Vì sao phân khúc nhà ỏ hạng sang tại Việt Nam luôn thu hút lượng lớn nhà đầu tư?
Lý giải cho sự hấp dẫn trên của thị trường BĐS Việt Nam, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh tầng lớp thượng lưu ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và củng cố nguồn cầu cho sản phẩm, nhất là phân khúc nhà ở cao cấp, thị trường vẫn còn dự địa cho sản phẩm này.
Theo ông Giám đốc Savills Hà Nội, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam và khối lượng tài sản của họ vẫn tăng trưởng liên tiếp trong vòng 5 năm qua, từ năm 2013 và được dự đoán là sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Trong khi đó, Luật Nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam đã tạo ra nhu cầu đầu tư BĐS cao cấp từ các quốc gia lân cận.
Từ năm 2015, khi chính sách này có hiệu lực, tỷ lệ người sở hữu nước ngoài tại nhiều dự án cao cấp đã đạt mức giới hạn cao nhất, trong đó chủ yếu là người mua đến từ Đài Loan, Hong Kong và Hàn Quốc. Do vậy, nguồn cầu cho sản phẩm nhà ở hạng sang tại Việt Nam được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự gia tăng của giới siêu giàu tại châu Á.
Theo nhận định của ông Matthew Powell, một vài năm trở lại đây, phân khúc nhà ở hạng sang tại Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bởi mức lợi nhuận hấp dẫn. Trong bối cảnh lợi nhuận tiếp tục tăng với mức gia tăng giá cao và lợi suất cho thuê khả quan, số lượng các nhà đầu tư và đơn vị quản lý vận hành nước ngoài gia nhập thị trường hạng sang sẽ ngày một tăng tại Hà Nội và TP.HCM. Những doanh nghiệp này sẽ mang theo dòng vốn đầu tư lớn và giới thiệu thêm nhiều mô hình BĐS cao cấp mới tới thị trường nhà ở Việt Nam.
Điển hình, khu dân cư có thương hiệu (branded residence) là một ví dụ trong số đó. Đây là mô hình BĐS nghỉ dưỡng thể hiện phong cách sống (lifestyle product) mới được xếp vào hàng cao cấp được những tập đoàn khách sạn quốc tế mang đến Việt Nam trong thời gian gần đây.
Việc kết hợp với những tập đoàn thương hiệu khách sạn nổi tiếng giúp chất lượng của sản phẩm BĐS được ghi nhận ở mức cao cấp tương đương với thương hiệu đó, xuất phát từ việc kết hợp thương hiệu và quy chuẩn về thiết kế. Điều này đem đến lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm có thương hiệu so với những dự án nhà ở cao cấp không có thương hiệu.
Video đang HOT
Theo đánh giá, sự xuất hiện của những mô hình cao cấp mới đang nâng tầm những sản phẩm nhà ở hạng sang; tuy vậy khoảng cách giữa những dự án BĐS hạng sang tại Việt Nam so với tiêu chuẩn quốc tế vấn còn rất lớn. Sự chênh lệch giữa giá trung bình của một sản phẩm hạng sang tại Hà Nội và TP.HCM so với các thị trường cùng khu vực đã chỉ ra cơ hội và dư địa phát triển cho sản phẩm này.
Tuy nhiên, theo ông ông Matthew Powell, việc quỹ đất hạn chế, đặc biệt là tại những vị trí đắc địa nơi trung tâm đô thị sẽ khiến việc đầu tư phát triển các dự án BĐS hạng sang trở nên khó khăn hơn. Quy trình và thủ tục phát triển dự án, từ thu hồi, đền bù đất đến cấp phép và đấu thầu thường phức tạp và mất nhiều thời gian, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, có rất nhiều chủ đầu tư muốn gia nhập thị trường, nhưng không thể tiếp cận được đất tại những vị trí đẹp.
“Mức lợi nhuận hấp dẫn có thể thu hút các nhà đầu tư gia nhập phân khúc BĐS hạng sang, nhưng một khi thị trường tinh chỉnh, các đơn vị phát triển và các sản phẩm cao cấp sẽ được thanh lọc. Sẽ có người thắng và kẻ thua. Với nguồn cung dồi dào, phân khúc cao cấp sẽ tiếp tục là thị trường của người mua. Điều này cho thấy chìa khoá sinh tồn của các chủ đầu tư trong phân khúc này là luôn nỗ lực hết mình để bắt kịp với những xu hướng thị trường mới”, ông Matthew Powell nhận định.
Nguyên Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
Kịch bản nào cho thị trường địa ốc TP.HCM những tháng cuối năm?
Dù những con số từ các công ty nghiên cứu thị trường cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang quan tâm đến thị trường một cách ổn định, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tình hình thị trường những tháng cuối năm sẽ rất khó lường.
