Chỉ mới 17 ngân hàng áp chuẩn Basel II Theo Thông tư 41/2016/TT-Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1/1/2020 là thời điểm tất cả các ngân hàng phải tuân thủ các quy định Basel II. Tuy nhiên, trong số 10 ngân hàng được thí điểm vẫn còn nhà băng đang chạy đua với thời gian trước...