Vì sao ông Trump bất chấp rủi ro để công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel?
Dù biết rằng việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ châm ngòi giận dữ trong cộng đồng Arab và Hồi giáo, song Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn quyết định thay đổi quy chế đối với vùng đất này, bất chấp những chỉ trích gay gắt và cảnh báo từ cộng đồng quốc tế về nguy cơ dẫn tới xung đột.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel (Ảnh: AFP/Getty)
Sau tuyên bố ngày 6/12 của Tổng thống Donald Trump, Mỹ chính thức trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Sự thay đổi chính sách đầy bất ngờ này của Washington ngay lập tức vấp phải sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng Arab trong khu vực và nhiều nước khác trên thế giới.
Những rủi ro tiềm ẩn
Trong những tuyên bố chỉ trích quyết định của Tổng thống Trump, nhiều nước cũng cảnh báo Mỹ về nhiều hậu quả khôn lường có thể xảy ra. Hủy hoại mọi nỗ lực giải quyết tranh chấp giữa Israel và Palestine, kích động tư tưởng gây khó khăn cho nỗ lực chống khủng bố, gây mất ổn định khu vực Trung Đông… là những nguy cơ lớn nhất từ việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia cho rằng quyết định bất ngờ này của Tổng thống Trump có thể hủy hoại các mối quan hệ và các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Nhiều ý kiến cũng bày tỏ quan ngại việc ông Trump công nhận Jerusalem có thể khiến bạo lực bùng phát nhằm vào công dân Mỹ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các lợi ích của nước này và nguy hại hơn nữa là gây ra những hậu quả nặng nề ở khu vực Trung Đông. Lãnh sự quán Mỹ tại Jerusalem ngày 7/12 đã cảnh báo công dân nước này về nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình sau khi người Palestine kêu gọi “3 ngày cuồng nộ” ở khắp Bờ Tây.
Video đang HOT
Và chắc chắn Tổng thống Trump có thể nhận thức được về những rủi ro này. Hồi tháng 6, chính ông Trump đã từng kí sắc lệnh hoãn quyết định chuyển Đại sứ quán tại Israel từ Tel Aviv tới Jerusalem do lo ngại quyết định vấn đề này sẽ đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông vào bế tắc.
Xây dựng hình ảnh nhà lãnh đạo cứng rắn?
Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra xung quanh vấn đề liệu cá nhân ông Trump và nước Mỹ sẽ có lợi gì từ việc thay đổi quy chế về Jerusalem trong khi hành động này tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy.
CNN dẫn nhận định của giới quan sát cho rằng tỷ lệ ủng hộ thấp kỷ lục của ông Trump thời gian gần đây có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến ông Trump đưa ra quyết định về Jerusalem. Theo kết quả khảo sát công bố ngày 5/12, Tổng thống Trump chỉ nhận được 35% sự ủng hộ, tỷ lệ thấp chưa từng thấy kể từ khi ông lên nắm quyền.
Cũng theo CNN, ông Trump lo ngại về việc mất dần sự ủng hộ và đang dần có những bước đi nhằm lấy lại tín nhiệm từ phe bảo thủ. Quyết định về Jerusalem cũng được đưa ra vào thời điểm ông Trump đang chịu nhiều sức ép liên quan đến cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ 2016.
Tuyên bố chuyển Đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem sẽ hiện thực hóa cam kết của ông Trump trong chiến dịch tranh cử, qua đó giúp ông lấy lòng cử tri, các nhà tài trợ giàu có của đảng Cộng hòa và những người ủng hộ chính sách đối ngoại cứng rắn. Theo các nhà phân tích, ông Trump đã và đang xây dựng hình ảnh là tổng thống đủ can đảm để làm những điều mà các nhà lãnh đạo tiền nhiệm không dám làm.
Bên cạnh đó, việc công nhận Jerusalem cũng giúp ông Trump làm hài lòng Israel, đặc biệt là khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu là một trong những người ủng hộ ông Trump trong chiến dịch tranh cử. Và hơn cả, quyết định này cũng cho phép ông Trump tạo uy thế và xây dựng hình ảnh là một nhà lãnh đạo cứng rắn ở Trung Đông – một trong những khu vực căng thẳng nhất trên thế giới.
Nhật Minh
Theo Dantri
Thổ Nhĩ Kỳ dọa cắt quan hệ với Israel nếu Mỹ vượt "vạch đỏ"
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo có thể cắt quan hệ với Israel nếu Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của nhà nước Do Thái, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump dự kiến sắp công bố quyết định này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng tháng 5/2017 (Ảnh: Reuters)
"Ông Trump, Jerusalem là một vạch đỏ với người Hồi giáo", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 5/12.
"Chúng tôi có thể dẫn tới việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel. Ông không thể thực hiện một bước đi như vậy", ông Erdogan, nhấn mạnh rằng động thái đó không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, mà còn là một "cú đánh mạnh đối với lương tâm nhân loại".
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quốc gia hối thúc Tổng thống Mỹ Donald Trump không đưa ra tuyên bố được dự đoán trước về việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Báo chí Mỹ cho biết ông Trump sẽ thay đổi mạnh mẽ lập trường của Mỹ về vị thế của Jerusalem trong tuần này. Vị thế của Jerusalem là một trong những vấn đề gai góc nhất giữa Israel và Palestine.
Israel luôn xem toàn bộ Jerusalem là thủ đô của mình, trong khi Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của một nhà nước Palestine trong tương lai.
Chủ quyền của Israel đối với Jerusalem chưa được quốc tế công nhận và tất cả các đại sứ quán nước ngoài, trong đó có đồng minh thân cận nhất là Mỹ, đều đặt tại thành phố Tel Aviv.
Nếu Washington công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel thì Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên làm vậy kể từ khi nhà nước Israel được thành lập năm 1948.
Hồi tháng 6, Tổng thống Trump đã kí sắc lệnh hoãn quyết định chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem. Đạo luật Đại sứ quán Jeruselam đã được thông qua trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Bill Clinton vào năm 1995, nhưng được các tổng thống Mỹ hoãn thực thi cứ mỗi 6 tháng kể từ đó.
Thổ Nhĩ Kỳ và Israel mới phục hồi quan hệ hồi năm ngoái, 6 năm sau khi Ankara "đóng băng" quan hệ để phản đối cái chết của 9 nhà hoạt động người Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Palestine trong các vụ xung đột với các đặc công Israel trên một con tàu đang cố gắng phá vỡ thế phong tỏa của hải quân Israel tại dải Gaza.
An Bình
Theo BBC
Trung Quốc lo lắng sau quyết định chấn động của ông Trump về Jerusalem? Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel có thể sẽ làm bùng lên các cuộc xung đột tại Trung Đông, từ đó ảnh hưởng tới các dự án đầu tư của Trung Quốc ở khu vực này. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Bắc Kinh hồi...