Vì sao ‘quy chế sử dụng bảo hiểm’ của PVN bị nhà thầu phản ánh?
Theo nhà thầu trong lĩnh vực bảo hiểm, “Quy chế sử dụng dịch vụ bảo hiểm” của PVN mới ban hành có một số quy định làm “hạn chế cạnh tranh và định hướng nhà thầu”.
Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (BHBV), Công ty Bảo hiểm PJICO Hà Nội (PJCOHN), Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Nội (PTIHN) đồng loạt có văn bản gửi cơ quan chức năng và các cơ quan thông tấn báo chí, phản ánh một số nội dung được cho là “bất hợp lý” nhằm “hạn chế cạnh tranh và định hướng nhà thầu” của Quyết định số 6097/QĐ-DKVN ngày 24/10/2013 (Quy chế 6097) ban hành Quy chế sử dụng dịch vụ bảo hiểm để quản lý rủi ro cho con người, tài sản, dự án, quyền lợi và hoạt động” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Theo Bảo Việt, với quy định tiêu chí “Nhà cung cấp bảo hiểm đạt được xếp hạng tài chính ở mức an toàn (secured) từ bởi một trong các tổ chức xếp hạng quốc tế như A.M Best, Standard & Poor, Moody’s, Fitch;” thì hiện tại trên thị trường các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước chỉ có 5/30 đơn vị có xếp hạng của các tổ chức tài chính trên.
Nếu áp dụng, ngay lập tức đã loại bỏ cơ hội tham gia cạnh tranh của 25 công ty bảo hiểm phi nhân thọ còn lại trên thị trường.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
“Quy định này vi phạm Điều 12 khoản 2 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, ngày 26/06/2014 của Chính phủ hướng dẫn Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, cụ thể: Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn về đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh”, Bảo hiểm Bảo Việt nêu rõ.
Bảo hiểm PJICOHN cũng cho rằng, Quy chế 6097 yêu cầu các nhà thầu đáp ứng tiêu chí “Nhà cung cấp bảo hiểm phải có kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp bảo hiểm tương tự cho các tài sản dự án có tính chất và quy mô tương tự tại Việt Nam (Bao gồm nhưng không giới hạn công trình sản xuất công nghiệp nặng, công trình dầu khí theo quy định của Pháp luật Việt Nam), trong đó quy mô tương tự là hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 70% giá kế hoạch của hợp đồng bảo hiểm đang chọn Nhà cung cấp bảo hiểm”.
“Có thể thấy các quy định trong quy chế được ban hành nhằm tạo lợi thế và có tính định hướng cho một doanh nghiệp cụ thể gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Bằng quy chế này, Tập đoàn dầu khí đã biến những điều kiện không bắt buộc thành điều kiện tiên quyết để loại nhà thầu và đưa “điều kiện riêng” nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực và có định hướng đến doanh nghiệp”, PJCOHN nhận định.
Trong văn bản kiến nghị gửi cơ quan chức năng, Bảo hiểm Bưu điện Hà Nội – PTIHN cho rằng, tại Điều 6. Tiêu chí lựa chọn Nhà cung cấp bảo hiểm cho loại hình bảo hiểm có các điều kiện, điều khoản và mức phí bảo hiểm không do Bộ Tài chính ban hành của Quy chế 6097, có một số nội dung quy định làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu.
“ Cụ thể, tại về quy định: Trường hợp Nhà cung cấp bảo hiểm thành lập Liên danh để cấp đơn bảo hiểm gốc thì Liên danh này không được nhiều hơn hai thành viên và các thành viên phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này, chúng tôi cho rằng, với gói thầu có giá trị lớn mà lại khống chế liên danh không được nhiều hơn hai thành viên, điều này làm giảm đi ý nghĩa của Liên danh, gián tiếp làm giảm quyền lợi và mục tiêu hiệu quả kinh tế cho chính Người tham gia bảo hiểm”, PTIHN cho hay.
Bảo hiểm Bưu điển Hà Nội nêu quan điểm, tại Khoản 5 và Khoản 6, Điều 6 của quy định này không phù hợp bởi: “Nhà tái bảo hiểm phải đáp ứng tối thiểu theo Khoản 2 Điều 6, trong đó có tiêu chí ‘Nhà cung cấp bảo hiểm phải có kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp bảo hiểm tương tự cho các tài sản dự án có tính chất và quy mô tương tự tại Việt Nam (Bao gồm nhưng không giới hạn công trình sản xuất công nghiệp nặng, công trình dầu khí theo quy định của Pháp luật Việt Nam), trong đó quy mô tương tự là hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 70% giá kế hoạch của hợp đồng bảo hiểm đang chọn Nhà cung cấp bảo hiểm’”.
Như vậy, nhà tái bảo hiểm cũng phải đáp ứng các hợp đồng tương tự như Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước (Nhà thầu), qua đó sẽ làm hạn chế nhà tái bảo hiểm khác tham dự, và mặc nhiên sẽ làm hạn chế Nhà thầu tham dự.
