Vì sao Pepsi từ vị thế là đối thủ lớn nhất của Coca-Cola lại trở nên thất thế?
Một loạt những quyết định sai lầm và một chuỗi những sự kiện đen đủi đã khiến Pepsi thất thế trước đối thủ lớn nhất của mình.
Khi sản phẩm Diet Coke – Coke không đường vượt qua Pepsi để trở thành thứ nước ngọt giải khát thứ hai trên thị trường Mỹ, người ta đã nghĩ rằng Cuộc chiến Cola – Cola Wars đã có kẻ chiến thắng: đó là Coca-Cola. Nhiều người lại nghĩ khác, cho rằng Coca đã vượt lên trong cuộc chiến này từ năm 1996. Xét theo một vài khía cạnh, tuyên bố vừa rồi là đúng.
Pepsi mang về 38% doanh thu nhiều hơn Coca-Cola hồi năm 2011, thế nhưng họ chỉ bán được lượng soda trị giá 12 tỉ USD, trong khi Coca-Cola bán được tới 28 tỉ USD.
Tại sao lại có sự khác biệt đó? PepsiCo kinh doanh dựa vào những nhãn hàng khác để mang về tổng doanh thu, có thể kể tới Frito Lay, Quaker hay Tropicana. Một lý do nữa: trong suốt nhiều năm có mặt trên thị trường, PepsiCo có rất nhiều sai lầm trong quản lý và cách thức đánh giá sản phẩm của mình.
Để dễ đọc (và dễ viết hơn), tôi xin viết tắt “Coca-Cola” thành “Coca”.
Cuộc chiến Cola nóng lên hồi năm 1975 với chương trình mang tên Thử thách Pepsi.
Từ khi sinh ra, Pepsi và Coca đã liên tục cạnh tranh trên thương trường, một cuộc chiến thương hiệu mà người ta gọi là The Cola Wars. Pepsi đã vươn lên mạnh mẽ bằng một chiêu marketing cực kì thông minh: họ tạo ra Thử thách Pepsi, cho người dùng nếm thử đồ uống mà không biết mình đang dùng sản phẩm gì. Kết quả: người dùng thích đồ uống của Pepsi hơn Coca.
Coca lo sợ và tung ra chiêu bài phản hồi ngay. Họ mở một chiến dịch quảng cáo được gọi là “chiến dịch marketing thảm họa của thế kỷ 20″, họ biến Coca-Cola truyền thống thành sản phẩm New Coke. Ra mắt tháng Tư năm 1985, nhưng do phản hồi tệ hại từ người dùng, đến tháng Bảy năm 1985, Coca phải khai tử New Coke.
Thế nhưng Pepsi không giữ được ngôi vương lâu, họ sớm mắc phải một loạt sai lầm và gặp phải một chuỗi những sự kiện đen đủi.
Bắt đầu từ những năm 1980, Pepsi gặp rắc rối với một loạt ca sĩ nổi tiếng
Nhân vật nổi tiếng đầu tiên trở thành đại diện thương hiệu cho Pepsi là Michael Jackson. Thế nhưng khi đang quay quảng cáo năm 1984, Ông vua Nhạc Pop đã bị bỏng nặng. Đó cũng chính là thời điểm khiến huyền thoại làng âm nhạc bắt đầu nghiện thuốc giảm đau cho tới khi ông ra đi.
Năm 1987, cố huyền thoại âm nhạc David Bowie và tượng đài làng nghệ thuật Tina Turner song ca bài “Modern Love” cho một quảng cáo Pepsi. Đó cũng là năm David Bowie bị cáo buộc tội lạm dụng, khiến Pepsi phải ngay lập tức gỡ quảng cáo.
Madonna trở thành đại diện thương hiệu mới cho Pepsi vào năm 1989. Vậy nhưng ca khúc Like a Prayer của bà – ca khúc có được dùng trong quảng cáo Pepsi – đã bị công chúng chỉ trích là báng bổ Thiên chúa giáo, mang về hình ảnh xấu cho công ty.
