Vì sao ông Chấn đòi bồi thường gần 10 tỷ đồng?
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) người bị tù oan 10 năm qua, cho biết, ngày 15/8 tới, TAND tối cao sẽ có buổi gặp mặt trực tiếp với ông. Dự định, ông sẽ yêu cầu cơ quan tư pháp phải bồi thường gần 10 tỷ đồng cho thời gian 10 năm ngồi tù oan.
Hoàn cảnh khó khăn
Theo vợ chồng ông Chấn, hoàn cảnh hiện tại gia đình ông rất khó khăn. Cả ông Nguyễn Thanh Chấn và bà Nguyễn Thị Chiến đều đau yếu và không thể làm các việc nặng. Do thời gian ở tù lâu nên ông Chấn thường xuyên bị các cơn đau hành hạ, nói trước quên sau.
Căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh của bà Chiến vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, hằng tháng bà vẫn phải đến bệnh viện điều trị, lấy thuốc.
Người con trai cả là Nguyễn Văn Quyết hiện vẫn chưa có công ăn việc làm ổn định, nay đây mai đó. Con trai thứ hai là Nguyễn Thế Anh hiện đi làm cho một công ty Hàn Quốc với mức lương khoảng chừng 3 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, chị Nguyễn Thị Quyền, người con gái của ông bà Chấn – Chiến hiện vẫn đang phải đi làm ở nước ngoài oằn mình trả nợ số tiền trước đây đã vay của bạn bè đưa cho bà Chiến dùng trang trải chi phí đi lại trong quá trình đi tìm công lý cho ông Chấn.
Ông Chấn sau hơn nửa năm được tuyên vô tội đang phải sống rất khó khăn.
Ngôi nhà của ông bà Chấn hiện đang ở vẫn là ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng với đồ đạc trong gia đình hầu như không có gì. Bà Chiến cũng cho biết thêm, hiện số tiền do ông Thân Văn Hoạt đứng tên để vay ngân hàng cho bà với giá trị hàng trăm triệu đồng nhưng chưa trả được đồng nào. Sổ đỏ của gia đình bà hiện ông Hoạt cũng đang cầm.
“Ăn uống thì gia đình vẫn phải ăn chịu của một người họ hàng bán thịt lợn ở chợ. Tính riêng tiền thịt lợn đến cuối năm ngoái là khoảng 7 triệu đồng. Bây giờ chắc cũng nhiều lắm rồi nhưng tôi cũng chẳng buồn tính, vì tính cũng chưa trả được” – bà Chiến nói.
Đòi gần 10 tỷ đồng có hợp lý?
Video đang HOT
Theo ông Chấn, mặc dù đã hơn nửa năm trôi qua kể từ ngày Cơ quan điều tra (Bộ Công an) tuyên bố ông vô tội nhưng các vấn đề về việc bồi thường cho ông vẫn chưa được giải quyết.
Cách đây ít lâu, có hai người thuộc Sở Tư pháp Bắc Giang về thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tư pháp giao trợ giúp pháp lý cho gia đình ông nhưng ông kiên quyết từ chối với lý do không tin tưởng vào các cơ quan của tỉnh Bắc Giang nữa. Do thấy quá lâu mà vấn đề chưa được giải quyết, ông đã làm đơn đề nghị bồi thường gửi TAND tối cao.
Vừa qua, Tòa phúc thẩm TAND tối cao có giấy mời ông vào 9 giờ sáng 15/8 có mặt tại trụ sở TAND tối cao để xem xét đơn yêu cầu của ông. Khi được hỏi ông đề nghị mức bồi thường là baonhiêu, ông Chấn cho biết là khoảng gần 10 tỷ đồng.
Tuy nhiên, những khoản cụ thể thì ông không nhớ được và yêu cầu chúng tôi đến gặp ông Thân Văn Hoạt, người vẫn luôn giúp đỡ gia đình ông làm việc với các cơ quan tư pháp trong suốt thời gian qua.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoạt cho biết, con số gần 10 tỷ đồng này là kết quả bàn bạc, trao đổi của ông Chấn với gia đình và các luật sư.
