Vì sao rắn liên tục xuất hiện cắn người?
Tình trạng phá rừng khiến rắn “mất nơi trú ẩn” được cho là một trong những nguyên nhân chính lý giải việc gần đây rắn liên tục xuất hiện tấn công con người.
Một năm qua, gia đình anh Nhàn (huyện Nam Đàn, Nghệ An) có đến 5 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Người dân nơi đây đang vô cùng hoang mang.
Gần cuối tháng 8 vừa qua, đang nằm ngủ một mình trên giường, chị Phạm Thị Dung (39 tuổi, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) bất ngờ bị con rắn cỡ lớn cắn vào chân.
Sau khi được sơ cứu tại một nhà thầy lang, chị được người nhà đưa lên bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Lộc cấp cứu. Tuy nhiên, do chất độc đã ngấm sâu vào cơ thể nên chị Dung tử vong không lâu sau.
Nửa tháng sau, tại miền Tây cũng liên tiếp xảy các vụ rắn lục đuôi đỏ bò vào tận giường cắn trẻ em đang ngủ. Cụ thể, cháu Tăng Hữu Hưng (11 tuổi, ở TP Cần Thơ) bị rắn cắn vào mu bàn tay, dẫn đến rối loạn đông máu nặng.
Cháu Nguyễn Đăng Khoa (30 tháng tuổi, ở Vĩnh Long) cũng bị rắn cắn vào bàn tay. Sau khi được điều trị phác đồ huyết thanh kháng nọc rắn, hiện sức khỏe bé đã ổn định.
Tại Nghệ An, rắn lục đuôi đỏ liên tiếp gây ra nhiều vụ cắn người. Theo người dân địa phương, nhiều rắn lục không biết từ đâu xuất hiện hàng loạt ở Khánh Sơn (huyện Nam Đàn, Nghệ An) tấn công nhiều người dân. Thậm chí, một gia đình 6 người thì có tới 5 thành viên bị rắn cắn.
Người dân ở khu vực xã Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An vô cùng hoang mang trước tình trạng rắn tràn vào nhà. Ảnh: Phạm Hòa.
Theo giáo sư, tiến sĩ Đặng Huy Huỳnh (Chủ tịch hội Động vật học), khu vực Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An là nơi có nhiều loại rắn lục đuôi đỏ. Vườn quốc gia, khu bảo tồn của khu vực này đều có loại rắn này.
Video đang HOT
Đây không phải loại rắn cực độc có thể gây chết người ngay, nhưng nếu không được sơ cứu cũng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Đang ngồi xem tivi trong nhà, nghe con gọi có rắn cạp nong nằm ở mép bờ rào, anh Toản dùng áo bắt nhưng bị cắn vào tay.
Lý giải về tại sao loại rắn này liên tục xuất hiện tấn công người dân thời gian gần đây, giáo sư Huỳnh cho hay, rắn thường sống ở những khu vực rừng núi, nhiều cây cối rậm rạp. Tuy nhiên, tình trạng tàn phá rừng, rắn không còn nơi trú ẩn, mất chỗ ở nên quay ra tìm về nhà dân. Việc này tương tự giống như đàn voi ở Tây Nguyên.
Nỗi bất an mang tên rắn lục đuôi đỏ
“Rừng không chỉ là nơi trú ẩn mà còn là nơi cung cấp các nguồn thức ăn cho rắn sinh tồn. Rừng bị tàn phá, khu vực nhà dân thường có chuột, ếch, nhái, côn trùng… – những thức ăn mà rắn ưa thích – nên cũng là một khả năng lý giải việc rắn tìm đến khu vực dân cư sinh sống”, giáo sư Huỳnh nói.
Tình trạng phá rừng, mưa nhiều cũng là một trong những nguyên nhân rắn xuất hiện nhiều quanh khu vực dân sinh sống. Ảnh: Người dân cung cấp.
Vẫn theo giáo sư này, nếu các khu vực này xuất hiện mưa nhiều, mưa bất thường thì cũng là một nguyên nhân. Rắn là loài thích những nơi ẩm nhưng nếu nơi cư trú quá ướt thì nó sẽ tìm đến nơi khô hơn, mát vừa để ẩn.
