Vì sao phụ nữ cần uống nhiều nước suốt cả ngày?
Một nghiên cứu của Đại học Miami, Mỹ đã chỉ ra rằng uống đủ nước sẽ góp phần làm giảm tần suất bị viêm nhiễm ở phái đẹp.
Khoảng 50-60% phụ nữ chắc chắn sẽ bị viêm đường tiết niệu và khoảng 20% sẽ tái lại sau khi điều trị. Đối với căn bệnh này, các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên uống kháng sinh trước khi quan hệ tình dục, còn chị em cũng rỉ tai nhau rằng uống nhiều nước và đi tiểu sau khi “yêu” sẽ phòng được bệnh viêm đường tiết niệu, dù không có căn cứ cho điều này.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Đại học Miami đã chỉ ra rằng uống đủ nước sẽ góp phần làm giảm tần suất bị viêm nhiễm. Đối những phụ nữ thường xuyên bị viêm đường tiết niệu, uống nước là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất.
Phụ nữ uống đủ nước ít có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu. Ảnh: Findatopdoc.
Viêm đường tiết niệu không lây qua đường tình dục, nhưng “chuyện ấy” cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào đường tiết niệu và sinh sôi, nó sẽ gây viêm nhiễm. Vi khuẩn này thường bắt nguồn từ đường tiêu hóa. Những tiếp xúc và động tác trong khi quan hệ tình dục khiến vi khuẩn – thường là E.Coli – từ đường tiêu hóa bị đẩy vào đường tiểu.
Lâu nay, người ta cho rằng sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ nên đi tiểu để đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Để làm việc đó, họ được khuyên uống nhiều nước.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Thomas Hooton, Đại học Miami, chuyên gia về các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu, chúng ta thường khuyên mọi người dựa trên tư duy logic và tính hợp lí về mặt sinh học, nhưng thường không có các thử nghiệm để chứng minh. Vì vậy, nghiên cứu của ông và cộng sự được xuất bản trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ đã thay đổi điều đó.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 140 phụ nữ tiền mãn kinh ở châu Âu thường xuyên bị viêm đường tiết niệu. Những phụ nữ này có thói quen uống ít hơn 6 cốc nước (mỗi cốc 230 ml) mỗi ngày.
Trong 12 tháng tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã yêu cầu những phụ nữ này uống ít nhất sáu cốc nước mỗi ngày. Họ phát hiện ra rằng những phụ nữ không uống đủ nước bị viêm đường tiết niệu nhiều gấp hai lần. Tần suất bị viêm nhiễm của họ là khoảng 3,2 lần mỗi năm, trong khi những người uống đủ nước chỉ là 1,7 lần.
Bác sĩ Hooton cho rằng khi uống nhiều nước, người ta phải đi tiểu nhiều hơn và đẩy vi khuẩn ra ngoài nhiều hơn. Tần suất viêm nhiễm giảm cũng có thể do những tác dụng khác chưa được biết đến của việc uống nước.
Kết quả này có tầm quan trọng rất lớn trong khi thực trạng kháng kháng sinh đang tăng và đòi hỏi phải có một biện pháp để điều trị các bệnh nhiễm trùng mà không dùng đến kháng sinh.
Thanh Tuyền
Theo Zing
Hy hữu trường hợp con lây nhiễm HIV từ cha
Bé trai vài ngày tuổi có mẹ HIV (-) đã lây nhiễm vi rút sau khi tiếp xúc với chất dịch từ nốt mụn trên tay của người cha.
Em bé, hiện 9 tuổi, đã là chủ đề của một cuộc điều tra kéo dài kể từ khi được chẩn đoán vì những lo ngại về lạm dụng tình dục, bởi vì cha em có HIV dương tính, còn mẹ thì không.
Các chuyên gia ở Bồ Đào Nha và Mỹ, đã thực hiện các phân tích vật lý và di truyền, lập bản đồ các mẫu HIV từ cả người cha và đứa con.
Họ kết luận rằng cậu bé không có dấu hiệu bị lạm dụng tình dục, và vi-rút có vẻ đã xâm nhập vào cơ thể vài ngày sau khi sinh, trước khi người cha có chẩn đoán nhiễm HIV.
Bằng cách loại trừ, họ kết luận rằng người cha chắc phải truyền bệnh cho con thông qua chất dịch từ một vết mụn rộp trên da.
Theo các nhà khoa học, trường hợp vô cũng hy hữu này hầu như không gây lo ngại gì cho sức khỏe cộng đồng, nhưng nó nhắc nhở giới khoa học rằng vi-rút có thể lây truyền theo những cách bất ngờ.
Trong một trường hợp vô cùng hy hữu, một bé trai bị lây nhiễm HIV từ cha sau khi chào đời ở Bồ Đào Nha. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận em bé bị lây bệnh do tiếp xúc với chất dịch chảy ra từ nốt mụn trên tay của người cha
Đứa trẻ được chẩn đoán nhiễm HIV ở tuổi lên bốn vào năm 2013. Đến thời điểm đó, người cha đã biết mình có HIV dương tính được vài năm năm, nhưng mẹ cậu bé không bị nhiễm HIV.
HIV là vi-rút nhiễm vào máu, do đó đường lây truyền điển hình là qua đường tình dục, qua kim tiêm, tiếp xúc với máu nhiễm HIV từ vết thương hở, hoặc mang thai nếu người mẹ nhiễm HIV dương tính.
Việc lập bản đồ mẫu từ cậu bé và người cha đã xác định được tuổi vi-rút của họ.
Em bé có vẻ đã nhiễm bệnh sau khi sinh vài ngày vào năm 2009.
Cha em có vẻ đã bị nhiễm HIV ngay trước đó. Vào thời điểm cậu bé chào đời, người cha đang được điều trị thủy đậu và giang mai, những căn bệnh này khiến anh ta xuất hiện nhiều nốt mụn trên cơ thể.
Đó là một sự kết hợp hoàn hảo. Giai đoạn đầu của HIV là thời điểm cực kỳ quan trọng, khi vi-rút nhân lên và lan tràn với tốc độ rất nhanh, tàn phá hệ thống miễn dịch mới.
Nó có nghĩa là lượng vi-rút thoát ra từ các nốt mụn rất dễ lây nhiễm.
TS. Thomas Hope, tổng biên tập tạp chí AIDS Research and Human Retroviruses, nhận xét: "Mặc dù trường hợp lây truyền HIV từ cha sang con như thế này rất hiếm, điều quan trọng là người dân phải hiểu rằng HIV có mặt trong hầu hết các dịch cơ thể và có thể lây truyền theo những cách không điển hình và rất bất ngờ".
"Trong trường hợp này, dịch tiết từ các nốt mụn nước da với lượng lớn HIV hiện diện trong những tháng đầu nhiễm HIV dẫn đến đứa con không may bị lây nhiễm".
Vì không biết mình bị nhiễm, và đã được xóa bỏ những cáo buộc về lạm dụng tình dục, người cha đã không bị buộc tội.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Viêm đường tiết niệu tấn công phụ nữ gấp 10 lần so với nam giới Viêm nhiễm đường tiết niệu thuộc nhóm các bệnh lây nhiễm do vi trùng tấn công. Bệnh thường tái phát trong vòng nửa năm, kể từ lần đầu không may mắc phải. Bệnh dễ tấn công phụ nữ Theo số liệu thống kê, bệnh viêm đường tiết niệu tấn công phụ nữ cao gấp 10 lần nam giới. Chủ yếu vì lý do...