Tháng Tám năm 2002, Pepsi phải gỡ một quảng cáo dài 30 giây có rapper Ludacris góp mặt, sau khi bị chỉ trích là sử dụng một “rapper vô đạo đức” làm đại diện thương hiệu. Khi Pepsi quay sang mời gia đình rocker nổi tiếng Osbourne đóng quảng cáo, họ một lần nữa vấp phải chỉ trích rằng quảng cáo quá “nhạy cảm”.
Pepsi dường như không có không gian để thở giữa một rừng chỉ trích và những sự kiện không may. Hồi năm 1990, người ta tìm thấy kim tiêm trong lon Pepsi tại khắp 20 bang nước Mỹ.
Video đang HOT
Người dùng hoảng loạn khi mẩu tin đáng sợ này lan truyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng đây không phải lỗi của Pepsi, các nhà chức trách cuối cùng cũng tìm ra bằng chứng: video cho thấy thủ phạm là một người phụ nữ sống tại Colorado cố tình nhét kim tiêm vào lon.
Sau khi người phụ nữ trên bị bắt, kim tiêm vẫn cứ xuất hiện trong lon Pepsi. Đã có thêm 50 cáo buộc lon Pepsi chứa kim tiêm, nhưng phải có hơn chục trường hợp trong số đó đã bị bắt vì báo thông tin sai sự thật.
Năm 1996, tin tức “Pepsi đã thua Cuộc chiến Cola” lan rộng.
Tháng Mười năm 1996, bìa tạp chí Fortune có dòng tiêu đề lớn: “Đây là cách Coca sút bay lon Pepsi”. Khi lợi nhuận của Pepsi tụt xa Coca tới 47%, tạp chí nổi tiếng tuyên bố Pepsi đã thua The Cola Wars.
CEO lúc bấy giờ của Pepsi là Roberto Goizueta đã lên tiếng bác bỏ thông tin từ bài báo, nói rằng “Tại vì không ai đọc Fortune nữa, tôi chẳng cần quan tâm tới họ nhiều làm gì”.
15 năm sau sự kiện này, PepsiCo đã vươn lên quay trở lại thị trường, nhưng đó là nhờ mảng kinh doanh đồ ăn nhẹ nở rộ mạnh mẽ. Hóa ra Fortune đã đúng: đồ uống Pepsi tụt dốc quá nhanh.
Đầu những năm 2000, người dân Mỹ nhận thấy rằng mình đang quá béo, họ cắt giảm đồ uống có đường.
Suốt những năm từ 2004 cho tới 2011, doanh số đồ uống có đường liên tục giảm. Khi người dân Mỹ bắt đầu tính toán calorie, những sản phẩm lợi cho sức khỏe của Pepsi như nước lọc, đồ uống ít năng lượng bắt đầu tăng trưởng.
Năm 2006, PepsiCo có một CEO mới là Indra Nooyi. Nhận thấy xu hướng mới, bà ngay lập tức phát triển mảng đồ ăn có lợi cho sức khỏe.
Tới năm 2010, những sản phẩm có lợi như Quaker Oats, Tropicana và dòng sản phẩm Frito Lay Nature đã mang về 10 tỉ cho tổng doanh thu hàng năm của Pepsi (số liệu từ CNN Money). Mục tiêu của bà Nooyi là đạt mốc doanh thu 30 tỉ USD vào năm 2020.
Thế nhưng đầu năm 2012, các nhà đầu tư vào Pepsi nói rằng CEO đang quá tập trung vào mảng đồ ăn có lợi cho sức khỏe mà quên đi đối thủ đáng gờm nhất của mình. Dù xu hướng đồ ăn có lợi đang rất thịnh, không nhãn hàng nào nổi được như bản thân Pepsi.
