Vì sao phố chuyên gia “hút” vốn đầu tư?
Phố chuyên gia tuy mới nổi lên nhưng còn khan hiếm và “hút” vốn đầu tư bởi đây không chỉ giải pháp về nhà ở mà còn tạo ra môi trường vui chơi, giải trí và phát triển toàn diện cho chuyên gia và người lao động tại các cụm khu công nghiệp (KCN).
Phố chuyên gia là khu dân cư dành riêng cho chuyên gia và người lao động tại các KCN thương mại, dịch vụ hay công nghiệp nhẹ. Trên thế giới, mô hình này đã ra đời song song với khu công nghiệp, tạo ra KCN – đô thị – dịch vụ sôi động. Có thể kể đến Thung lũng Silicon (Mỹ) hay đặc khu thương mại Thâm Quyến (Trung Quốc) với quy mô ngày càng mở rộng và hoạt động sầm uất. Tại Việt Nam, mô hình phố chuyên gia này còn khan hiếm, cung vượt xa cầu. Cụ thể, KCN – đô thị – dịch vụ VSIP ở Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ngãi… là những phố chuyên gia tiêu biểu đang phát triển sôi động và không ngừng thu hút người lao động về đây sinh sống.
Cùng với sự tăng trưởng của thị trường công nghiệp, chiến tranh thương mại giữa Mỹ – Trung cũng khiến nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trên thế giới chuyển hướng đầu tư. Trung Quốc – “phân xưởng của thế giới” không còn được “săn đón” như trước đây. Thay vào đó, khu vực Đông Nam Á, nổi bật là Việt Nam với chi phí sản xuất rất thấp đang là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Việc phát triển và ngày càng mở rộng của các KCN kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của chuyên gia và người lao động về đây làm việc.
Tại Việt Nam đã hình thành nhiều cụm KCN hiện hữu. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô và số lượng của nhiều KCN thương mại, dịch vụ hay công nghiệp nhẹ ở các đô thị vệ tinh hiện nay còn nhiều bất cập về cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hiện đại. Đặc biệt là chưa tạo ra khu dân cư có hạ tầng, cảnh quan đẹp, phục vụ vui chơi, giải trí cho chuyên gia và người lao động.
Nhiều người lao động và gia đình phải ở những khu nhà trọ thấp bé.
Mặt khác, chủ trương chính sách nhà nước đang ưu tiên phát triển mô hình KCN – đô thị – dịch vụ sau Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và khu kinh tế. Nhiều chủ đầu tư KCN bắt đầu quan tâm đến mô hình này để cung ứng dịch vụ lưu trú cho chuyên gia và người lao động; góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, nhiều chủ đầu tư KCN bắt đầu lên kế hoạch xây dựng mô hình này. Chủ đầu tư KCN thường hợp tác với các đơn vị có kinh nghiệm phát triển khu dân cư để bước đầu mang đến giải pháp nhà ở và vui chơi, giải trí cho chuyên gia và người lao động.
Video đang HOT
Đặc khu kinh tế Thâm Quyến – mô hình Phố chuyên gia kiểu mẫu tại Trung Quốc
Trong đó, việc tập trung phát triển khu dân cư có hạ tầng đồng bộ, cảnh quan đẹp và nhiều tiện ích được một số chủ đầu tư KCN chú trọng. Tiêu biểu như chủ đầu tư KCN Hải Sơn – Tập đoàn Hải Sơn đang ưu tiên phát triển mô hình KCN – đô thị – dịch vụ, tạo ra một phố chuyên gia đáng sống bằng việc hợp tác với một số đơn vị phát triển dự án có kinh nghiệm và uy tín trên thị trường.