Trong số này, riêng tiền bồi thường về tinh thần của ông Chấn là khoảng 2 tỷ đồng. Ngoài ra là các chi phí về thu nhập bị mất, chi phí trả nợ ngân hàng, “công” của bà Chiến và gia đình trong quá trình tìm công lý cho ông…
Đây là còn chưa tính đến phần thu nhập bị mất của bà Chiến và người nhà bị mất trong thời gian ông Chấn bị ngồi tù. Tất cả được đề đạt cụ thể trong đơn gửi cho TAND Tối cao.
“Đây là thực tế mà chúng tôi đưa ra chứ không phải luật sư định hướng cho chúng tôi. Còn giấy tờ thì trước đây chúng tôi đã có đầy đủ nhưng khi ông Chấn về, theo thủ tục tâm linh, chúng tôi đã đốt hết các giấy tờ này. Tuy nhiên, theo tôi có hàng trăm tỷ cũng không thể lấy lại những gì mà gia đình của ông Chấn đã mất. Nhưng cũng không vì thế mà chúng tôi thích làm gì thì làm” – ông Hoạt nói.
Cũng theo ông Hoạt, những người trong gia đình ông Chấn đã có công tìm ra những chứng cứ để phá được vụ án và cũng cần được tuyên dương một cách hợp lý để khuyến khích người dân tiếp tục dũng cảm đấu tranh với những tiêu cực trong cuộc sống.
Theo Nguyễn Trường (Tiền Phong)
Vợ ông Chấn được "rửa mặt" tại làng quê
Sáng 22/5, sau khi chứng kiến CQĐT tiến hành dựng lại hiện trường vụ giết hại chị Nguyễn Thị Hoan vào năm 2003, bà Nguyễn Thị Chiến - vợ ông Chấn đã lên tiếng: "Tôi và chồng chính thức được rửa mặt tại chính nơi bị hàm oan cách đây 10 năm".
Từ sáng sớm ngày 22/5, khi biết tin Cơ quan điều tra và lực lượng chức năng dẫn giải đối tượng Lý Nguyễn Chung về thôn Me dựng lại hiện trường vụ án "giết người" xẩy ra tại xã Nghĩa Trung, huyệnViệt Yên, tỉnh Bắc Giang vào ngày 15/8/2003, hàng trăm người dân địa phương đã tập trung tại sân bóng, nơi đối diện ngôi nhà mà nạn nhân Nguyễn Thị Hoan bị sát hại để một lần được tận mắt chứng kiến "dung nhan" kẻ sát nhân trẻ tuổi và y cũng từng là người sinh ra và lớn lên tại huyện Việt Yên.
Có mặt chứng kiến buổi thực nghiệm dựng lại hiện trường vụ án trong vai quan sát, đích thân ông Nguyễn Thanh Chấn - người trực tiếp liên đới đến vụ án vụ chị Nguyễn Thị Hoan bị sát hại và vợ là bà Nguyễn Thị Chiến cùng một số người thân trong gia đình ông đã có mặt gần hiện trường để chứng kiến sự việc mà ông phải nếm trải sau 10 mùa trăng oan trái trong chốn lao tù.
Bà Nguyễn Thị Chiến, vợ ông Chấn đã lên tiếng: " Tôi và chồng đã chính thức được rửa mặt tại quê nhà".
Sau án mạng kinh hoàng xảy ra, ông Chấn đã bị CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang bắt giữ và truy tố xét xử tội "giết người" với mức án tù chung thân.
Sau khi chứng kiến thực nghiệm hiện trường đối với hung thủ thực sự vụ án, bà Nguyễn Thị Chiến vui mừng cho biết: "Trước đây chồng tôi bị bắt vì tội giết người, mấy đứa con tôi đang ăn học đều phải bỏ dở việc học hành vì bị nhận nhiều ánh mắt khinh rẻ".
Theo lời bà Chiến, kể cả khi ông Chấn nhận quyết định đình chỉ vụ án, có một số người tin đó là sự thật, nhưng người nhà Lý Nguyễn Chung và một số người khác vẫn chưa tin là chồng tôi thoát tội. "Nhưng đến hôm nay khi công an đưa Chung về thực nghiệm hiện trường thì ai cũng tin Chung là hung thủ" - bà Chiến phấn khởi cho biết.
