Vì sao radar Nga, Trung Quốc dễ dàng phát hiện máy bay tàng hình Mỹ?
Có một xu hướng ngày càng tăng rằng radar của Nga và TQ có khả năng dễ dàng phát hiện các máy bay tàng hình của Mỹ và tấn công chúng trong một cuộc đối đầu tiềm năng.
Đó là nhận định của một cựu quan chức cấp cao Hải quân Mỹ.
Các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ như F-22 Raptor và F-35 Lighting II (JSF) được bảo vệ bởi công nghệ tàng hình và tối ưu hóa với các radar mục tiêu tần số cao nhưng lại không hiệu quả với các radar tần số thấp hơn. Cho đến tận bây giờ, sự tập trung của Mỹ vào các tần số cao hơn không phải là vấn đề bởi vì về mặt truyền thống, các radar tần số thấp không có khả năng tạo ra “các loại vũ khí theo dõi có chất lượng”.
Máy bay chiến đấu F-35.
Trong khi đó, JSF và F-22 được bảo vệ trước các tần số cao hơn như tần số Ku, X, X và S, nhưng cả hai loại máy bay trên đều bị radar của đối phương phát hiện khi hoạt động ở các tần số có bước sóng dài như L, UHF và VHF.
Nói cách khác, các radar của Nga và Trung Quốc nhìn chung có thể phát hiện một chiếc máy bay tàng hình nhưng không chắc có đủ sự rõ ràng để xác định vị trí chính xác của máy bay để thực hiện một vụ phóng tên lửa. Tuy nhiên, điều này đang bắt đầu thay đổi. Công nghệ tàng hình kém hiệu quả hơn trước các radar hoạt động ở dải X-band (8-12 GHz), và radar bước sóng siêu ngắn (30 MHz-3 GHz) có thể thấy rõ máy bay tàng hình, giống như các hệ thống radar chống tàng hình được quân đội Nga đưa vào sử dụng. Những radar như vậy cũng được trang bị cho tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Các radar phát hiện và kiểm soát bắn đang từng bước được tích hợp một loạt các tần số, với việc hệ thống máy tính được cải thiện, các radar tần số thấp ngày càng có khả năng phát hiện các mục tiêu chính xác hơn. Hơn nữa, các tàu chiến mới của Nga và Trung Quốc đang được tích hợp cả radar tần số cao và tần số thấp. Ví dụ, tàu chiến Type 052C Luyang II và Type 052D Luyang III của Trung Quốc đều có radar tần số cao và tần số thấp. “Các đối thủ tiềm năng trong tương lai đang tích hợp các radar tần số thấp trên các phương tiện chiến đấu của họ cùng với hệ thống radar tần số cao. Nếu bạn không có những đối sách phù hợp với những radar đó, bạn không thể sống sót”, vị quan chức hải quân trên nói trong điều kiện dấu tên.
Cũng theo vị quan chức trên, mặc dù Hải quân Mỹ đã có Hệ thống Kiểm soát-Phòng không tổng hợp NIFC-CA vốn rất được ca tụng, nhưng cũng không thể giúp được gì nhiều để cải thiện tình hình. Thứ nhất, do sự gia tăng của các hệ thống radar tần số thấp, có những nghi ngờ nghiêm túc về khả năng sống sót của máy bay F-35C chống lại những hệ thống phòng không dày đặc. Thứ hai, Trung Quốc và Nga là gần như chắc chắn sử dụng khả năng tấn công không gian mạng và điện tử để phá vỡ NIFC-CA, vốn phụ thuộc gần như hoàn toàn và sự liên kết các dữ liệu.
Video đang HOT
Tàu khu trục Type 052D Luyang III của Trung Quốc.
Ngoài ra, các đối thủ tiềm năng – Trung Quốc và Nga – đang phát triển các tên lửa chống bức xạ tầm xa, có thể có mục tiêu trung tâm là đánh bại mạng lưới NIFC-CA và Hệ thống chỉ huy, cảnh báo trên không E-2D Hawkeye tiên tiến của Mỹ.
Khác với nhiều nước vốn đi theo những chiến lược đặc biệt để xác định các hệ thống vũ khí tương lai (thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ sở công nghiệp và cơ cấu lực lượng hiện có), công tác kế hoạch quốc phòng của Nga có cách tiếp cận có hệ thống và nguyên tắc nhằm thách thức một cách đối xứng sức mạnh Mỹ cũng như thách thức một cách phi đối xứng các điểm yếu của Mỹ. Các lựa chọn của Nga đã được hướng dẫn bởi kế hoạch phòng không chiến thuật của phương Tây vốn kiên định tập trung vào tiêm kích F-35.