Ngoài việc chọn đơn vị uy tín để phát triển khu dân cư, Tập đoàn Hải Sơn cũng dành nhiều chính sách ưu đãi và các dịch vụ hỗ trợ lưu trú cho người lao động tại KCN Hải Sơn hay các KCN liền kề như KCN Tân Đô, Tân Đức… để người lao động nhanh chóng hưởng được những dịch vụ sống tốt nhất tại phố chuyên gia. Đó cũng là những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng mô hình KCN – đô thị – dịch vụ.
Như vậy, khi chuyên gia và người lao động cùng sinh sống và tận hưởng những dịch vụ về vui chơi, giải trí tại khu dân cư trong KCN sẽ hình thành nên phố chuyên gia sầm uất. Các dịch vụ về thương mại, y tế, giáo dục cũng phát triển theo. Chuyên gia và người lao động cùng gia đình hoàn toàn an tâm sinh sống và làm việc trong một cộng đồng văn minh, đầy đủ tiện ích. Đó mới chính là điều mà chủ đầu tư KCN hướng đến trong việc xây dựng mô hình KCN – đô thị – dịch vụ.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Môi giới chứng khoán đổ xô đi bán trái phiếu doanh nghiệp khi lãi suất vượt 11%/năm
Nhìn chung mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp chênh khoảng 3-4% so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng tại các ngân hàng lớn.
Anh Long, một nhà đầu tư chứng khoán cho biết trong 2 tuần trở lại đây liên tục nhận được email từ các môi giới thuộc CTCP Chứng khoán SSI chào bán trái phiếu doanh nghiệp của CTCP Điện Gia Lai (mã GEG - HoSE) với lãi suất lên đến 11,5%/năm. Đây là loại trái phiếu phát hành riêng lẻ, không có tài sản đảm bảo với khối lượng phát hành 300 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, thanh toán lãi 6 tháng/lần với khối lượng đặt mua tối thiểu 1 tỷ đồng. GEG cam kết mua lại trái phiếu tại thời điểm tròn 12 tháng kể từ ngày phát hành. Mục đích phát hành để tài trợ cho dự án năng lượng mặt trời.
Trong khi đó, từ ngày 20/05/2019, CTCP Chứng khoán VNDirect chính thức mở bán Trái phiếu Tập Đoàn Hà Đô - HDG với mức lãi suất (thực nhận) 9,8%/năm. Ha Đô Group la tập đoàn hoạt động trong ba lĩnh vực chính là kinh doanh bất động sản, năng lượng tái tạo và cho thuê văn phòng, tiên thân la xi nghiêp trưc thuộc Bộ Quốc Phòng. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 250 tỷ đồng, trái phiếu có kỳ hạn 2 năm với lãi suất coupon 10,5% cho năm đầu tiên và bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 3,7% cho năm tiếp theo (lãi suất tham chiếu bằng lãi suất kiệm bình quân 12 tháng của VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank). Hà Đô mua lại trước hạn 40% giá trị trái phiếu sau 15 tháng từ ngày phát hành (15/08/2020) và mua 60% còn lại vào ngày đáo hạn. Số trái phiếu này được đảm bảo bằng 11,5 triệu cổ phiếu HDG được phong tỏa và quản lý bởi VNDIRECT với tổng giá trị theo giá thị trường hiện nay hơn 440 tỷ đồng.
VnDirect cũng vừa huy động 500 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 9,5%/năm, kỳ hạn 1 năm trả lãi 3 tháng/lần.
Thông tin về trái phiếu doanh nghiệp hiện nay đã được công khai trên website của HNX
Tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Kỹ Thương (TCBS), ngày 21/5/2019 CTCP Đầu tư và phát triển Du lịch Phú Quốc phát hành trái phiếu lãi suất tối đa 10%/năm kỳ hạn 36 tháng. Lãi trả 3 tháng/lần, lãi suất mỗi kỳ tiếp theo là tổng của tối đa 4% và lãi suất tham chiếu (trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm áp dụng cho khách hàng cá nhân kỳ hạn 12 tháng bằng VND của BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Techcombank). Mức lãi suất thực nhận khoảng 9,25%/năm. Ngoài ra TCBS chào bán trái phiếu Vinhomes, Vinpearl lãi suất khoảng 8,3%/năm.
