Vì sao SABECO không phải nộp ngân sách hơn 2.495 tỷ đồng như kết luận của Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước vừa có thông tin cụ thể về việc Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn ( SABECO) không phải nộp hơn 2.495 tỷ đồng vào ngân sách theo kiến nghị trước đó của cơ quan này.
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, ngày 25/12/2019, KTNN đã có công văn gửi SABECO thông báo về việc kiến nghị không phải nộp NSNN số lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 của SABECO.
Trong Công văn nêu rõ: Tại Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2016 của SABECO, KTNN đã kiến nghị SABECO nộp NSNN số lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 là hơn 2.495 tỷ đồng.
Theo KTNN, tại thời điểm kiểm toán, việc kiến nghị của KTNN đối với SABECO (doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước chiếm 89,59% vốn điều lệ) là phù hợp với các quy định của Nhà nước về trách nhiệm của người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước.
Tuy nhiên, ngày 18/12/2017 (sau thời điểm kết thúc kiểm toán), Bộ Công Thương đã bán đấu giá 343 triệu cổ phiếu do Nhà nước sở hữu, tương đương 53,59% vốn điều lệ của SABECO cho Công ty TNHH Vietnam Beverage (Công ty con của ThavBev). Căn cứ ý kiến của các Bộ: Tài chính, Công Thương, Tư pháp và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 196/TB-VPCP ngày 04/12/2019, nay, KTNN điều chỉnh, bỏ kiến nghị này.
Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh, bỏ kiến nghị SABECO phải nộp hơn 2.495 tỷ đồng vào NSNN
KTNN cho biết, tại cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2016 đối với SABECO, KTNN đã căn cứ vào Điều 43 và Điều 48 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ; Điều 13 Thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11/4/2016 của Bộ Tài chính.
Theo đó, KTNN đã kiến nghị SABECO nộp vào NSNN số lợi nhuận chưa phân phối đến 31/12/2016 là hơn 2.495 tỷ đồng; nguyên nhân do người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không tổ chức Đại hội cổ đông để phân phối và nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
Video đang HOT
“Việc KTNN kiến nghị SABECO tại thời điểm là Doanh nghiệp Nhà nước (trước khi tổ chức đấu giá để Công ty TNHH Vietnam Beverage mua 53,59% cổ phần của SABECO do Nhà nước sở hữu) phải nộp lợi nhuận chưa phân phối đến 31/12/2016 là chính xác và đúng quy định pháp luật” – Kiểm toán Nhà nước khẳng định.
Tuy nhiên, theo KTNN, sau đó Nhà nước đã bán đấu giá 53,59% cổ phần của SABECO do Nhà nước sở hữu cho Vietnam Beverage. Để giải quyết dứt điểm kiến nghị của ThaiBev và SABECO liên quan đến việc nộp lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 của SABECO, KTNN đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cho ý kiến về 2 vấn đề.
Một là, Bản công bố thông tin về việc thoái vốn cổ phần của Bộ Công Thương tại SABECO có trình bày đầy đủ, rõ ràng về việc SABECO sử dụng lợi nhuận sau thuế năm 2016 trở về trước để dự phòng nguồn cho nộp phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp phát sinh từ khoản thuế TTĐB phải nộp bổ sung giai đoạn 2007-2015; SABECO có nghĩa vụ tiếp tục phải nộp phạt hành chính và tiền chậm nộp thuế phát sinh từ khoản thuế TTĐB phải nộp bổ sung giai đoạn 2007-2015 để nhà đầu tư biết hay không?
Hai là, giá trị doanh nghiệp làm cơ sở xác định giá khởi điểm chào bán cổ phần của Nhà nước tại SABECO có bao gồm khoản lợi nhuận sau thuế năm 2016 trở về trước của SABECO hay không.
Trường hợp Bộ Công Thương, Bộ Tài chính kiểm tra lại hồ sơ thoái vốn Nhà nước tại SABECO cho thấy giá trị doanh nghiệp làm cơ sở xác định giá khởi điểm chào bán cổ phần của Nhà nước tại SABECO đã bao gồm khoản lợi nhuận sau thuế năm 2016 trở về trước thì KTNN sẽ điều chỉnh giảm kiến nghị, không tiếp tục đề nghị SABECO nộp NSNN số lợi nhuận chưa phân phối nêu trên.
Sau khi nhận được ý kiến các Bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã có kết luận chỉ đạo, KTNN chính thức thông báo điều chỉnh, bỏ kiến nghị SABECO phải nộp NSNN số lợi nhuận chưa phân phối hơn 2.495 tỷ đồng trên.
Cũng nội dung tương tự, Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2016 tại Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO), KTNN đã kiến nghị nộp Ngân sách Nhà nước lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2016 là gần 1.392 tỷ đồng, đến ngày 30/11/2019, HABECO cơ bản đã nộp đầy đủ.
