Vì sao Phó Chủ tịch tỉnh lại ký xử phạt “ma men”?
Việc cảnh sát giao thông lập biên bản và sau đó Chủ tịch tỉnh là người ký quyết định xử phạt vi phạm là việc cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật.
Quyết định xử phạt hành chính đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn
Mới đây, ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt mức 0,4 miligam/1 lít khí thở. Lái xe Trần Văn K. (SN 1983), ở TP. Thái Bình sau đó bị xử phạt mức phạt 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ ô tô 7 ngày theo quy định.
Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty luật Minh Bạch- Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo quy định pháp luật thì Phó Chủ tịch tỉnh là người giúp việc cho Chủ tịch tỉnh và thực hiện các công việc khác do Chủ tịch tỉnh ủy quyền, trong đó bao gồm cả việc ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy, trong trường hợp nêu trên, Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình ký thay Chủ tịch tỉnh trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là phù hợp với quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền.
Mặt khác, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định, UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định xử phạt đối với các lỗi vi phạm nồng độ cồn từ 35-40 triệu đồng; cao nhất lên tới 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
Đối với chủ tịch UBND cấp huyện có quyền ra quyết định xử phạt tối đa lên tới 20 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm nồng độ cồn trong lĩnh vực giao thông đường bộ; 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe
Theo luật sư Tuấn Anh, việc phân cấp cho chủ tịch UBND tỉnh của các địa phương căn cứ vào khoản 1, điều 74 của Nghị định 100. “Rõ ràng việc phân cấp cho những người đứng đầu ở các địa phương thực hiện việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt sẽ tạo thuận lợi cho việc xử lý vi phạm nhanh, đúng theo quy định của pháp luật”, luật sư Tuấn Anh nói.
Cũng theo luật sư Tuấn Anh, theo quy định, trong vòng 7 ngày mà không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì không được xử phạt đối với lái xe vi phạm nữa. Chính vì vậy, việc quy định cho lãnh đạo các địa phương ra quyết định xử phạt sẽ kịp thời, không bỏ lọt người vi phạm.
“Việc cảnh sát giao thông lập biên bản và sau đó chủ tịch tỉnh là người ký quyết định xử phạt vi phạm là việc cần thiết, hợp lý. Tôi cho rằng, việc làm này tạo ra được tính minh bạch trong việc xử lý vi phạm giao thông”, ông Tuấn Anh nói thêm.
Video đang HOT
Thượng tá Phạm Thanh Tiến, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Thái Bình cho biết thêm, ý thức của lái xe đã tốt hơn rất nhiều sau khi Nghị định 100 có hiệu lực. Qua nhiều đợt kiểm tra thấy phần lớn lái xe đã chấp hành quy định về giao thông đường bộ, không lái xe sau khi uống rượu bia.
“Mới đây lãnh đạo tỉnh cũng ký quyết định xử phạt hành chính một trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn với mức 35 triệu đồng. Việc làm này thể hiện sự quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, Ban an toàn giao thông trong việc xử lý những lái xe vi phạm nồng độ cồng, đồng thời, tránh được việc can thiệp, xin cho người vi phạm”, ông Tiến chia sẻ.
Điều 76 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
1. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Theo danviet.vn
Đà Nẵng: Mạnh tay xử lý "ma men"
Khi bị cảnh sát dừng xe và yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, lúc này nhiều người tham gia giao thông mới hiểu mình đã vi phạm, việc vi phạm này đã bị lực lượng CSGT tiến hành lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ ngày 1/1/2020, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực và nghiêm cấm việc "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn", nhưng thực tế tại TP.Đà Nẵng tình trạng người tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia còn nhiều.
Đúng 19 giờ ngày 1/1, Phòng CSGT Công an thành phố Đà Nẵng đã ra quân xử lý nồng độ cồn trên địa bàn thành phố. Ghi nhận tại chốt đo nồng độ cồn Nguyễn Văn Linh - 2/9 do Đội Tuần tra dẫn đoàn, Phòng CSGT thực hiện, làm việc rất chuyên nghiệp. Lực lượng CSGT được trang bị đầy đủ phương tiện như máy đo nồng độ cồn, máy ảnh, camera, xe chuyên dụng...
Nhiều trường hợp khi ngậm ống thổi đã cho thấy vượt nồng độ quy định. Điển hình như anh N.B.Q (Đà Nẵng), khi bị dừng phương tiện, người điều khiển xe máy BKS 43S2-8469 rất bất ngờ nhưng được tổ công tác thông báo kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn người đàn ông này mới hiểu ra mình đã mắc lỗi. Kết quả kiểm tra, người điều khiển xe máy BKS 43S2-8469 đã vi phạm 0,489 mg/lít khí thở.
Các trường hợp yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn sau khi đo có ngay kết quả mức độ vi phạm. Nhiều người bị phạt và tước giấy phép lái xe.
"Hôm nay tôi đi đám ma về, gặp anh em nên có uống vài chén thăm hỏi. Đi đến đây thì bị bắt lại. Bây giờ thì CSGT đã giữ xe nên điện thoại người nhà đến chở về", anh P.D.T (Quế Sơn, Quảng Nam) nói. Tương tự, anh N.B.Q (Đà Nẵng) cho hay: "Dù đã biết đến Nghị định mới nhưng do tính chất công việc, phải uống vài cốc bia giao lưu với đồng nghiệp".
Trao đổi với PV Dân Việt, Thiếu tá Hồ Thanh Hiền, Đội trưởng Đội tuần tra dẫn đoàn, Phòng CSGT cho biết, trong tối 2/2, Lực lượng đã lập biên bản 7 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có 2 ô tô và 5 mô tô. "Nhìn chung, người tham gia giao thông họ đều biết nghị định mới tại NĐ số 100/CP, trong đó có quy định nồng độ cồn với mức phạt rất cao nên người dân chấp hành tốt hơn trước rất nhiều", Thiếu tá Hồ Thanh Hiền nhận định.
Theo đó, Nghị định mới tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Cu thê, đôi vơi ngươi điêu khiên xe ô tô vi pham nông đô côn ơ mưc cao nhât, phat tiên tư 30 - 40 triêu đông, tươc quyên sư dung giấy phép lái xe 22 - 24 thang đôi vơi ngươi điêu khiên phương tiên co nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Theo danviet.vn
Sốc mạnh từ Nghị định 100 Nghị định 100/2019 đề ra các mức phạt thích đáng để bất kỳ ai cũng cần phải thay đổi hành vi, tạo nên cú hích để giảm thiểu đáng kể những nỗi đau tột cùng từ tai nạn giao thông. Hẳn là có sự sắp xếp từ các cơ quan chức năng để cho ra nhiều con số chẵn không hề nhỏ. Nào...