Logo mới của Pepsi năm 2009 không được đón nhận rộng rãi
Pepsi trả Arnell Group tận 1 triệu USD cho cái logo mới. Thế nhưng người ta lại cho rằng nó giống với logo tranh cử của tổng thống mới đắc cử Barrack Obama. Khẩu hiệu mới của Pepsi, “Yes You Can – Bạn có thể” và “Choose Change – Hãy chọn lấy sự thay đổi” bị đánh giá là “đạo” nguyên ý tưởng từ chiến dịch tranh cử thành công vang đội của ông Obama.
Pepsi không tham gia quảng cáo trong sự kiện thể thao lớn nhất nhì nước Mỹ – giải bóng bầu dục Super Bowl 2010, đã cho không Coca một cơ hội quảng cáo bằng vàng.
Lần đầu tiên sau 23 năm, Pepsi vắng bóng tại một giải Super Bowl. Thay vào đó, họ đầu tư 20 triệu USD vào Dự án Làm mới của Pepsi, tặng cho các chương trình cộng đồng và các trường học địa phương từ 5.000 USDS tới 250.000 USD để sắm sửa trang thiết bị.
Pepsi nói rằng dự án có mục đích xây dựng thương hiệu, cũng đánh giá luôn là dự án vì cộng đồng rất nhân đạo, nhưng cũng cùng năm đó, doanh số Pepsi tụt tới 6%. Xét về mặt kinh tế mà nói, chiến dịch quảng bá của Pepsi đã không thành công.
Và tệ hơn, Coca đã thống lĩnh hoàn toàn chương trình Super Bowl.
Lon Pepsi không đường với dáng “mảnh mai” đã khiến người dùng phẫn nộ.
Tháng Hai năm 2011, Pepsi ra mắt lon mới, “gầy” hơn, được Pepsi quảng bá là phiên bản “bảnh bao” hơn lon truyền thống. Lon Pepsi mới được làm ra để “ủng hộ những người phụ nữ tự tin, xinh đẹp”.
Cộng đồng những người gặp vấn đề về ăn uống không hề tỏ ra vui vẻ trước thông điệp Pepsi gửi gắm, người ta gọi chương trình quảng cáo của Pepsi là “thiếu suy nghĩ và vô trách nhiệm”.
Chỉ một tháng sau, Pepsi rơi xuống vị trí thứ hai.
Tháng Ba năm 2011, Coca truyền thống đứng đầu thị trường, tiếp ngay sau là Coca không đường Diet Coke. Theo thống kê từ MSNBC, Diet Coke bán ra 927 triệu đơn vị sản phẩm hồi năm 2010, nhiều hơn so với con số 892 triệu sản phẩm của Pepsi. Nói thêm để Pepsi buồn: Coca bán được 1,6 tỉ đơn vị sản phẩm Coca truyền thống cùng năm đó.
Sau một loạt vụ um xùm liên quan tới việc tuyển dụng, khiên Pepsi phải trả 3,1 triệu USD tiền hòa giải, một loạt “tay to” của Pepsi rời đi.
Năm 2008, một loạt CEO, phó phòng và giám đốc phụ trách marketing gạo cội đã rời đi. Tổng cộng 26 người, gồm cả những cá nhân có ít hơn một năm làm việc tại Pepsi.
Tháng Hai năm 2012, PepsiCo cắt giảm 8.700 việc làm, khoảng 3% tổng số nhân lực. Cùng lúc đó, họ công bố khoản đầu tư 600 triệu USD vào marketing, tiện thể công bố luôn CEO của Nhóm Đồ uống Toàn cầu GBG là Massiomo d’Amore, cũng người cai quản Pepsi từ phía GBG, từ chức.
Pepsi chi 5 triệu USD để tìm ra được điều mà ai cũng biết.
Giám đốc sáng tạo Brad Jakeman được giao nhiệm vụ tìm ra một chiến dịch quảng bá toàn cầu mới. Mất 9 tháng và 5 triệu USD, Jakeman tìm ra được câu trả lời: “Coca là vĩnh cửu. Pepsi là chớp thời cơ”. Coca là niềm vui bất tận còn Pepsi là sự nhộn nhịp, sôi động của từng thời điểm.
