Vì sao quán ăn, nhà hàng ở TP Vinh nơi bán mang về, nơi tại chỗ?
Dù địa giới hành chính chỉ cách nhau một con đường nhưng nhiều nhà hàng, quán ăn ở TP Vinh, Nghệ An có nơi chỉ được bán mang về, nơi phục vụ tại chỗ.
Hơn 60% dân số TP Vinh đã tiêm đủ 3 mũi.
Một cửa hàng trên đường Hồng Bàng, phường Lê Mao, TP Vinh, Nghệ An chỉ bán mang về trưa 12-2 – Ảnh: DOÃN HÒA
Ngày 12-2, nhiều người dân và du khách khi đến một số phường ở TP Vinh, Nghệ An để tìm quán ăn, nhà hàng thì nhận được thông báo “Tạm đóng cửa phòng dịch. Chỉ bán mang về”. Tuy nhiên, khi sang phường bên cạnh, cách địa giới hành chính chỉ một con đường thì hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ lại diễn ra tấp nập.
Quy định mới này được các chính quyền địa phương yêu cầu các chủ kinh doanh chấp hành do khu vực này trở thành vùng dịch cấp độ 4, tương đương với vùng đỏ.
Anh Nguyễn Minh Tuấn – chủ một quán ăn sáng trên đường Lê Mao, phường Vinh Tân, TP Vinh – cho biết, sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 quán vừa mở lại được ít ngày thì nhận được thông báo từ UBND phường về việc ngừng phục vụ khách tại chỗ, chỉ được bán mang về.
“Sáng nay tôi đi qua quán ăn sáng, uống cà phê nhưng thấy họ chỉ cho bán mang về. Chẳng lẽ thêm một lần nữa các tiểu thương sẽ gặp khó khăn trong khi độ phủ vắc xin đã tăng cao? Nếu chính quyền cấm thì người dân ở “vùng đỏ” sẽ qua “vùng xanh”, như vậy biện pháp trên có hiệu quả hay không?”, ông Trần Dũng – người dân phường Trường Thi – băn khoăn.
Video đang HOT
Ngoài yêu cầu các nhà hàng kinh doanh ăn uống chỉ được bán mang về, UBND phường Vinh Tân cũng yêu cầu dừng hoạt động cắt tóc, gội đầu, làm đẹp, karaoke, rạp chiếu phim, các hoạt động thể dục thể thao; giảm 50% người làm việc tại cơ quan, công sở.
Cách phường Lê Mao chỉ một con đường, quán ăn ở phường Quang Trung, TP Vinh được phục vụ khách ăn uống tại chỗ trưa 12-2 – Ảnh: DOÃN HÒA
Không riêng gì phường Vinh Tân, tại các phường khác như Lê Mao, Trường Thi… cũng thực hiện các biện pháp phòng dịch cấp độ 4 theo quyết định ngày 21-10-2021 của UBND tỉnh Nghệ An.
Tính đến ngày 11-2, tại TP Vinh chỉ còn duy nhất xã Hưng Hòa là vùng xanh; 24 phường, xã khác đều là vùng vàng, vùng cam và vùng đỏ. Những ngày qua, mỗi ngày TP Vinh có từ 500 – 700 ca F0. Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Vinh, đến nay đã có hơn 94% người dân trên 18 tuổi ở TP đã tiêm đủ 2 mũi và có hơn 61% người tiêm mũi 3 ngừa COVID-19.
Tính đến 8h sáng 11-2, theo bản đồ vùng dịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 13 xã/phường cấp 4; 43 xã/phường cấp 3 và 153 xã cấp 2. Trước tình hình trên, Sở Y tế Nghệ An đề nghị UBND các huyện, TP và thị xã thực hiện nghiêm và đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo từng cấp độ dịch phù hợp theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Y tế.
Để tránh hiện tượng sử dụng thuốc Molnupiravir sai mục đích tại Nghệ An, Sở Y tế Nghệ An vừa yêu cầu các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An không được mua, bán thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir.
Những ngày qua, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Nghệ An nằm trong nhóm những tỉnh thành có số ca nhiễm mới và số ca nhiễm trong cộng đồng cao. Trung bình mỗi ngày ở Nghệ An có từ 1.000 – 2.000 ca COVID-19. Tính đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đã có hơn 2 triệu người trên 18 tuổi tiêm đủ mũi cơ bản và hơn 1,1 triệu người tiêm mũi bổ sung/mũi nhắc lại.
Hiện tại, Nghệ An đã mở cửa trở lại hầu hết các hoạt động kinh doanh, du lịch, ngoại trừ một số loại hình kinh doanh dịch vụ có điều kiện như quán bar, karaoke, massage…
Cục Hàng không lên phương án chở khách dịp Tết
Trong kiến nghị vừa gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tổng cung ứng dự kiến dịp cao điểm Tết Nguyên đán khoảng 14.000 chuyến bay, với khoảng 2,7 triệu ghế cung ứng.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất tăng một số tần suất trên các đường bay Hà Nội - TPHCM, các đường bay đi/đến Phú Quốc, Cam Ranh trong giai đoạn từ ngày 29/12/2021 đến 18/1/2022 để phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Dương lịch 2022.
Trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (từ ngày 19/1/2022 đến 16/2/2022), Cục Hàng không Việt Nam đề nghị tăng tải cung ứng (từ 1,5-2 lần) so với giai đoạn từ 29/12/2021 đến 18/1/2022 trên các đường bay Hà Nội đi/đến TPHCM, từ TPHCM đi/đến Đà Nẵng, TPHCM đi/đến Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bình Định.
Các đường bay khác khai thác với tần suất như giai đoạn từ 29/12/2021 đến 18/01/2022 (tần suất 9 chuyến/ngày). Tổng cung ứng dự kiến cho dịp cao điểm Tết Nguyên đán là 14.000 chuyến bay với khoảng 2,7 triệu ghế cung ứng.
Cục Hàng không đề xuất tăng tần suất chuyến bay chở khách đi lại trong dịp Tết (Ảnh: Mạnh Quân).
Trước đó, các hãng hàng không đã xây dựng phương án vận chuyển giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với mức độ tương đương với dịp cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 (khoảng 20.000 chuyến bay với hơn 3,6 triệu ghế cung ứng/ngày).
Tuy nhiên, Cục Hàng không cho rằng, để tránh việc thừa tải cung ứng, cũng như lãng phí nguồn lực của các hãng hàng không, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, bước đầu, việc cung ứng trong giai đoạn này sẽ ở mức 70-75% so với Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong đó, các hãng chú trọng vào các đường bay trục, các đường bay từ TPHCM đến các địa phương phía Bắc như: Thanh Hóa, Vinh, Hải Phòng và các đường bay đến các điểm du lịch như: Phú Quốc, Nha Trang, Bình Định, Lâm Đồng.
Trên cơ sở số liệu bán và đặt chỗ thực tế của từng đường bay cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam sẽ phối hợp với các hãng hàng không rà soát, xem xét nhu cầu tăng tải cung ứng của từng đường bay, đề xuất, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 10/1/2022. Nguyên tắc là đường bay nào có hệ số sử dụng ghế (HSSDG) trên 70% hoặc có lượng đặt chỗ cao (trên 50%) sẽ tăng thêm tải cung ứng để đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, giai đoạn từ 1/12 - 21/12/2021, các hãng hàng không Việt Nam khai thác gần 3.900 chuyến bay, vận chuyển 559.000 khách với HSSDG trung bình đạt 60%. Riêng giai đoạn từ ngày 1/12 - 25/12/2021, đường bay Hà Nội - TPHCM có HSSDG đạt khoảng 70%, đường bay từ TPHCM đi/đến Phú Quốc có HSSDG đạt 78%.
Cả hai đường bay này đều đã khai thác hết tần suất được phép. Bên cạnh đó, còn một số đường bay có hệ số sử dụng ghế trên 70% như: đường bay kết nối Hà Nội với Lâm Đồng Gia Lai/Quảng Nam nhưng các đường bay này chưa khai thác hết tần suất được phép (từ 3-4 chuyến/ngày trên tổng số 9 chuyến). Các đường bay còn lại có kết quả khai thác chưa cao, HSSDG chỉ khoảng 60%, trong đó có nhiều đường bay hệ số sử dụng ghế chưa đạt 50%.
Nguyên nhân khai thác nội địa trong giai đoạn vừa qua thấp, theo Cục Hàng không Việt Nam là do diễn biến của dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp. Các ca lây nhiễm trong cộng đồng còn cao nên đã ảnh hưởng đến tâm lý đi lại của nhân dân.
Thực tế, chỉ những người thực sự có nhu cầu về công việc, thăm thân mới sử dụng dịch vụ hàng không. Các nhu cầu không cấp thiết khác, đặc biệt là du lịch, người dân tiết giảm tối đa do e ngại nhiễm Covid-19 khi tham gia giao thông công cộng, trong đó có đi lại bằng đường hàng không.
Cục Hàng không cũng cho rằng, do khu vực phía Nam thu hút một lượng lao động lớn từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung, đặc biệt là các tỉnh như Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Với việc thực hiện giãn cách xã hội từ tháng 7 đến tháng 9 khi dịch bùng phát tại khu vực miền Nam, một số lượng lớn người lao động đã trở về các địa phương và chưa quay trở lại. Vì vậy, các đường bay vốn khai thác với tần suất lớn, HSSDG ở mức trên 80% nhưng vào giai đoạn trước nay chỉ còn khoảng 40-60%.
Hà Nội dừng bán ăn uống tại chỗ nhiều nơi: Chủ nhà hàng lo mất Tết, chuyên gia nói gì? Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ 12h ngày 19/12, quận Hai Bà Trưng và 5 phường quận Hoàn Kiếm dừng các hoạt động không thiết yếu, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang về. Chủ nhà hàng lo "mất" Tết Hiện tại, sau khi Hà Nội công bố cấp độ dịch Covid-19, quận Hai Bà...