Video đang HOT
Việc quy định hợp đồng tương tự với nhà tái bảo hiểm ở đây là không phù hợp và nhằm tạo nên một rào cản làm hạn chế sự tham dự của Nhà thầu và đi ngược lại với Luật kinh doanh bảo hiểm. Mặt khác, việc quy định nhà tái bảo hiểm phải có xếp hạng tài chính là A đối với nhà tái bảo hiểm đứng đầu và A- đối với các nhà nhận tái bảo hiểm theo sau sẽ làm hạn chế sự tham dự của các nhà tái bảo hiểm quốc tế có năng lực khác khi cùng một lúc phải thỏa mãn đồng thời nhiều yêu cầu mà theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm là không cần thiết.
Việc quy định nhà thầu liên danh không được nhiều hơn hai nhà và quy định nhà tái bảo hiểm phải phải có kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp bảo hiểm tương tự cho các tài sản dự án có tính chất và quy mô tương tự tại Việt Nam (Bao gồm nhưng không giới hạn công trình sản xuất công nghiệp nặng, công trình dầu khí theo quy định của Pháp luật Việt Nam), trong đó quy mô tương tự là hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 70% giá kế hoạch của hợp đồng bảo hiểm đang chọn Nhà cung cấp bảo hiểm.
Như vậy, cả nhà thầu và nhà nhà tái bảo hiểm phải đáp ứng hợp đồng tương tự và đối với lĩnh vực bảo hiểm thì chỉ có nhà thầu và nhà tái đang thực hiện trước đây thì mới có khả năng đáp ứng. Nếu dùng kinh nghiệm của nhà tái bảo hiểm tại Đông Nam Á thì vì nguyên tắc bảo mật, các nhà tái bảo hiểm sẽ không thể cung cấp đơn tại các nước khác cho doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam để tham dự đấu thầu…
Từ những lập luận trên, PTIHN cho rằng, các quy định này nếu được áp dụng sẽ dẫn đến việc hạn chế sự tham gia của các nhà tái bảo hiểm và đồng nghĩa với hạn chế sự tham gia của nhà thầu.
Liên quan đến những kiến nghị của các doanh nghiệp, Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã vào cuộc kiểm tra và có văn bản phúc đáp và đề nghị “PVN cần thực hiện nghiêm pháp luật về đấu thầu”.
“Trường hợp PVN quy định hoạt động mua bảo hiểm của PVN phải thực hiện đấu thầu rộng rãi nhưng hồ sơ mời thầu lại đưa ra các tiêu chí đánh giá nhằm hướng tới một hoặc một số ít nhà thầu cụ thể hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số ít nhà thầu thì việc đấu thầu rộng rãi không còn ý nghĩa, chỉ mang tính hình thức và có thể dẫn đến không bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”, Cục Quản lý đấu thầu nêu.
Từ đó, Cục Quản lý đấu thầu khuyến cáo: “PVN cần cân nhắc việc đưa ra các tiêu chí đánh giá để không hạn chế sự tham gia của nhà thầu khi tham dự thầu các gói thầu bảo hiểm”.
PHÚC KHÁNH
Theo vtc.vn
Bảo Việt dẫn đầu ngành bảo hiểm
Không chỉ dẫn đầu về doanh thu, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) còn đứng đầu ngành bảo hiểm về tổng tài sản cùng nhiều chỉ tiêu quan trọng khác.
Dẫn đầu doanh thu
Cả 2 công ty bảo hiểm thành viên của Tập đoàn Bảo Việt là Bảo Việt Nhân thọ (hoạt động trong lĩnh vực nhân thọ) và Bảo hiểm Bảo Việt (hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ) đều dẫn đầu lĩnh vực hoạt động về doanh thu.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu phí của toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ đạt 74.477 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Tập đoàn Bảo Việt, 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của Bảo Việt Nhân thọ đạt 23.090 tỷ đồng, tăng 5,3% trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 18.198 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái, giữ vững ngôi vị số 1 thị trường về tổng doanh thu phí bảo hiểm.
Tương tự, Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục khẳng định vị thế số 1 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ khi đạt 8.719 tỷ đồng doanh thu, tăng 5,6%, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 7.794 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả trên có được là nhờ giải pháp tổng thể liên quan đến sản phẩm, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp.
Dẫn đầu công nghệ
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được nhận định sẽ làm suy yếu kênh phân phối bảo hiểm truyền thống, vốn mang lại phần lớn doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng này đem đến cơ hội phát triển mới cho các công ty chú trọng đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút khách hàng.
Nhằm mang đến các giá trị gia tăng cho khách hàng, Bảo Việt Nhân thọ liên tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông minh vào quá trình quản lý vận hành và phục vụ khách hàng như chatbot tự động phục vụ khách hàng 24/24 giờ; đa dạng hình thức thanh toán; rút ngắn thời gian giải quyết quyền lợi bảo hiểm chỉ còn 15 phút - là thời gian ngắn nhất được công bố trên thị trường cho tới nay, ra mắt ứng dụng MyBVLife, phục vụ khách hàng nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Còn Bảo hiểm Bảo Việt tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh và quản trị, giúp việc tra cứu, truy cập thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, đồng thời gia tăng bảo mật và quản lý hệ thống.