Chủ tịch Hội động vật học khuyến cáo, các gia đình cần chú ý dọn dẹp cây cối, phát quang bụi rậm, chú ý tới các khu vực nhà kho, gầm ban, tủ, không nên để những đống rơm rạ sát nhà.
Do rắn có thói quen hay đi tìm thức ăn về đêm nên người dân không nên ngủ dưới nền đất ẩm. Buổi tối mọi người nên hạn chế ra ngoài, thường xuyên chú ý tới những khu vực xung quanh bể nước, bồn tắm, máy giặt vì đây cũng là những khu vực mát, rắn thích trú ẩn.
Nếu buộc phải đi trong đêm, người dân cố gắng đi ủng, giày cao cổ và quần dài, nên đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ. Rắn sẽ không cắn nếu con người không tác động đến nó. Khi đối diện với rắn người dân cần hết sức bình tĩnh, nên tìm dụng cụ để xua đuổi. Các gia đình cũng không cần phun thuốc hay hóa chất để diệt.
“Rắn thường sợ chó vì loài này hay bắt rắn. Người dân có thể nuôi thêm chó trong nhà để đề phòng”, giáo sư Huỳnh khuyên.
Hàng trăm người bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở ĐBSCL
Bệnh nhân bị rắn cắn cần được: bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn); cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.
Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt, không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Người dân tuyệt đối không nên tự ý trích, rạch, chọc vào vết thương bị cắn, không chườm đá, hút nọc độc…
Bị người vây quanh, rắn hổ mang chúa nặng 6,3 kg chui vào hang chuột tìm cách trốn thoát. Tuy nhiên, do quá dài nên chui không lọt, rắn bị người dân đánh nhừ tử rồi bắt bỏ vào bao.
Theo_Zing News
Rắn độc cắn chết một cán bộ xã
Phát hiện con rắn cạp nong bò vào mép bờ rào, anh Toản dùng áo vấn vào tay để bắt thì bị rắn cắn và tử vong sau đó.
Rắn lục đuôi đỏ bò quanh nhà dân vào ban đêm.
Vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Xá Lượng, huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An).
Sáng 16/10, ông Lương Văn Phan, chủ tịch UBND xã Xá Lượng xác nhận thông tin nói trên và cho biết, chiều cùng ngày, gia đình và địa phương sẽ tổ chức mai táng cho nạn nhân.
Trước đó, khoảng 19h15' ngày 15/10, anh Lô Văn Toản (SN 1977, trú bản Xiêng Hương, Phó trưởng CA xã Xá Lượng) đang ngồi xem ti vi thì nghe đứa con đầu lòng gọi ra xem có rắn cạp nong bò vào mép bờ rào.
Phát hiện con rắn đang cuộn tròn, anh Toản dùng khúc gỗ đè lên, tay kia vấn áo để bắt.
Tuy nhiên trong lúc bắt rắn, anh bị con vật cắn vào bàn tay trái. Sau đó, nạn nhân đập chết con rắn rồi chỉ nặn máu ở vết thương, rửa tay vào nhà mà không đi sơ cấp cứu.
Khoảng 1 giờ đồng hồ sau, anh Toản bắt đầu có các dấu hiệu buồn nôn, khó thở, đau tức ngực, chân tay sưng lên.
Ngay sau đó, gia đình vội đưa nạn nhân đến BVĐK huyện Tương Dương để cấp cứu nhưng đã quá muộn.
Các bác sỹ cho biết nọc độc của rắn đã lan khắp cơ thể, xâm nhập vào các cơ quan nội tạng của nạn nhân. Sau gần 1 giờ được cấp cứu, anh Toản đã tử vong.
Theo Vietnamnet
Đứng xem hoa mận, bị rắn lục lao vào cắn Đang đứng rung cành mận để nước trên cành rơi xuống, bất ngờ ông Năm bị con rắn lục đuôi đỏ cắn vào tay. Hiện bàn tay của ông Năm đang có nguy cơ bị hoại tử. Rắn lục đuôi đỏ liên tục tấn công người dân ĐBSCL (ảnh bác sĩ Kiên cung cấp) Ngày 11/10, ông Hồ Văn Năm (SN 1951) ở...