Vì sao phải đặt bệnh viện dã chiến thứ 3 tại Chí Linh?
Thay vì đặt tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Hải Dương như dự kiến, Bộ Y tế đã chỉ đạo chuyển cơ sở y tế này tới TP Chí Linh.
Sáng 31/1, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đã trao đổi nhanh về việc thiết lập bệnh viện dã chiến thứ 3 của Hải Dương tại TP Chí Linh.
- Thưa ông, vì sao có quyết định đặt bệnh viện dã chiến thứ 3 tại Chí Linh thay vì Nhà thi đấu thể thao tỉnh Hải Dương như dự kiến ban đầu?
- Theo tính toán của chúng tôi, bệnh viện dã chiến thứ nhất đặt tại Trung tâm Y tế Chí Linh điều trị cho 200 bệnh nhân là đủ. Hiện nay, các kết quả xét nghiệm cho thấy số bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch Chí Linh tiếp tục tăng. Vì vậy, chúng ta rất cần những cơ sở dã chiến để dự phòng trường hợp có thêm người bệnh. Thiết lập bệnh viện dã chiến thứ 3 tại Chí Linh là hợp lý, tránh việc phải vận chuyển bệnh nhân đi xa.
Vừa qua, bệnh viện dã chiến thứ 2 tại Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tiếp nhận 26 bệnh nhân. Theo kế hoạch, cơ sở này có khả năng thu dung 210 bệnh nhân và hiện tiếp tục nhận thêm người.
Video đang HOT
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế. Ảnh: BYT.
Điều đặc biệt ở bệnh viện dã chiến thứ 2 là cơ sở này có 10 giường cấp cứu và 26 giường điều trị tích cực kèm thở máy, sẵn sàng điều trị bệnh nhân nặng chuyển về.
Bệnh viện dã chiến tại Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương xác định mục tiêu là trở thành cơ sở điều trị cho bệnh nhân nặng. Tại đây, họ có đầy đủ thiết bị y tế cần thiết như máy thở, hệ thống hồi sức cấp cứu, qua đó có thể triển khai lọc máu, chạy ECMO…, sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân nặng theo phương châm điều trị tại chỗ.
Lực lượng điều trị được Bộ Y tế tăng cường hiện có khoảng 30 cán bộ y, bác sĩ về Hải Dương. Ngoài ra, lực lượng tinh nhuệ từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội) do Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Như Dương làm trưởng đoàn trực tiếp theo dõi công tác truy vết, điều tra tiếp xúc, triển khai công tác lấy mẫu xét nghiệm số lượng lớn hỗ trợ cho Hải Dương.
Một lực lượng lớn nữa đến từ các sinh viên năm cuối theo học ngành y cũng đã được chúng tôi đào tạo để sẵn sàng tham gia chống dịch khi cần thiết.
- Đánh giá ban đầu của ông như thế nào về tình hình dịch hiện nay tại Hải Dương?
- Thành công bước đầu của chiến dịch lần này từ nhận định của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Trần Như Dương chính là bắt trúng ổ dịch. Do đó, chúng ta đã khoanh vùng kịp thời ổ dịch tại Công ty TNHH POYUN Việt Nam.
Đây là bước quyết định cho việc dập dịch thành công. Nếu không kịp thời khóa ổ dịch, công nhân về quê, trở lại nhà trọ ở các vùng lân cận, hậu quả khi đó rất lớn, khó kiểm soát. Đây là thành công lớn trong công tác phòng, chống dịch.
Thứ 2, tỉnh Hải Dương đã kịp thời triển khai thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Bộ Y tế. Với sự nỗ lực và hỗ trợ từ Bộ Y tế trong thời gian kỷ lục (22 giờ), chúng ta đã có Bệnh viện dã chiến số 2 với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng các bác sĩ nhiều kinh nghiệm từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), sẵn sàng cứu chữa người bệnh.
Hai bệnh viện dã chiến đi vào hoạt động cũng đã góp phần quan trọng về cơ sở điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Ứng phó dịch COVID-19, TP Chí Linh triển khai công tác bầu cử bằng văn bản
Để ứng phó dịch COVID-19, TP Chí Linh (Hải Dương) sẽ triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 bằng văn bản.
Nhằm ứng phó với dịch COVID-19, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương quyết định Hội nghị toàn tỉnh triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ 8h ngày 3/2.
Trước đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có công văn triệu tập dự hội nghị vào chiều 3/2. Riêng TP Chí Linh triển khai công tác bầu cử bằng văn bản.
Sáng 31/1, Hải Dương ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.
Một số nội dung của hội nghị cũng được điều chỉnh, sẽ trực tuyến từ 2 điểm cầu ở tỉnh đến toàn bộ các điểm cầu ở các huyện, thị xã và TP Hải Dương. TP Hải Dương nối cầu trực tuyến đến các phường, xã. Tại điểm cầu các huyện Kim Thành, Nam Sách và thị xã Kinh Môn có thêm 1 đại biểu/xã, thị trấn. Mỗi đơn vị cấp xã cử 2 đại biểu dự tại các điểm cầu cấp huyện còn lại.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu việc tổ chức hội nghị tại các điểm cầu phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Tùy theo điều kiện hạ tầng kỹ thuật, các địa phương có thể triển khai trực tuyến đến cấp xã để giảm thiểu thời gian hội họp, tránh tập trung đông người tại các điểm cầu...
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính từ 18h ngày 30/1 đến 6h ngày 31/1, Việt Nam ghi nhận 14 ca mắc mới là các ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó Hải Dương có 4 ca.
Để phòng chống dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế.
TP HCM xét nghiệm 349 người đến từ vùng có Covid-19 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM đã lấy mẫu xét nghiệm 349 người đến từ Hải Dương, Quảng Ninh và các địa điểm do Bộ Y tế công bố, trong đó 57 người xét nghiệm âm tính. Cụ thể, đến tối 30/1: - Cách ly, lấy mẫu 8 trường hợp tiếp xúc gần bệnh nhân tại Hải Dương và Quảng Ninh,...