Người ta đánh giá rằng 5 triệu USD cho câu kết luận trên là quá đắt.
Đã nhiều thập kỉ nay, Coca sử dụng gấu Bắc Cực và ông già Noel, sản phẩm của họ mang tên “truyền thống – classic”. Mọi thứ liên quan tới Coca đều là xuất phát từ truyền thống, không cần tới hàng triệu USD để ngộ ra điều đó.
Pepsi thì khác, họ thay đại diện thương hiệu nhiều lần, dựa vào siêu sao ca nhạc để chạy chương trình quảng bá. Pepsi đã luôn đại diện cho giới trẻ, từ khóa “sức sống”, “tuổi trẻ”, “thế hệ trẻ” xuất hiện xuyên suốt các slogan của Pepsi trong suốt 50 năm qua.
Và họ đã có cố gắng sử dụng lại hình ảnh cố ca sĩ Michael Jackson, nỗ lực bất thành.
Pepsi thương thảo và mua được quyền sử dụng hình ảnh MJ trong loạt sản phẩm lon Pepsi số lượng có hạn. Thế nhưng họ đã vô ý nhắc lại câu chuyện khi xưa: MJ gặp tai nạn khi quảng cáo cho Pepsi, dùng quá nhiều thuốc giảm đau rồi trở nên phụ thuộc vào nó.
Đó chắc chắn không phải là câu chuyện mà Pepsi muốn khơi lại.
Theo noichungla
Cocacola, Pepsi, Metro và "chiến lược báo lỗ" của các đại gia FDI
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng đên thơi điểm tháng 12.2012, tông sô lỗ lũy kê cua Coca-Cola Việt Nam lên đên 3.768 tỉ đồng, vượt quá sô vôn đầu tư ban đầu 2.950 tỉ đồng. Như vây, vê măt kỹ thuât thì lẽ ra Coca-Cola Việt Nam đa phai phá san.
Sau nhiêu nỗ lưc đấu tranh cua phia Việt Nam, đên năm 2013 Coca-Cola Việt Nam đa băt đầu báo lai và nôp thuê thu nhâp doanh nghiệp cho Chinh phu Việt Nam (Ảnh minh họa)
Vơi chu trương mở cửa hôi nhâp khuyên khich, thu hút vôn đầu tư, trong những năm, qua lượng vôn đầu tư trưc tiêp nươc ngoài (FDI) đô vào Việt Nam ngày càng tăng, đóng góp đáng kể vào sư phát triển kinh tê xa hôi cua nươc ta. Trong đó, các công ty đa quôc gia luôn chiêm môt tỷ trọng đáng kể.
Theo số liệu từ Bô Kê hoạch và Đầu tư, đên nay, khu vưc doanh nghiệp FDI nói chung đa trở thành môt bô phân quan trọng cua nên kinh tê Việt Nam, vơi mưc đóng góp khoang 20% GDP, khoang 45% san lượng công nghiệp và 1/4 tông đầu tư xa hôi hàng năm.
Cơ cấu vốn đầu tư của các khu vực trong nền kinh tế (Nguồn: Tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Tuy nhiên, theo đánh giá cua các chuyên gia kinh tê, khu vưc FDI hiện chưa tạo được sưc lan tỏa, mưc đô đông viên vào ngân sách nhà nươc còn thấp, kèm theo đó là các doanh nghiệp FDI luôn báo lỗ và có dấu hiệu lạm dụng chinh sách giá chuyển giao nôi bô để chuyển giá quôc tê.
