Vì sao ông lớn xây dựng Nghệ An đứng “bên bờ vực thẳm”?
Chỉ giải quyết tồn tại, thu hồi công nợ, không có việc mới, không phát sinh doanh thu mới nên dẫn tới ông lớn ngành xây dựng xứ Nghệ rơi vào cảnh nợ đầm đìa và đang đứng “bên bờ vực thẳm”.
Tòa tháp đôi Dầu khí Nghệ An nơi công ty đóng trụ sở.
Từng là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành xây dựng Nghệ An, trải qua thời gian, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Công ty Cổ phần Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An, có địa chỉ tại tầng 8,9,10, Tòa nhà Dầu khí Nghệ An, số 7, đường Quang Trung, TP Vinh (Nghệ An) ngày càng “đuối đà”, tiềm lực tài chính bị hạn chế so với các ông lớn cùng ngành mới nổi.
Theo báo cáo Tài chính của Công ty Cổ phần Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An, đến Qúy 2 năm 2020, đơn vị này có tổng giá trị tài sản là hơn 565 tỷ đồng (trong đó tài sản ngắn hạn hơn 434 tỷ đồng, tài sản dài hạn hơn 130 tỷ đồng).
Mặc dù vậy tài sản lớn như vậy nhưng nợ phải trả của doanh nghiệp này lại lên đến hơn 598 tỷ đồng. Riêng, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này là hơn 423 tỷ đồng, còn nợ dài hạn là hơn 174 tỷ đồng. Nợ nhiều nhưng trong khi Vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp cũng chỉ hơn 33 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt, theo văn bản giải trình kết quả kinh doanh Qúy 2 năm 2020, số 72/PVNC-TCKT ngày 17/7/2020, Công ty Cổ phần Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An lỗ đến hơn 294 tỷ đồng.
Trong khi vào Qúy 2 năm 2019, ông lớn ngành xây dựng xứ Nghệ chỉ lỗ hơn 2,5 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2015, Công ty này cũng đã bán cổ phần tại Công ty CP xi măng Dầu khí Nghệ An cho Công ty TNHH Hoàng Phát Vissai, thành tiền bán là hơn 177 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiền bán cổ phần này lại được thanh toán trong vòng 15 năm, mỗi năm 12 kỳ, mỗi kỳ 1 tháng. Vì vậu số tiền thanh toán mỗi kỳ chỉ là hơn 986 triệu đồng.
Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp này chỉ đạt 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền trên cũng chỉ được sử dụng để bù vào lỗ lũy kế của các năm trước. Vì vậy, Công ty Cổ phần Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An cũng không còn lợi nhuận để thực hiện chia trả cổ tức trong năm này.
Qua quá trình tìm hiểu của PV, được biết, Công ty Cổ phần Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An không chỉ bị ngành thuế Nghệ An “tuýt còi”, cưỡng chế hóa đơn do liên quan đến chây ì nợ thuế hơn 10 tỷ đồng (tính đến 31/7/2020), công ty này còn bị Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ra văn bản “thông báo về việc bổ sung lý do hạn chế giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM” đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp do chậm công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2020.
Được biết, trước đây Chủ tịch HĐQT của ông lớn ngành xây dựng này là ông Phan Hải Triều nhưng mới đây vị Chủ tịch này đã nghỉ hưu và ông Nguyễn Ngọc Bảng (SN 1971), thường trú tại phường Quán Bàu, TP Vinh (Nghệ An) lên thay.
Tính đến ngày 31/12/2019, ông Nguyễn Ngọc Bảng đang nắm giữ 26.910 cổ phần công ty.
Ông lớn ngành xây dựng này có 1 công ty thành viên là CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Hà Tĩnh có địa chỉ tại số 415 đường Trần Phú, Phường Thạch Linh, Thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) do ông Nguyễn Văn Cường lai người Đại diện pháp luật (với tổng vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2019 là 36 tỷ đồng).
Có thể nói, do nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu những năm gần đây Doanh nghiệp này chỉ giải quyết tồn tại, thu hồi công nợ, trong khi lại không có việc mới, không phát sinh doanh thu mới nên dẫn tới ông lớn ngành xây dựng xứ Nghệ rơi vào cảnh nợ đầm đìa và đang đứng “bên bờ vực thẳm”.
Tháng 9, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 10,5 nghìn tỷ đồng
Các doanh nghiệp có quy mô phát hành lớn nhất trong tháng 9 là các tổ chức tín dụng, chiếm đến 90,2% tổng giá trị phát hành thành công, với kỳ hạn phát hành bình quân là 4,21 năm...
203 doanh nghiệp phát hành thành công trái phiếu trong 9 tháng năm 2020. Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Ngày 19-10, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, theo số liệu phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ được công bố thông tin qua HNX, tháng 9-2020, 20 doanh nghiệp đã phát hành thành công 30 đợt phát hành TPDN riêng lẻ trên tổng số 90 đợt đăng ký.
Giá trị phát hành thành công đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,7% trên tổng giá trị đăng ký phát hành.
Các doanh nghiệp có quy mô phát hành lớn nhất trong tháng 9 là các tổ chức tín dụng, chiếm đến 90,2% tổng giá trị phát hành thành công, với kỳ hạn phát hành bình quân là 4,21 năm; giá trị phát hành của công ty chứng khoán chiếm 1,58% trên tổng giá trị phát hành với kỳ hạn phát hành bình quân là 1 năm; các doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản chiếm 1,43% với kỳ hạn là 5 năm; các doanh nghiệp ngành xây dựng chiếm 1,24% với kỳ hạn là 3 năm; các doanh nghiệp sản xuất chiếm 0,57% với kỳ hạn là 2 năm.
Đặc biệt, trong tháng 9, có 1 doanh nghiệp đã phát hành thành công 75 triệu USD TPDN ra thị trường quốc tế, gấp 2,5 lần so với giá trị đăng ký phát hành, với kỳ hạn phát hành bình quân đạt 7 năm.
Lũy kế 9 tháng của năm 2020, đã có 1.660 đợt phát hành TPDN trên tổng số 2.220 đợt đăng ký. Giá trị phát hành thành công đạt 303,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,1% trên tổng giá trị đăng ký phát hành.
Số doanh nghiệp phát hành thành công trong 9 tháng qua là 203 doanh nghiệp.
Tisco lãi chưa đến nửa tỷ trong quý 3, 'mắc kẹt' 5.580 tỷ tại dự án Gang thép Thái Nguyên Lợi nhuận sau thuế của CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, TIS) trong 9 tháng giảm 60% xuống còn 16 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 14,5 tỷ đồng. Theo Báo cáo quý 3, doanh thu trong kỳ giảm 2,5% xuống còn 2.105 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán chiếm 1.997 tỷ...