Vì sao phim Việt vẫn bị lấn át?
Hội nghị bàn về thực trạng phát hành – phổ biến phim cuối tuần qua được coi là một sự kiện mà giới làm phim, phát hành, phổ biến phim chờ đợi lâu nay. Trên mặt trận quan trọng sống còn cho điện ảnh nước nhà này vẫn còn bề bộn biết bao vấn đề lớn nhỏ.
Chạnh lòng trước những con số
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam không ngần ngại bày tỏ rằng bà cảm thấy chạnh lòng khi một đơn vị phát hành, phổ biến phim liên doanh như Megastar đã khai thác được hơn 700 tỷ đồng (khoảng 35 triệu USD) doanh số bán vé/năm ngay trên thị trường nước ta. Bên cạnh đó là nỗi ngậm ngùi trước thực tế của hệ thống rạp nhà nước là: “ Không có nguồn phim để chiếu, chủ yếu chỉ chiếu lại phim cũ do các công ty tư nhân và công ty liên doanh đưa về để tận thu sau khi đã phát hành ở các thành phố lớn…”.
Megastar Hà Nội luôn thu hút đông đảo người dân tới xem phim. Ảnh: Trọng Hải
Theo một công bố mới đây nhất của Cục Điện ảnh thì doanh thu của Megastar vẫn giữ nguyên “phong độ” khi trong 3 tháng đầu năm nay, đơn vị này đã thu về 13 triệu USD. Nghĩa là phát hành, phổ biến phim truyện (cả phim nước ngoài và Việt Nam) trên sân nhà là vô cùng “màu mỡ”, song hiệu quả khai thác của phát hành, phổ biến phim của Nhà nước lại… thua các đơn vị tư nhân, liên doanh. Điều này, theo các đại biểu là câu chuyện liên quan trực tiếp đến sự phát triển của các đơn vị trong nước, của vấn đề tái đầu tư cho điện ảnh nước nhà.
Một trong những điều kiện giúp cho phổ biến phim của đơn vị nhà nước đi lên chính là chất lượng hệ thống rạp. Hiện nay, cả nước có 93 rạp và cụm rạp với hơn 200 phòng chiếu. Trong đó, số lượng rạp thì Nhà nước chiếm ưu thế, song thiết bị hiện đại thì thua xa khối công ty cổ phần, tư nhân và liên doanh về số lượng phòng âm thanh lập thể, kỹ thuật số, các điều kiện khác… Theo ông Phạm Văn Họa, Tổng Giám đốc Fafim Việt Nam thì năm 2012, Megastar, Lottecinema, BHD, Galaxy đã phát triển thêm các cụm rạp ở khắp các thành phố lớn trên cả nước. Công ty cổ phần Đầu tư điện ảnh Vina (Vinacinema) cũng trang bị máy chiếu kỹ thuật số HD cho 40 phòng chiếu tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác… Còn phổ biến phim nhà nước thì chỉ có Trung tâm Chiếu phim quốc gia được đầu tư thêm 1 phòng chiếu 35mm và 1 phòng chiếu 4D…
Video đang HOT
Xét cho cùng, tư nhân hay Nhà nước thì đối với người xem chất lượng là lựa chọn hàng đầu. Sự phát triển mạnh mẽ của các đơn vị tư nhân liên doanh trong hoạt động điện ảnh cũng ít nhiều tạo một không khí mới cho nghệ thuật thứ bảy ở nước ta. Tuy nhiên, đối với quản lý nhà nước và sự nghiệp phát triển lâu dài của điện ảnh dân tộc thì sự vững mạnh của phát hành và phổ biến phim khối nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng.
Đó không phải chỉ là nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Nhà nước, hay thực hiện các mục tiêu quốc gia về văn hóa như ta thường nói, mà rất thực tế nó là hoạt động kinh tế, có thể tạo động lực lớn cho sự đi lên của đất nước.
