Vì sao rắn hổ mang xẻ thịt nhau lại không trúng độc chết?
Hổ mang (Cobra snake), một loài rắn kịch độc, nổi tiếng với khả năng tiêu diệt các loải rắn khác, thậm chí cả đồng loại của chúng.
Tuy nhiên điều lạ ở chỗ, trong quá trình giao đấu bị thương và ngấu nghiến, ăn tươi nuốt sống con mồi kịch độc, rắn hổ mang lại không hề trúng độc chết như lẽ thường.
“Sau khi xem chương trình tivi “Cuộc sống của những sinh vật máu lạnh” (Life in Cold Blood) tôi thắc mắc rằng liệu những con rắn độc có bị trúng độc hay không khi nó ăn những con mồi chứa nọc độc mà nó săn được cũng như việc nó không thể tránh khỏi nuốt phải chính chất độc khi nó tiết ra lúc ngoạm con mồi”, Beth, một độc giả gửi câu hỏi cho trang The Naked Scientist, một chuyên trang nổi tiếng giải đáp những vấn đề khoa học.
Hổ mang chúa ăn tươi nuốt sống đồng loại.
Theo trả lời của The Naked Scientist, nọc độc mà rắn sử dụng là một loại protein được cấu tạo bởi các khối amino acid. Khi rắn nuốt những chất protein kịch độc này vào dạ dày, hệ thống acid và enzyme sẽ phá vỡ các protein đó làm cho chúng trở nên vô hại. Loại độc tố này chỉ có khả năng gây hại khi chúng lọt ra ngoài đường ruột và xâm nhập vào hệ tuần hoàn của kẻ ăn thịt.
The Naked Scientist cũng tiết lộ rằng, khi một con rắn độc cắn một con mồi những tế bào nhỏ xung quanh những ống dẫn độc của nó phun nọc độc xuống đường dẫn vào các lỗ mà răng rắn cắn vào con mồi. Từ đó giúp rắn không bị nuốt phải chất độc mà nó tạo ra. Thậm chí nếu có nuốt phải thì ở một số loài rắn độc cũng có khả năng kháng độc. Đó chính là hai cách để rắn không bị đầu độc bởi chính nó.
Trong quá trình tìm hiểu loài rắn hổ mang, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, loài rắn này có khả năng đề kháng đối với các chất độc thần kinh. Điều thú vị qua phân tích trình tự ADN và so sánh giữa các loài lại cho thấy rắn hổ mang và cầy măng-gút (loài chuyên ăn rắn độc) có sự tương đồng nhau. Cả hai đều có phân tử đường trong các thụ thể giúp chúng không kết nối với các chất độc thần kinh. Chính điều đó làm cho rắn hổ mang có khả năng kháng độc.
Video đang HOT
Rắn hổ mang có khả năng kháng độc giống như cầy Măng-gút
Ngược lại rắn hổ mang và cầy măng-gút, theo trang Zoltantakacs, các loài như con người, chuột, mèo, gà đều có trình tự ADN nhạy cảm với các chất độc thần kinh. Điều đó khiến chúng khó mà chống đỡ nổi khi bị rắn kịch độc cắn.
Được biết, rắn hổ mang sinh sống chủ yếu ở vùng Đông Á, Nam Phi, chúng có tuổi thọ lên tới 20 năm. Nọc độc của rắn hổ mang chứa chủ yếu là các chất độc thần kinh. Khi bị rắn hổ mang cắn, các chất độc này sẽ tấn công hệ thống thần kinh trung ương của nạn nhân, gây ra một loạt triệu chứng như mắt mờ, chóng mặt, buồn ngủ, tê liệt, trụy tim và hôn mê. Nếu không chữa trị kịp thời thì có thể tử vong.
Minh Nhân
Theo Khám phá
Phương pháp 'đóng băng' lần đầu tiên được áp dụng ở người
Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa, các bác sĩ sử dụng liệu pháp "đóng băng" (suspended animation) để cứu những bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng.
Theo tạp chí New Scientist, bác sĩ Samuel Tisherman thuộc Trường Y Đại học Maryland (Mỹ) cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã đưa một bệnh nhân vào trạng thái "đóng băng". "Chúng tôi có cảm giác rất kỳ dị khi lần đầu áp dụng phương pháp này", bác sĩ Tisherman kể.
Kỹ thuật này có tên gọi Bảo vệ và hồi sức khẩn cấp (EPR), được áp dụng tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Baltimore), dành cho các bệnh nhân được đưa đến cấp cứu vì bị chấn thương nghiêm trọng như trúng đạn hoặc bị đâm dao.
Các bệnh nhân này thường mất hơn một nửa lượng máu trong cơ thể và rơi vào tình trạng trụy tim. Trong trường hợp này, các bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp trong vòng vài phút và bệnh nhân chỉ có chưa đầy 5% cơ hội sống sót.
Liệu pháp "đóng băng" giúp các bác sĩ có thêm thời gian cứu sống người bệnh. Ảnh: Engadget.
Với phương pháp EPR, các bác sĩ rút sạch máu của bệnh nhân, thay thế bằng "nước muối đông lạnh". Khi đó, nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân hạ xuống 10-15 độ C, hoạt động não ngừng hoàn toàn.
Bệnh nhân rơi vào trạng thái chết lâm sàng tạm thời. EPR có tác dụng chặn đứng tình trạng mất máu và nguy cơ trụy tim. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm vài giờ để phẫu thuật xử lý các chấn thương của bệnh nhân thay vì vài phút.
Nghe có vẻ là một phương pháp trị liệu hoàn hảo, nhưng EPR vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Với việc bơm nước muối đông lạnh vào cơ thể, các mô cơ của bệnh nhân có thể bị thiếu hụt oxy trong một thời gian dài, gây ra tác dụng phụ.
Nếu có thể khắc phục những rủi ro và được áp dụng rộng rãi, liệu pháp EPR sẽ là một bước tiến lớn của y học. Thông thường, các ca phẫu thuật chấn thương nghiêm trọng thất bại vì áp lực thời gian đối với bác sĩ chứ không hoàn toàn do độ nguy hiểm của vết thương.
Nếu liệu pháp EPR được áp dụng rộng rãi, rất nhiều bệnh nhân sẽ được cứu sống. Ảnh: New Scientist.
EPR có thể giải quyết được vấn đề này và giúp các bác sĩ có thêm nhiều thời gian để phản ứng với tình huống khó khăn.
EPR là công trình nghiên cứu lớn của bác sĩ Samuel Tisherman. Ban đầu, ông nhận thấy những hạn chế trong việc cấp cứu các nạn nhân bị chấn thương nghiêm trọng vì đa phần cơ sở y tế hiện đại ở Mỹ cách quá xa các khu dân cư.
Do đó, bác sĩ Tisherman dành gần như cả sự nghiệp để nghiên cứu EPR và đến nay ca phẫu thuật đầu tiên bằng cách "đóng băng" bệnh nhân đã được áp dụng vào thực tế.
Theo Zing
Thám tử truy tìm thú cưng thất lạc Tìm vật nuôi thất lạc không phải là điều dễ dàng đối với những ai không hiểu được thói quen và tập tính của động vật. Cho dù bạn thật sự yêu thương chúng như một thành viên trong nhà thì cũng không thể vì quá sốt ruột mà đến tìm công an để điều tra tìm về. Bởi vì thực chất chúng...