Thông tin từ VCCI cho biết, năm 2012, Tông cục Thuê đa công bô môt báo cáo cho biêt 57% trong sô 5.500 DN có vôn FDI được rà soát (chiếm khoảng 60% số DN có vốn FDI) đa báo cáo lỗ ròng trong năm 2010 và 2011. Trong các loại hình doanh nghiệp nhà nươc, DN ngoài nhà nươc và DN có vôn FDI thì khôi DN có vôn FDI có tỷ lệ DN thua lỗ cao nhất, có thơi điểm lên đên 51,2% (năm 2008), 49,8% (năm 2009), 44,2% (năm 2010), 45% (năm 2011), từ năm 2012 - 2014 tăng cao trở lại, xấp xỉ 48%.
Trong khi đó, đánh giá của Tông cục Thông kê vào năm 2016 cho thấy, mưc đô đóng góp vào tông thu NSNN cho Việt Nam cua khôi DN có vôn FDI giam suôt trong giai đoạn 2005-2014. Từ mưc 33,3% năm 2006 xuông còn khoang 14% năm 2014, trong khi chiêm khoang 16,4% GDP nhưng chỉ đóng góp 13,9% vào tông thu NSNN.
Dấu hiệu chuyển giá của ông lớn FDI
Trong một buổi hội thảo do Kiểm toán Nhà nước tổ chức gần đây về vấn đề chuyển giá, Ths. Trần Khánh Hòa, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước, từng chia sẻ việc nhận diện và triển khai các giải pháp ứng phó với chuyển giá tại Việt Nam bắt đầu được xem xét vào đầu năm 2010 và trở thành vấn đề nóng trong dư luận xã hội từ khoảng năm 2012. Qua nghi án chuyển giá của các doanh nghiệp FDI như Cocacola, PepsiCo, hệ thống siêu thị Metro, BigC... với các dấu hiệu đặc thù như: Thường xuyên báo lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không đáng kể; tỷ lệ đóng góp vào NSNN thấp, trong khi tổng dự án và tổng kinh phí đầu tư khá cao...
Để làm rõ những nhận định này, Ths. Trần Khánh Hòa tiếp tục chỉ ra các dấu hiệu chuyển giá khi công ty có những biểu hiện như: Lỗ trên 3 năm hoăc lỗ âm nguồn vôn chu sở hữu nhưng vẫn hoạt đông và tăng doanh thu, tăng quy mô doanh nghiệp; Có hiệu qua kinh doanh không đáng kể nhưng luôn có sư tài trợ từ các khoan vay cua Công ty liên kêt, công ty mẹ hoăc các bên có góp vôn, đầu tư; Các công ty chỉ có môt hoăc it khách hàng trong nhiêu năm liên tục thương bán san phẩm chỉ bằng giá thành san xuất; Cùng môt hàng hoá dich vụ trong doanh nghiệp nhưng giá bán thi trương nôi đia cao hơn giá xuất khẩu; Công ty có các khoan phai thu, phai tra nhiêu năm không thanh toán nhưng vẫn có giao dich phát sinh; Xuất xư hàng hoá có sư tham gia từ ba nươc khác nhau trở lên.
Cơ cấu thu ngân sách năm 2016 của Việt Nam (Nguồn: Tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Ths. Trần Khánh Hòa cho biết: "Minh chưng cho điêu này phai kể tơi công ty Coca-Cola Việt Nam. Trong 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kê tinh đên 30.9.2011 cua công ty lên tơi 3.768 tỉ đồng, vượt ca sô vôn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng. Vì lỗ liên tục nên doanh nghiệp này không phai đóng thuê thu nhâp doanh nghiệp, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30% mỗi năm. Đáng chú ý là dù lỗ lơn nhưng doanh nghiệp này đa có kê hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại Việt Nam.
Hay rõ nét nhất gần đây là câu chuyện liên quan đên siêu thi Metro Việt Nam đang được nghi ngơ chuyển giá thơi gian qua. Metro được thành lâp từ năm 2001. Cho đên nay, doanh nghiệp này đa phát triển 19 trung tâm bán sỉ trên ca nươc nhưng báo lỗ liên tục dù doanh thu tăng liên tục hàng năm. Cụ thể, năm 2007 lỗ 157 tỉ đồng, trong khi doanh thu đạt 6.607 tỉ đồng; năm 2008, lỗ hơn 190 tỉ đồng trong khi doanh thu 8.175 tỉ đồng; năm 2009, lỗ 160 tỉ đồng trong khi doanh thu 8.728 tỉ đồng".