Nhìn chung mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp chênh khoảng 3-4% so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng tại các ngân hàng lớn. Trước đó, CTCP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy (TCH) đã phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị gần 600 tỷ đồng với lãi suất 5%/năm. Đây là trái phiếu chuyển đổi với giá chuyển đổi 16.550 đồng/cp cho một quỹ của Shinhan và quỹ Valuesystem Protect Optimus Private Investment Fund ủy thác cho Shinhan Bank.
Mức phát hành trái phiếu cao nhất hiện nay thuộc về CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) khi chào bán thành công trái phiếu riêng lẻ quy mô 200 tỷ đồng với lãi suất 14,45%/năm, kỳ hạn 1 năm, trả lãi 3 tháng/lần, phát hành vào tháng 4/2019.
Tuy nhiên không phải công ty nào phát hành trái phiếu cũng thành công. Công ty TNHH An Quý Hưng và công ty con Công ty TNHH An Quý Hưng Land, các cổ đông lớn của Vinaconex, đã thất bại trong việc chào bán 5.300 tỷ đồng trái phiếu. Các trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm và được trả lãi 12%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên. Các kỳ sau lãi suất không thấp hơn mức này, được tính bằng lãi tiết kiệm 12 tháng của 4 ngân hàng cộng thêm 4,5%. Tài sản đảm bảo cho các đợt phát hành này là 255 triệu cổ phiếu Vinaconex. Mặc dù lãi suất cao và tài sản bảo đảm giá trị lớn, các trái phiếu của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land không thu hút được nhà đầu tư nào quan tâm đặt mua.
Trong thời gian qua, các công ty bất động sản chuyển hướng sang huy động trái phiếu doanh nghiệp thay vì phát hành cổ phiếu hay đi vay ngân hàng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ trong năm 2018. Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2018 là 474.500 tỷ đồng, bằng 8,6% GDP năm 2018 và tăng 53% so với cuối năm 2017.
Trước đây 99% lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp do ngân hàng hoặc nhà đầu tư tổ chức nắm giữ. Hiện nay con số này khoảng 97% và có xu hướng giảm dần trước sự tham gia ngày càng nhiều của nhà đầu tư cá nhân và đây là một tín hiệu đáng mừng.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ góp phần "giảm tải" cho kênh tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên điểm nghẽn đang nằm ở chỗ Việt Nam chưa có các công ty xếp hạng tín nhiệm có uy tín.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu đề xuất doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu doanh nghiệp bắt buộc phải được xếp hạng tín nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Nội dung này hiện đã được đưa vào dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi để lấy ý kiến Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 lần này. Ngoài ra dự thảo Luật nâng điều kiện về vốn của doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng từ 10 tỷ lên 30 tỷ. Ông Quỳnh còn đề xuất hình thành một ủy ban liên bộ giữa Bộ Tài chính và NHNN để phát triển thị trường trái phiếu.
Hiện HNX đang xây dựng chuyên trang về trái phiếu doanh nghiệp với mục đích công khai các thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ. Ngoài việc công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu, kết quả phát hành, các DN phải công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin thông tin bất thường, công bố thông tin về trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền, mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu theo các quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP.
Tâm An
Theo Trí thức trẻ
Danh mục 16 dự án BĐS du lịch, 23 dự án nhà ở Kiên Giang đang kêu gọi đầu tư, tập trung phần lớn ở Hàm Tiên Dự kiến, Hội nghị Xúc tiến đầu tư Kiên Giang năm 2019 sẽ được tổ chức trong tháng 7/2019, nhằm tạo cơ hội để tỉnh giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, danh mục các dự án trọng điểm tới các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư... Qua đó, tỉnh Kiên Giang sẽ tạo điều...