Vì sao phương Tây không tấn công Yemen như Libya và Syria?
Những gì đang xảy tại Yemen không khác biệt nhiều so với Libya và Syria nhưng thái độ của phương Tây không giống nhau.
Tại Yemen, lực lượng trung thành với Chính phủ không chịu nhượng bộ với phiến quân và ngược lại. Và cũng giống như ông Gaddafi, Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh thề sẽ không từ chức…
Tuy nhiên, phản ứng của phương Tây tại Yemen khác xa so với những gì họ đối xử với Libya và Syria. Thay vì chỉ trích, lên án và tấn công, khi nói đến Yemen, phản ứng của phương Tây và các đồng minh Trung Đông chỉ là sự thờ ơ…
Đại sứ quán Mỹ tại Yemen chỉ kêu gọi các bên “kiềm chế”, tránh leo thang bạo lực; đồng thời tuyên bố sẽ không cho có tổ chức hay cơ quan quốc tế nào can thiệp vào đây.
Điều này rõ ràng tạo cảm giác thất vọng đối với những người biểu tình. Một người nổi dậy tại Sana”a khẳng định: “Sau 9 tháng biểu tình trên đường phố, dưới cái nắng như thiêu đốt, tới giờ vẫn không có ai coi trọng những nỗ lực đòi hỏi hòa bình của chúng tôi”.
Video đang HOT
Ngược lại, tại Libya, phương Tây tích cực hỗ trợ quân sự cho phiến quân lật đổ ông Moammar Gaddafi; còn NATO tổ chức các cuộc không kích và các chiến dịch nằm vùng bí mật.
Tương tự, tại Syria, phương Tây cũng mạnh mẽ yêu cầu Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Họ liên tục cáo buộc, lên án Chính phủ của ông Assad sử dụng “bạo lực bừa bãi” với người biểu tình.
Phản ứng của phương Tây tại Yemen có vẻ thờ ơ hơn là tại Libya hay Syria. Ảnh minh họa
Điều gì tạo nên khác biệt trong phản ứng của phương Tây tại Yemen so với Libya và Syria nếu không phải việc Tổng thống Saleh là đồng minh lâu năm của phương Tây và Arab Saudi.
Cụ thể hơn thì theo Ruvr, Tổng thống Yemen luôn và vẫn được phương Tây sử dụng như một “công cụ đắc lực”. Do đó, dù ông này vi phạm nhân quyền trắng trợn trong việc sử dụng bạo lực bừa bãi với người biểu tình đòi hòa bình thì ông cũng không bị phương Tây lên án. Ngược lại, Tổng thống Syria Bashar al-Assad luôn là “cái gai” trong mắt phương Tây và Gaddafi thì kiên quyết “thi gan” đến cùng với NATO.
Ngoài lý do trên, nguyên nhân thứ 2 giải thích cho phản ứng của phương Tây tại Yemen là phe đối lập Yemen có quan hệ với al Qaeda trước khi cuộc biểu tình nổ ra 9 tháng trước.
Theo Mỹ, trong thời gian đầu nổ ra cuộc chiến tranh do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan, trung tâm của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan quốc tế đã chuyển đến Yemen và nhánh al Qaeda ở bán đảo Arab trở thành “cái gai” trong mắt phương Tây.
Do đó, Mỹ lo ngại rằng nếu Tổng thống Saleh từ chức, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sẽ lên cầm quyền tại Yemen, xây dựng thành trì mới cho bọn cực đoan và khủng bố tại “rốn dầu” của thế giới.
Theo Báo Đất Việt
Thứ Bảy đẫm máu ở Yemen: 40 người thiệt mạng do xô xát
Ít nhất 40 người đã thiệt mạng trong các cuộc xô xát chỉ riêng trong ngày hôm qua, 24/9, ở thủ đô Sanaa của Yemen, trong khi các cuộc biểu tình tiếp diễn phản đối Tổng thống Ali Abdullah Saleh.
Các cuộc biểu tình tiếp diễn phản đối Tổng thống Ali Abdullah Saleh.
Xô xát bùng lên tại thủ đô Yemen giữa một bên là lực lượng trung thành với Tổng thống Ali Abdullah Saleh và một bên là sinh viên biểu tình và các binh sĩ bảo vệ họ.
Vụ việc đẫm máu xảy ra chỉ một ngày sau khi tổng thống từ Arập Xêút trở về.
Theo hãng tin Reuters, suốt đêm trước đó, lực lượng an ninh của chính phủ đã bắn súng vào đám sinh viên biểu tình, khiến các sinh viên chạy tán loạn, một số chạy vào bên trong trường đại học.
Một phát ngôn viên của ông Ali Mohsen al Ahmar, viên tướng chống chính phủ, nói có ít nhất 11 binh sĩ của ông bị giết, sau khi bị lực lượng an ninh của chính phủ tấn công.
Có tin lực lượng trung thành với Tổng thống Saleh đang truy lùng lãnh tụ bộ tộc Sheikh Sadek al Ahmar và những người của ông này, vì họ không còn ủng hộ Tổng thống Saleh.
Theo tin của đài truyền hình Al Arabiya, hội đồng 6 nước vùng Vịnh kêu gọi các phe Yemen ngừng bắn và ngừng dùng súng lớn chống lại những người biểu tình không vũ khí.
Ngay khi về đến thủ đô hôm 23/9, sau khi đến Arập Xêút hồi tháng 6 để chữa trị vết thương, ông Saleh kêu gọi mọi người ngưng giao tranh, nói rằng giải pháp cho Yemen là đối thoại, không phải "súng nhỏ và đại bác".
Theo Dân Trí
Tổng thống Yemen Abdullah Saleh kêu gọi đình chiến Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh, người vừa trở về nước sáng 23/9 sau ba tháng trị thương tại Arập Xêút, đã kêu gọi đình chiến tại thủ đô Sanaa nhằm tạo thuận lợi cho cuộc đàm phán chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia nghèo nhất khu vực Arập này. Các tay súng phản đối Chính phủ ở thủ...