Xu hướng phi đối xứng trong các chương trình tác chiến đường không Nga bao gồm việc phát triển các công nghệ radar chống tàng hình (CVLO) và các tên lửa phòng không cao tốc, tầm siêu xa, cũng như các hệ thống tên lửa phòng thủ điểm, tầm ngắn thế hệ mới để tiêu diệt vũ khí có điều khiển, đặc biệt là tên lửa chống radar, tên lửa hành trình và bom có điều khiển. Tất cả các hệ thống này có sức cơ động cao, thường có thời gian triển khai chiến đấu/thu hồi 5 phút, nên cho phép chúng thay đổi trận địa bắn ngay trong các chu trình ngắm bắn và đánh chặn đa số các loại vũ khí có điều khiển.
Bên cạnh việc tập trung phát triển radar chống tàng hình, Nga cũng đầu tư cho các thiết kế tên lửa phòng không cơ động tầm xa, có tốc độ cao và thời gian bay ngắn nhằm cả 2 mục đích: ngăn chặn các máy bay trinh sát, tác chiến điện tử hoạt động ngoài tầm hoặc xâm nhập tiếp cận không phận, đồng thời cho phép các hệ thống tên lửa phòng không tiếp cận các mục tiêu tàng hình trước khi chúng có thể thoát khỏi tầm bám.
Hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không E-2D Hawkeye tiên tiến của Mỹ.
Hiện quân đội Nga đã được trang bị một hệ thống radar chống tàng hình di động mới sử dụng tần số VHF AESA (hệ thống quét điện tử chủ động), đồng thời nó cũng được tích hợp radar tần số cao hơn để có thể theo dõi các mục tiêu nhỏ khi radar VHF đã phát hiện ra chúng. Tuy nhiên, gần đây, Hải quân Mỹ đang lo lắng vì tàu chiến mới của Trung Quốc cũng đã được trang bị radar tìm kiếm Type 517M VHF, mà nhà sản xuất cho biết nó là một AESA.
Có thể nói bất cứ chiếc máy bay nào đều có điểm yếu. Tốc độ và sự linh hoạt, trọng lượng mang và tầm hoạt động, hệ thống phát hiện mục tiêu và bảo vệ trước tên lửa phòng không – để chế tạo một chiếc máy bay, tất cả các yếu tố xung đột này đều quan trọng và được tích hợp trong một tổng thể, vì thế phải hy sinh bớt nhân tố này vì nhân tố kia.
Để có được khả năng tàng hình, các chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ phải hy sinh nhiều tính năng khác. Chẳng hạn, F-117 được chế tạo theo mô hình “cánh bay”, nên máy bay này không linh hoạt và không đạt tốc độ siêu âm. Night Hawk không có radar và các hệ thống chiến tranh điện tử. Vì vậy nó dễ bị tấn công từ trên không và dưới mặt đất.
Do những nhược điểm này, năm 2008, Night Hawk đã bị rút khỏi biên chế và được thay bằng tiêm kích F-22 và F-35. So sánh khả năng tàng hình của F-35 với tính năng của hệ thống phòng không S-400 Triumph, người đứng đầu trung tâm phân tích Air Power Australia, Carlo Kopp, kết luận máy bay chiến đấu Mỹ có thể dễ dàng bị hệ thống phòng không của Nga bắn hạ.
Theo Tri thức
Lộ ảnh máy bay tàng hình thế hệ 5 của Nhật Bản
Sau những đồn đoán, Nhật Bản mới đây đã chính thức công bố thông tin về loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mà họ đang phát triển.
Lộ ảnh máy bay tàng hình thế hệ 5 của Nhật Bản
Mạng Sina quân sự Trung Quốc dẫn tin tức từ Đài truyền hình TBS của Nhật Bản hôm 12/7 cho biết mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5 mang tên ATD-X của Nhậtđã chính thức được công bố. Các hình ảnh cho thấy máy bay đang được hoàn thiện tại nhà máy Mitsubishi ở Nagoya để chờ đợi các chuyến bay thử nghiệm trong năm nay. Dự kiến năm 2018, Nhật Bản sẽ đưa vào sử dụng các máy bay này.
Theo Businessinsider: Mẫu ATD-X sẽ thay thế cho máy bay Mitsubishi F-2 đã lạc hậu đang là chủ lực trong lực lượng Không quân Nhật. Hôm 12/7, bức ảnh chính thức đầu tiên về ATD-X đã được Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật quốc phòng Nhật Bản công bố.
Đáng chú ý, những hình ảnh mới cho thấy kết cấu đuôi của ATD-X cho phép nó chiếm ưu thế về sức cơ động cũng như giảm diện tích phản xạ radar.
Dưới đây là những hình ảnh về mẫu máy bay ATD-X của Nhật:
Theo Người đưa tin
Công nghệ phi cơ tàng hình có thực sự hoàn hảo? Mặc dù các phi cơ quân sự đời mới được trang bị kỹ thuật tàng hình tiên tiến nhất, với chi phí giá thành tốn kém nhất, nhưng vẫn bị bắn rơi khi lâm trận. Tại sao điều tưởng chừng "vô lý" đó lại xảy ra? Thuật ngữ "Stealth technology" (Công nghệ tàng hình) trở nên nổi tiếng thế giới, qua chiến dịch...