Vì sao ông Medvedev nói “không cần thiết” đàm phán về tình hình Ukraine ở thời điểm hiện tại?
Theo thông tin trên Tass, Phó Chủ tịch Hội đồng An Ninh Nga Dmitry Medvedev thấy không có ích gì khi tiến hành đàm phán về tình hình ở Ukraine và các vấn đề xung quanh ở thời điểm hiện tại.
Tuyên bố này được ông Medvedev đưa ra trên kênh Telegram ngày 20/5, khi bình luận về tuyên bố mới nhất của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Hiroshima ( Nhật Bản) hôm 19/5.
Được biết, bà Leyen đã nói bất kỳ sáng kiến nào nhằm tạo điều kiện cho việc tiến hành đàm phán bình đẳng giữa Nga và Ukraine đều nên bị bác bỏ. Ngoài ra, bà cũng bày tỏ ý kiến rằng, các quốc gia thành viên của nhóm G7 phải ủng hộ kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Theo Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ông sẽ “khó có thể không đồng ý” với bà Leyen về vấn đề này. Ông Medvedev viết trên Telegram: “Làm thế nào bạn có thể tham gia các cuộc đàm phán bình đẳng với một quốc gia đang chịu sự tác động từ bên ngoài? Các cuộc đàm phán chỉ có thể diễn ra với “các ông chủ” của họ, cụ thể là với Washington. Ngoài ra, không có bên đàm phán nào khác”.
“Tuy nhiên, còn quá sớm để nói về điều đó. Đó là lý do không cần thiết phải có bất kỳ cuộc đàm phán nào vào lúc này”, ông cho biết thêm, đồng thời giải thích các cuộc đàm phán chỉ có thể diễn ra về chủ đề trật tự thế giới sau xung đột.
Phó Chủ tịch Hội đồng An Ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Tass
Nga và Ukraine đã tiến hành một số cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột. Tuy nhiên, các cuộc hòa đàm đã bị đình trệ từ cuối tháng 3/2022. Theo Điện Kremlin, Nga không nhận thấy triển vọng cho giải pháp chính trị nào do tình hình Ukraine đang rất phức tạp.
Hồi tháng 4/2023, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine cũng cần dựa trên cơ sở xét đến các lợi ích của Nga và tập trung vào các nguyên tắc nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới. Ông Lavrov tuyên bố Nga phản đối trật tự thế giới đơn cực do “một quốc gia bá chủ” dẫn đầu.
Nêu điều kiện đàm phán, Điện Kremlin muốn Kiev công nhận chủ quyền của Nga đối với bản đảo Crimea đã sáp nhập nước này vào năm 2014, cũng như công nhận việc sáp nhập các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia của Ukraine vào tháng 10/2022.
Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ những yêu cầu trên. Chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần tuyên bố Ukraine sẽ không bao giờ thỏa hiệp về lãnh thổ để đạt thỏa thuận hòa bình với Moscow. Kiev cũng đưa ra đề xuất hòa bình 10 điểm, trong đó yêu cầu Nga phải rút quân, khôi phục toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ cho Ukraine.
Ông Zelensky cho hay, Kiev không nhận thấy có bất kỳ hoàn cảnh nào để trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Ukraine cũng nói rằng, ông sẽ không gặp Tổng thống Putin cho đến khi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.
EU, Nhật Bản phản đối G7 cấm toàn bộ xuất khẩu sang Nga
Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã phản đối đề xuất của Mỹ về việc cấm toàn bộ xuất khẩu của G7 sang Nga vì cho rằng không khả thi.
Tờ Financial Times ngày 25.4 trích đăng một số nội dung của bản thảo tuyên bố chung của các lãnh đạo nhóm G7, dự kiến công bố tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm tại Hiroshima (Nhật Bản) vào tháng 5. Theo đó, các nhà lãnh đạo cam kết thay thế cơ chế cấm vận Nga theo khu vực hiện tại bằng một lệnh cấm toàn bộ việc xuất khẩu của G7 sang Nga, với chỉ một vài ngoại lệ gồm sản phẩm nông nghiệp, y tế và sản phẩm khác.
Đại diện ngoại giao của G7 họp tại Nhật Bản hôm 18.4. Ảnh REUTERS
Hai quan chức liên quan việc đàm phán của G7 cho biết đề xuất do Mỹ đưa ra nhằm bịt những lỗ hổng trong cơ chế cấm vận hiện tại, đã giúp Nga tiếp tục nhập khẩu các công nghệ của phương Tây.
Tuy nhiên, đại diện của Nhật Bản và EU tuần trước cho rằng đề xuất của Mỹ là không khả thi.
Dự kiến, các nhà lãnh đạo G7 (Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý) và EU sẽ gặp nhau tại Hiroshima vào ngày 19.5 cho kỳ hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày, tập trung thảo luận tác động của xung đột Nga-Ukraine, an ninh kinh tế, đầu tư xanh và tình hình khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
EU cần sự đồng ý của toàn bộ 27 thành viên liên minh mới có thể tham gia cấm vận. Khối này đã tung 10 gói trừng phạt Nga từ khi xung đột nổ ra nhưng thường vấp phải sự tranh luận kéo dài, trong đó một số thành viên được hưởng quyền miễn trừ tham gia cấm vận sau khi đe dọa dùng quyền phủ quyết.
Do đó, việc ban hành một lệnh cấm toàn bộ xuất khẩu sang Nga với một số miễn trừ có nguy cơ gây ra tranh luận và làm suy yếu các biện pháp cấm vận hiện có, theo các quan chức đánh giá.
Bản dự thảo tuyên bố chung còn gồm các biện pháp ngăn ngừa việc né tránh lệnh cấm vận và hạn chế đối với các nước ủng hộ việc hỗ trợ tài chính cho chiến dịch quân sự của Nga.
Bên cạnh đó, G7 sẽ tiếp tục giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga và công bố cơ chế mới nhằm theo dấu kim cương Nga, giảm nguồn thu của Moscow từ việc xuất khẩu kim loại quý này. Tuy nhiên, các đề xuất có thể thay đổi trước hội nghị.
EU 'hết cách' mở rộng các biện pháp cấm vận Nga
Nhà Trắng từ chối bình luận về việc thảo luận của G7 nhưng cho biết Mỹ sẽ tiếp tục tìm cách bắt Nga phải chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, Washington cho rằng lệnh cấm vận của G7 đã gây tác động lớn, ngăn chặn Nga có thể tài trợ cho cuộc xung đột tại Ukraine.
Thông tin về sự khác biệt giữa các thành viên G7 cho thấy nhóm này thiếu các biện pháp trừng phạt gia tăng để công bố tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Theo Financial Times, việc mạnh tay đối với khả năng Nga né tránh lệnh cấm vận thông qua giao dịch từ các nước thứ ba là trọng tâm chú ý của Mỹ, Anh, EU và các đồng minh khác.
Còi báo động vang khắp Ukraine trước thềm thượng đỉnh với EU Còi báo động không kích vang lên khắp Ukraine trong ngày 3/2 khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đặt chân đến thủ đô Kiev để tham dự hội nghị thượng định Ukraine - EU đầu tiên kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen đã đến Kiev...