Sáng nay (3/7), tại cuộc họp báo công bố tình hình thị trường BĐS TP.HCM quý 2/2018, đại diện công ty CBRE Việt Nam cho rằng những tháng tới thị trường sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, giao dịch ở các phân khúc sẽ chững lại thấy rõ, nhưng giá chào bán ở một số vị trí lại tăng cao.
Theo báo cáo của CBRE, số lượng căn hộ chào bán mới tại TP.HCM trong quý 2 đạt 6.109 căn, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đơn vị này cũng thống kê cho thấy trong nửa đầu năm 2018, số lượng căn hộ chào bán vẫn tăng 5% so với cùng kỳ. Lượng giảm nhiều nhất được ghi nhận ở phân khúc trung cấp, với mức giảm 62% theo quý.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Quản lý Phòng Nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển, cho rằng nguyên nhân sụt giảm là do dư âm của sự cố cháy chung cư từ cuối tháng 3 dẫn tới các biện pháp an toàn cho chung cư được chú trọng nhiều hơn và việc phê duyệt giấy phép trở nên nghiêm ngặt hơn. Đặc biệt, liên tiếp sau đó nhiều vụ cháy nổ chung cư khác cũng đã xảy ra ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mua nhà.
Bà Thanh cho biết thêm, nhằm đảm bảo tỷ lệ hấp thụ tốt, một số chủ đầu tư đã thận trọng hơn trong việc ra mắt nguồn cung mới. Mặt khác, Chính phủ cũng đã hạn chế tín dụng vào BĐS để điều tiết thị trường.
"Với việc vốn vay ngân hàng được siết chặt, các chủ đầu tư dần chuyển hướng sang các kênh huy động vốn khác. Hoạt động kiếm vốn thường thấy nhất là nhiều chủ đầu tư niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc huy động vốn trên thị trường trái phiếu nước ngoài", bà Thanh nói thêm.
Cũng theo CBRE, xét về tỷ lệ các phân khúc sản phẩm, phân khúc cao cấp đứng đầu, chiếm 54% tổng nguồn cung. Phân khúc trung cấp đứng thứ 2, chiếm 42% tổng nguồn cung. Tình hình tiêu thụ khả quan được ghi nhận tại các phân khúc với trên 80% sản phẩm được bán mặc dù tổng số căn hộ bán được giảm so với quý 1/2018. Theo đó, trong quý 2 có 6.947 căn hộ được tiêu thụ, giảm 25% so với quý trước và giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp quý 2/2018 ghi nhận ở mức 1.580 USD/m2, tăng 3% so với quý trước nhờ một số dự án hạng sang có vị trí đắc địa ghi nhận mức tăng giá. Giá bán tăng từ 3%-4% được ghi nhận tại một số dự án ở quận 4, Bình Tân và Tân Phú.
CBRE dự đoán trong năm 2018, với khởi đầu chậm trong nửa đầu năm, sản phẩm trung cấp tiếp tục được kỳ vọng chiếm tỷ trọng cao nhờ một số dự án quy mô lớn dự kiến được chào bán trong nửa cuối năm. Trong nửa cuối năm 2018, nguồn cung phân khúc hạng sang tại khu vực trung tâm TP.HCM sẽ tăng, tuy nhiên thời điểm này các chủ đầu tư ra hàng với số lượng không nhiều nên mức hấp thụ được dự báo khả quan hơn.
Bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE cho rằng thị trường sắp tới không có nguy cơ bong bóng bất động sản vì thanh khoản đang ổn định. Nguồn cung chào bán căn hộ cho đến biệt thự nhà phố tăng trưởng không quá cao. Đây là dấu hiệu cho thấy chủ đầu tư và người mua đang hướng đến người mua thực sự, là những người mua để ở.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thời gian qua, thị trường địa ốc quả thực đã xuất hiện các cơn sốt ảo. Tuy nhiên, đây chỉ là những đợt sốt giá cục bộ trong phân khúc thị trường đất nền, đất nông nghiệp.
Ông Châu cho biết, "thủ phạm chính" là giới đầu nậu và cò đất thổi giá, tạo sóng gây ra các đợt sốt ảo giá đất nền tại một số địa phương. Nhưng đối với thị trường căn hộ chung cư, là phân khúc lớn nhất của thị trường bất động sản, đã không xảy ra hiện tượng sốt giá, thậm chí nhiều chủ đầu tư đã giảm giá bán căn hộ, nhất là các dự án căn hộ vừa túi tiền. Điều này có thể khẳng định, cơn sốt trên thị trường vừa qua chỉ mang tính cục bộ.
Nguyên Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
Vì sao dòng vốn ngoại lại rầm rộ "săn" dự án bất động sản Việt Nam? Đầu tư bất động sản liên quan rất nhiều đến luật lệ địa phương, nhất là vấn đề pháp lý, do vậy đây là một trong những yếu tố giúp cho thị trường Việt Nam được chú ý nhiều hơn bởi nhà đầu tư châu Á. Đó là nhận xét của ông Sử Ngọc Khương, chuyên gia bất động sản đến từ Savills...