Vì sao Putin chi bộn tiền cho Hải quân, Không quân Nga?
Một cựu sĩ quan Anh cảnh báo, Tổng thống Vladimir Putin đã cấp hàng tỷ USD để hiện đại hóa Hải quân và Không quân Nga nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm năng.
Tổng thống Putin đã dành hàng tỷ USD để hiện đại hóa Hải quân và Không quân Nga
Cựu sĩ quan hàng đầu của Anh chia sẻ, phần lớn Các lực lượng vũ trang Nga gần đây đã được Điện Kremlin đồng ý tăng chi tiêu đáng kể.
Theo đó, Đô đốc Lord West, người từng đứng đầu lực lượng Hải quân Anh lo sợ Nga có thể triển khai nhiều hơn các chiến dịch quân sự ở nước ngoài bất chấp kinh tế đang gặp khó khăn.
“Họ đã hoàn toàn hiện đại hóa các lực lượng của họ. Hiện nay họ nguy hiểm hơn rất nhiều. Chúng ta nên tự hỏi điều gì đang xảy ra”, ông Lord West nhấn mạnh.
Ông nhấn mạnh thêm rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin “nhận thức được tầm quan trọng của quyền lực” và phương Tây phải chứng tỏ rằng, họ có một lực lượng đủ mạnh để sẵn sàng nghênh chiến.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một chuyên gia khác, nhà phân tích Alex Kokcharov lại cho rằng, sức mạnh của quân đội Nga vẫn hạn chế bởi phần cứng quân sự lạc hậu của nước này.
Ông nhấn mạnh, phương Tây không nên lo sợ Nga bởi dù dù một bộ phận quân đội đã được hiện đại hóa, song vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố lạc hậu.
Các nhà phân tích rủi ro ở IHS bình luận: “Nga đã đổ rất nhiều tiền vào việc nâng cấp và hiện đại hóa quân đội trong nhiều lĩnh vực nhưng những thay đổi này không sâu rộng và toàn diện.
Theo Danviet
Lộ mục đích thật sự việc Nga điều tàu sân bay độc nhất tới Syria
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga đang chuẩn bị cho nhiệm vụ tại bờ biển Syria, Địa Trung Hải. Mục đích của chuyến đi này đương nhiên là để hỗ trợ cho chiến dịch không kích khủng bố tại đây, tuy nhiên, còn có một mục đích khác ít được nhắc đến hơn đó là thử nghiệm vũ khí mới.
Tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ tham gia chiến dịch ở Syria từ tháng 10.2016 đến 1.2017. Theo tổng biên tập tờ Arsenal or Fatherland, Viktor Murakhovsky, việc triển khai tàu Đô đốc Kuznetsov đến Địa Trung Hải là một kế hoạch thử nghiệm vũ khí đã được lên kế hoạch từ lâu do Nga chưa bao giờ sử dụng nhóm tác chiến tàu sân bay trong điều kiện chiến đấu thực sự.
Lần này, tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ mang theo 15 trực thăng Su-33 và MiG-29K, cũng như 10 trực thăng Ka-52K, Ka-27 và Ka-31.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov
"Tôi không nghĩ việc Nga huy động tàu sân bay đến Syria như một sự trả đũa cho những binh lính của họ thiệt mạng tại đây. Vai trò không kích các mục tiêu trên mặt đất sẽ được hạn chế. Sẽ không có chuyển biến gì đáng kể trên chiến trường kể từ sau khi tàu sân bay Nga đến Syria. Tuy nhiên, đây là cơ hội để họ thử nghiệm các vấn đề kĩ thuật và hoạt động của tàu cũng như máy bay hoạt động trên nó", ông Murakhovsky nhận định.
Hai loại vũ khí sẽ được thử nghiệm chính trong lần triển khai này sẽ là trực thăng tấn công Ka-52K Katran và máy bay chiến đấu MiG-29K.
Ka-52K là phiên bản sử dụng trên tàu chiến của trực thăng trên bộ Ka-52, từng sử dụng tại chiến trường Syria. Hình ảnh của Ka-52 xuất hiện lần đầu tiên vào hôm 3.4 khi quân đội chính phủ Syria giải phóng thành phố Al-Qaryatayn ở tỉnh Homs với sự hỗ trợ của không quân Nga.
Theo ông Murakhovsky, khả năng chiến đấu của Ka-52K không hề kém hơn phiên bản trên bộ. Sự khác biệt chính đến từ việc Ka-52K có cánh gập để thu nhỏ diện tích khi đậu trên tàu sân bay, ngoài ra nó cũng được củng cố càng hạ cánh, trong khi hệ thống định vị sẽ còn tốt hơn nhằm phục vụ cho các nhiệm vụ bay trên biển trong điều kiện thời tiết xấu.
Trực thăng Ka-52K
Ka-52K ban đầu được phát triển để sử dụng trên tàu sân bay Mistral mua của Pháp, tuy nhiên, thỏa thuận này lại đổ bể và tàu Mistral được bán lại cho Ai Cập. Lần tham chiến này tại Syria có thể được sử dụng như một chiêu quảng cáo hữu hiệu cho Ka-52K nhằm đạt được các hợp đồng thương mại trong tương lai. Nhiều vũ khí Nga như tên lửa phòng không S-400 hay chiến đấu cơ Su-34 đã trở nên đắt hàng sau khi tham chiến tại Syria và công thức này có thể tiếp tục có tác dụng với Ka-52K.
Tiêm kích MiG-29K của Nga
Ngoài Ka-52K, đây cũng là lần đầu tiên mẫu máy bay MiG-29K được đưa vào hoạt động trong hải quân Nga, mặc dù nó đã từng được thử nghiệm trên tàu Đô đốc Kuznetsov vào năm 2009.
MiG-29K từng không được Nga để ý tới, nhưng dự án này đã hồi sinh sau khi Ấn Độ tỏ ý muốn mua nó để phục vụ trên các tàu sân bay của mình. Những chiếc MiG-29K được Nga tự sản xuất cho hải quân của mình cũng khác với phiên bản bán cho Ấn Độ, do nó đã loại bỏ các linh kiện nhập khẩu mà chỉ dùng những thiết bị tự sản xuất nội địa.
Với kế hoạch dùng MiG-29K để thay thế chiến đấu cơ Su-33 trên tàu Kuznetsov, việc để mẫu máy bay này thực chiến tại Syria là một cơ hội "ngàn năm có một" do sau khi kết thúc nhiệm vụ tại Syria, tàu Kuznetsov sẽ đi vào quá trình sửa chữa và nâng cấp kéo dài tới 2 năm. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian này, MiG-29K sẽ khó có một môi trường thực tế để thử nghiệm chiến đấu.
Theo Danviet
Ấn Độ ngỏ ý giúp Việt Nam hiện đại hóa quân đội Báo The Hindu (Ấn Độ) thông tin rằng, nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác quốc phòng giữa hai nước, Ấn Độ sẽ hỗ trợ 500 triệu USD cho Việt Nam để hiện đại hóa quân đội và đồng ý giúp huấn luyện phi công lái Su-30. Máy bay Su-30 của quân đội Ấn Độ Ấn Độ và Việt Nam đang đẩy...