Nhà bảo hiểm số 1 trong lĩnh vực phi nhân thọ này vừa cho ra mắt nhóm sản phẩm mới bao gồm bảo hiểm du lịch (Travel Easy), bảo hiểm trễ chuyến bay (Flight Easy), bảo hiểm thiết bị điện tử (Gadget Easy) và bảo hiểm hàng hóa (E-cargo Policy) trên nền tảng ứng dụng công nghệ 4.0. Khách hàng sẽ hoàn toàn chủ động trong việc mua, đăng ký, quản lý và theo dõi các đơn hàng bảo hiểm thông qua phần mềm trực tuyến.
Việc yêu cầu bảo hiểm cũng dễ dàng và nhanh gọn hơn khi các thủ tục đều được thực hiện trên nền tảng công nghệ mới.
ặc biệt, đối với sản phẩm bảo hiểm trễ chuyến bay, khách hàng sẽ ngay lập tức nhận được bồi thường khi có thông báo từ hệ thống, với vài bước cung cấp thông tin trực tuyến, mà không cần phải chờ đợi hay nộp nhiều loại hồ sơ giấy tờ.
Dẫn đầu quy mô tổng tài sản
Thời điểm cuối tháng 9/2019, Tập đoàn Bảo Việt có 121.824 tỷ đồng tổng tài sản, tương đương hơn 5 tỷ USD, là doanh nghiệp có quy mô tổng tài sản đứng đầu thị trường bảo hiểm.
Từ đầu năm đến nay, Bảo Việt tăng cường đầu tư trở lại nền kinh tế, với định hướng đầu tư trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc an toàn và hiệu quả, nhằm gia tăng lợi ích của cổ đông, khách hàng cũng như các bên liên quan, thực hiện sứ mệnh của Bảo Việt trong suốt gần 55 năm thành lập.
Trên phạm vi toàn thị trường, kết quả cập nhật của thị trường bảo hiểm từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, trong 11 tháng năm 2019, tổng tài sản của tất cả 65 doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 456.823 tỷ đồng, tăng 20,17%; đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 379.240 tỷ đồng, tăng 20,04% so với cùng kỳ năm 2018.
Cổ phiếu mang tính dẫn dắt ngành bảo hiểm
Tiềm lực tài chính mạnh, quy mô vốn và tài sản hàng đầu trong số các doanh nghiệp bảo hiểm, tỷ trọng vốn hóa lớn, tính thanh khoản cao nên cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt được đưa vào rổ tính chỉ số VN30 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và luôn đóng vai trò dẫn dắt nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm.
Trong những năm qua, kết quả kinh doanh khả quan giúp BVH duy trì mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ từ 10 - 12%/năm, đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.
Thông qua nộp thuế và cổ tức, BVH luôn là một trong những doanh nghiệp có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Tính chung từ khi cổ phần hóa đến nay, tổng số tiền thuế và cổ tức mà Tập đoàn đã nộp vào ngân sách lên đến hơn 20.000 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm 2019, BVH và các đơn vị thành viên ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, doanh thu hợp nhất đạt 32.568 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.037 tỷ đồng, hoàn thành 84,6% kế hoạch năm.
Trong đó, doanh thu công ty mẹ đạt 1.082 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 809 tỷ đồng, hoàn thành 74,9% kế hoạch năm. Tổng tài sản công ty mẹ tại ngày 30/9/2019 là 14.783 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 14.237 tỷ đồng.
Tại Lễ công bố kết quả Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2019 do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Báo ầu tư đồng tổ chức ngày 27/11, Tập đoàn Bảo Việt giữ vị trí quán quân cuộc bình chọn năm nay với 2 giải thưởng: giải Top 10 báo cáo thường niên tốt nhất nhóm Large Cap (vốn hóa lớn) và giải Nhất báo cáo phát triển bền vững.
Năm nay, Tập đoàn Bảo Việt tiếp tục đón nhận nhiều giải thưởng uy tín khác, cả trong và ngoài nước như: lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2019, Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, Top 50 thương hiệu dẫn đầu ngành bảo hiểm, Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất tại Việt Nam, giải Bạch kim Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên LACP (Mỹ)...
Các giải thưởng ghi nhận sự phát triển bền vững, tính minh bạch thông tin và đáp ứng các tiêu chí về mặt tài chính của các tổ chức uy tín hàng đầu trong và ngoài nước đối với Tập đoàn.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Bộ Tài chính thu về hơn 500 tỷ đồng từ Tập đoàn Bảo Việt Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH) vừa thông báo về việc chi trả cổ tức năm tài chính 2018 bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10%/mệnh giá cổ phiếu, bắt đầu thực hiện kể từ ngày 10/12/2019. Năm 2019 là năm thứ tư liên tiếp Bảo Việt được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp bền...