Nhà nước sẽ phải đầu tư
Thật khó có thể biện minh khi phim “made in Việt Nam” mỗi năm chỉ ra lò được 10 sản phẩm, đa số là của hãng phim tư nhân và một vài phim của Nhà nước. Muốn phát hành, phổ biến mà không nhiều “hàng” thì lấy đâu ra chọn lựa. Trong khi đó vì nhiều yếu tố, phim nhập khẩu vượt trội với hơn 100 phim mỗi năm. Riêng năm 2011, tỷ lệ phim sản xuất trong nước với phim nhập là 16,3%. Vì sao phải phổ biến, phát hành tốt phim “made in Việt Nam” thì có lẽ ai cũng hiểu. Đó là dấu hiệu hoạt động của nền điện ảnh nước nhà, là diện mạo văn hóa đất nước trước thế giới. Nếu so với mục tiêu đạt tỷ lệ 30% buổi chiếu phim Việt trong tổng số phim chiếu tại rạp… thì con số này đạt ở hệ thống rạp nhà nước (với 31%), tính riêng năm 2011. Cũng dễ hiểu khi tỷ lệ này ở hệ thống rạp ngoài quốc danh chưa đạt tới 15%.
Có một điều an ủi là dường như người xem phim Việt vẫn dành cho điện ảnh nước nhà một góc riêng nho nhỏ. Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ khán giả xem phim Việt so với phim nước ngoài vẫn… trên 20%.
Cuối cùng, để số người xem và buổi chiếu phim Việt không còn là những “tỷ lệ an ủi” đã có nhiều giải pháp được đề xuất. Trong đó, có những vấn đề lớn như đề nghị Chính phủ nên cho phép ngành điện ảnh được tham gia quản lý ngành thông qua tấm vé xem phim. Kinh nghiệm ở một số nước là đánh thuế theo tỷ lệ so với giá vé để tái đầu tư cho điện ảnh. Bên cạnh đó là Nhà nước phải đầu tư, xây mới, nâng cấp các rạp chiếu bóng cũ nhưng có tính đến công nghệ số – một xu hướng đang phát triển có thể thay thế phim nhựa 35mm trong nay mai. Rồi thành lập Hiệp hội Phát hành – phổ biến phim, huy động sức mạnh tổng hợp không phân biệt điện ảnh nhà nước, điện ảnh tư nhân…
Tất cả những ý kiến này không phải được nêu lần đầu tiên, tuy nhiên điều đáng nói là nó được phân tích trước sự có mặt của đại diện lãnh đạo Bộ VH,TT&DL. Hơn nữa, nó cũng được nêu lên trong thời điểm Cục Điện ảnh đang tiến hành việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành làm cơ sở tiến tới phác họa rõ nét quy hoạch ngành trong thời gian cụ thể.
Theo Hà Nội mới
Phim của Isaac (365) ngang ngửa với 'Bạch Tuyết và thợ săn'
Không còn tránh né mùa phim bom tấn Hollywood, một số nhà làm phim Việt đã chứng tỏ rằng phim Việt không hề đuối sức trong cuộc chiến này.
Ra mắt cùng dịp với siêu bom tấn Avengers là phim Cưới ngay kẻo lỡ. Mặc dù còn gây nhiều ý kiến trái chiều nhưng bộ phim của đạo diễn Charlie Nguyễn đã tỏ ra không hề thua kém đối thủ Mỹ khi là một trong hai phim ăn khách nhất trong dịp 30/4. Thông tin từ nhà sản xuất Chánh Phương cho biết, Cưới ngay kẻo lỡ đã thu hơn 36 tỉ đồng so với nguồn vốn trên dưới 9 tỉ. Dù rằng phía nhà phát hành Avengers không công bố doanh thu nhưng tại các cụm rạp, số khán giả của Avengers và Cưới ngay kẻo lỡ là ngang ngửa nhau.
Sức hút của Gia sư nữ quái không hề bị ảnh hưởng khi "đụng" bom tấn The Snow White and the huntsman.
Chọn ra mắt dịp 1/6, bộ phim Gia sư nữ quái của đạo diễn Lê Bảo Trung "đụng" ngay bom tấn Snow White and the huntsman (Bạch Tuyết và gã thợ săn), bộ phim đã quá nổi tiếng đối với trẻ em, được làm mới ở cả nội dung và hình thức với dàn diễn viên nổi tiếng và được quảng cáo rầm rộ từ nhiều tháng trước. Tuy vậy, sức hút của Gia sư nữ quái không hề bị ảnh hưởng khi phim này hiện vẫn đang trụ rạp ở tuần thứ 5, dù rằng thông thường vòng đời một phim chiếu rạp chỉ khoảng 3, 4 tuần. Tuy chưa tổng kết được doanh thu nhưng NSX kiêm đạo diễn Lê Bảo Trung tỏ ra khá hài lòng. "Các suất chiếu đều cháy vé và khán giả đến nay vẫn rất đông", anh nói.