Theo anninhthudo.vn
Tỷ phú Thái thâu tóm thêm một nhà máy bia Việt
Tập đoàn ThaiBev (thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi) vừa chi thêm tiền để nắm cổ phần chi phối tại liên doanh nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn - Lâm Đồng.
Thai Beverage Pubilc Co. Ltd vừa thông báo về việc nâng tỷ lệ sở hữu gián tiếp tại Công ty CP Bia Sài Gòn - Lâm Đồng, chủ nhà máy sản xuất bia cùng tên tại tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể, nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng vừa tăng vốn từ 100 tỷ lên 200 tỷ đồng để mở rộng công suất hoạt động. Trong đợt tăng vốn này, ThaiBev thông qua Sabeco đã góp thêm 86 tỷ đồng vào liên doanh nhà máy.
Qua đó, tỷ lệ sở hữu gián tiếp của ThaiBev tại nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng tăng từ 20% lên 52,91% và nắm quyền chi phối hoạt động của nhà máy.
Trước đó, Sabeco chỉ nắm 20% vốn tại nhà máy sản xuất bia này, phần còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông có trụ sở tại tỉnh Lâm Đồng.
ThaiBev sở hữu thêm một công ty con sản xuất bia tại thị trường Việt Nam là nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng. Ảnh minh họa: Reuter.
Sau đợt tăng vốn, hai cổ đông sáng lập khác nắm gần 2% vốn nhà máy và nhóm cổ đông Lâm Đồng sở hữu trên 45% còn lại.
Vị trí Chủ tịch nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng cũng được thay đổi từ ông Nguyễn Thành Nam - nguyên Tổng giám đốc Sabeco, thành ông Teo Hong Keng - Phó tổng giám đốc Sabeco hiện tại.
Thông báo của ThaiBev cũng cho biết nhờ việc đầu tư thêm tiền vào Bia Sài Gòn - Lâm Đồng, tập đoàn đã sở hữu thêm một công ty con hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bia rượu tại Việt Nam. Trong đó, Sabeco là công ty con trực tiếp sở hữu nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng.
Liên quan tới hoạt động kinh doanh bia tại thị trường Việt Nam của ThaiBev, mới đây đã xuất hiện thông tin cho rằng kế hoạch niêm yết mảng bia tại Việt Nam và Thái Lan của tập đoàn này chỉ nhằm mục đích chào bán Sabeco cho đối tác ngoại, cụ thể là Budwesier APAC.
Tuy nhiên, đại diện ThaiBev đã phủ nhận thông tin này.
Đại diện doanh nghiệp này cho biết, thông qua công ty con - Vietnam Beverage, ThaiBev tự tin về hoạt động kinh doanh ở Việt Nam và giữ vững cam kết đưa Sabeco và thương hiệu Bia Sài Gòn thành niềm tự hào của Việt Nam.
Lãnh đạo tập đoàn cũng nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những thị trường cốt lõi và một phần không thể thiếu trong mục tiêu trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành đồ uống ở Đông Nam Á của ThaiBev.
Tập đoàn vẫn đang nghiên cứu về tiềm năng của việc niêm yết mảng kinh doanh bia trên sàn chứng khoán và nhấn mạnh quá trình này mới chỉ ở giai đoạn đầu và không có gì chắc chắn đảm bảo sẽ có giao dịch nào xảy ra.
Nếu ThaiBev huy động thành công 2,5 tỷ USD từ việc IPO mảng bia, đây sẽ là thương vụ niêm yết lớn nhất trên sàn chứng khoán Singapore từ năm 2011.
Mảng kinh doanh bia của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi gồm thương hiệu bia Chang (Thái Lan) và Bia Sài Gòn (Việt Nam) sau khi ThaiBev chi ra 5 tỷ USD để mua lại 53,6% tại Sabeco.
Sau thương vụ vào cuối năm 2017 này, tập đoàn của tỷ phú Charoen trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất đồ uống lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Ông chủ ThaiBev hiện cũng là người giàu nhất Thái Lan với khối tài sản 19,6 tỷ USD, theo dữ liệu của Bloomberg.
Theo Zing.vn
Tỷ phú Thái có thêm một công ty con tại Việt Nam Thành viên của Thaibev vừa góp tiền để nắm 52,91% cổ phần sau đợt tăng gấp đôi vốn điều lệ của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Lâm Đồng. Thai Beverage Pubilc Co. Ltd, thành viên của tập đoàn Thaibev, vừa thông báo công ty con gián tiếp là Bia Sài Gòn - Lâm Đồng đã tăng gấp đôi vốn điều...