Ngoài ra, theo ông Hòa, còn nhiêu doanh nghiệp FDI khác cũng nằm trong diện nghi vấn như: Adidas Group, siêu thi Big C, Công ty PepsiCo Việt Nam, Công ty TNHH Sumitomo Bakelite Việt Nam, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam.
Vê măt kỹ thuât, lẽ ra Coca-Cola Việt Nam đa phai phá san
Làm rõ thêm trường hợp của Cocacola và Pepsi trong bài phân tích của mình, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết vơi Coca-Cola, theo Cục thuê TP.HCM, từ khi băt đầu hoạt đông ở Việt Nam năm 1992, công ty này liên tục báo lỗ cho đên cuôi năm 2012. Việc thua lỗ cua Coca-Cola Việt Nam không phai do tăng trưởng doanh sô yêu, thưc tê san lượng cua công ty vẫn tăng trưởng trên 25% mỗi năm. Đên thơi điểm tháng 12.2012, tông sô lỗ lũy kê cua Coca-Cola Việt Nam lên đên 3.768 tỉ đồng, vượt quá sô vôn đầu tư ban đầu 2.950 tỉ đồng.
TS Đỗ Thiên Anh Tuấn: "Vê măt kỹ thuât thì lẽ ra Coca-Cola Việt Nam đa phai phá san Tuy nhiên, thay vì đóng cửa hay thu hẹp quy mô hoạt đông, năm 2014 Coca-Cola tiêp tục đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rông kinh doanh ở Việt Nam"
"Vê măt kỹ thuât thì lẽ ra Coca-Cola Việt Nam đa phai phá san. Thay vì đóng cửa hay thu hẹp quy mô hoạt đông, năm 2014 Coca-Cola tiêp tục đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rông kinh doanh ở Việt Nam. Điêu này đăt ra cho các cơ quan thuê Việt Nam vê nghi án chuyển giá cua công ty này. Vê măt bằng chưng để chưng minh Coca-Cola Việt Nam chuyển giá là rất yêu. Sau nhiêu nỗ lưc đấu tranh cua phia Việt Nam, đên năm 2013 Coca-Cola Việt Nam đa băt đầu báo lai và nôp thuê thu nhâp doanh nghiệp cho Chinh phu Việt Nam", ông Đỗ Thiên Anh Tuấn kể lại.
Theo ông Tuấn, trương hợp Pepsi Việt Nam cũng tương tư như Coca-Cola Việt Nam. Vào Việt Nam sơm hơn Coca-Cola (năm 1991) nhưng trong suôt gần 20 năm hoạt đông, Pepsi Việt Nam cũng liên tục kê khai lỗ và không phai nôp thuê thu nhâp doanh nghiệp. Tuy nhiên, do mưc tăng trưởng tiêm năng quá lơn cua thi trương nươc giai khát Việt Nam, Pepsi Việt Nam vẫn tiêp tục đầu tư thêm nhiêu nhà máy mơi ở các tỉnh/thành khác trong ca nươc để mở rông thi phần. Việc tìm các bằng chưng chưng minh Pepsi Việt Nam chuyển giá cũng khó khăn không kém so vơi Coca-Cola Việt Nam.
Theo Danviet
Những tình huống cười ra nước mắt khi mua sắm ship COD Tín đồ mua sắm bằng ship COD (thanh toán khi nhận hàng) có lẽ phần nào sẽ tìm thấy mình khi gặp phải các tình huống trớ trêu dưới đây. "Não cá vàng": Hệ quả của việc mua sắm quá nhiều là bạn không thể nhớ nổi mình đã mua cái gì, giá bao nhiêu. Chưa hết đây còn là lý do khiến...