Các nhà phát hành phim Megastar, Galaxy, BHD đều thừa nhận, phim Việt luôn được khán giả ưu tiên chọn lựa vì nó gần gũi với cuộc sống của người Việt. Cho nên chỉ cần một phim Việt được làm chỉn chu, hấp dẫn thì sẽ khó "bom tấn" nào có thể qua mặt.
Vậy nhưng từ lâu nay, rạp chiếu vào mùa hè vẫn mặc nhiên được xem là lãnh địa của bom tấn Mỹ. Dù rằng phim Việt đã xuất hiện nhiều hơn và gặt hái được những kết quả đáng mơ ước đối với bất cứ nhà sản xuất nào, thì ở thời điểm hiện tại vẫn không có lấy một bộ phim Việt mới ra mắt. Có vẻ như mảnh đất màu mỡ này vẫn đang bị bỏ phí. Chia sẻ điều này, ông Jimmy Nghiêm Phạm, giám đốc hãng phim Chánh Phương thừa nhận mật độ sản xuất phim trong nước còn chậm, chưa đáp ứng kịp nhu cầu của khán giả.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do trước giờ các nhà sản xuất phim Việt thường chọn tung sản phẩm vào các dịp lễ tết, như một giải pháp an toàn. "Nếu phim ra mùa hè mà đụng phải phim quá lớn hoặc cùng thể loại với phim Hollywood thì sẽ phải đối mặt với khá nhiều rủi ro", ông nói. Còn theo đạo diễn Lê Bảo Trung, phim ra rạp vào mùa hè thường gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ phim ngoại. "Chỉ cần một tuần đầu vắng khán giả là phim sẽ bị đánh bật khỏi các rạp chiếu. Vì thế, nhà sản xuất phải thật tự tin với phim của mình mới dám chọn ra mắt dịp này", đạo diễn Gia sư nữ quái nói.
Số khán giả của Avengers và Cưới ngay kẻo lỡ là ngang ngửa nhau
Theo Lê Bảo Trung, dù được ưu ái hơn nhưng không phải phim Việt nào cũng có thể "thắng" vào dịp hè. "Quan trọng là bộ phim phải đánh trúng nhu cầu khán giả và phải được làm bằng tâm huyết", đạo diễn nói. Thậm chí, ông còn khẳng định nếu làm được điều đó thì "dù có phải cạnh tranh cùng lúc với 10 phim cũng không vấn đề gì". Tuy vậy, đạo diễn cũng không phủ nhận tầm quan trọng của việc chọn thời điểm ra rạp. "Nếu cứ ra cùng lúc với các siêu phẩm như Spider man, The Dark Knight Rises, Madagascar... tức là tự giết mình", ông nói.
Cũng trên quan điểm như vậy, nhà sản xuất Jimmy Nghiêm Phạm kết luận: "Một bộ phim được làm chỉn chu cùng với một thời điểm ra mắt thích hợp chính là chìa khóa cho thành công". Chẳng hạn, phim Thiên mệnh anh hùng nếu chọn một thời điểm ra rạp khác dịp Tết thì có lẽ đã cho hiệu quả doanh thu cao hơn. Ngoài ra, nhìn từ thực tế, Jimmy nhận thấy phim hài Việt vào dịp hè sẽ dễ ăn khách hơn các thể loại khác. "Chiếu phim hành động vào mùa hè e rằng khó địch nổi với phim bom tấn Hollywood", ông nhận định.
Theo Đất Việt
Lộ diện những đối thủ cạnh tranh khốc liệt với Megastar HN Vốn là cụm rạp chiếu phim hiện đại nhất Việt Nam, được đánh giá giữ vị trí số một trong số các rạp phim không chỉ ở Hà Nội mà còn trên cả nước, nhưng hiện tại Megastar đang dần mất đi vị thế trong bối cảnh bị cạnh tranh khốc liệt... Sự có mặt của cụm rạp hiện đại đầu tiên tại...