Tại buổi thực nghiệm điều tra lại vụ án, sau khi tiến hành các thủ tục pháp lý, Lý Nguyễn Chung được yêu cầu thực hiện mô phỏng tội ác của mình như đã gây ra vào đêm 15/8/2003. Nạn nhân Hoan được một người phụ nữ có ngoại hình tương đồng "thủ vai". Người dân địa phương khẳng định cô gái này trông không quen mặt, được cơ quan chức năng đưa từ nơi khác tới. Chung đã tiến hành thực hiện các động tác hết sức thuần thục.
Nghi can chính vụ án giết hại chị Nguyễn Thị Hoan vào năm 2003 - Lý Nguyễn Chung (áo đen, quần soóc đỏ).
Theo lời khai của Chung tại cơ quan điều tra, khoảng 19h30 ngày 15/8/2003 Chung đi từ nhà đến cửa hàng của chị Hoan để mua dầu gội đầu. Thấy trong tủ kính đựng hàng có tiền, lòng tham trỗi dậy, Chung rút con dao bấm mới mua lúc nào cũng thủ ở túi sau, bước vào nhà.
Thấy chị Hoan không để ý, Chung đâm chị một nhát. Bị đâm bất ngờ, chị Hoan đã chửi Chung và bỏ chạy vào trong nhà. Chung đuổi theo, trong lúc giằng co, Chung đâm nhầm hai nhát vào tay trái của mình (trên tay vẫn còn hai vết sẹo).
Sau khi giết hại chị Hoan, Chung mở tủ kính lấy toàn bộ số tiền bán hàng của chị (59.000 đồng) rồi quay ra chỗ chị nằm tháo 2 chiếc nhẫn. Dù lúc gây án chưa đầy 15 tuổi nhưng Chung vẫn bình tĩnh tắt đèn và đóng cửa để mọi người không phát hiện.
Trên đường về, Chung vứt chuôi dao gãy ở mương trước cửa nhà ông Vui, cách nhà chị Hoan vài chục mét. Về đến nhà, Chung tắm rửa và ngâm bộ quần áo dính đầy máu.
Hiện trường được CQĐT dựng lại để thực nghiệm hành vi "giết người" của nghi can Lý Nguyễn Chung tại nhà riêng bị hại Nguyễn Thị Hoan vào ngày 22/5.
Nghe hàng xóm náo loạn về tin chị Hoan bị sát hại, nhìn thấy chậu quần áo của con có máu, Lý Văn Chúc (bố Chung) đoán được sự việc nhưng thay vì động viên con ra đầu thú, ông Chung đã khuyên Chung lên Lạng Sơn để chạy trốn.
Tại Lạng Sơn, Chung kể toàn bộ sự việc với anh trai là Lý Văn Phúc và đưa 2 chiếc nhẫn cho Phúc. Phúc vay tiền đưa Chung làm lộ phí vào Đắc Lắc. Năm 2005, Phúc bị một đám côn đồ chém chết.
Liên quan đến việc bồi thường oan sai đối với ông Nguyễn Thanh Chấn sau 10 năm ngồi tù oan, ông này cho biết: "Tôi chỉ mong muốn sớm được bồi thường oan sai và công khai xin lỗi vì bản án mà ông phải nhận 10 năm trước".
Trước đó, ngày 20/4, Luật sư hỗ trợ pháp lý cho ông Chấn đã nộp đơn và các tài liệu liên quan đến TAND tối cao tại Hà Nội yêu cầu xin lỗi và bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần mà cơ quan tố tụng đã gây ra cho ông này.
Liên quan đến vụ án làm sai lệch hồ sơ, vào ngày 9/5, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, bắt giam 2 bị can là Đặng Thế Vinh (Trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang) và Trần Nhật Luật (Thượng tá, Phó trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).
Quốc Đô
Theo Dantri
Thực nghiệm hiện trường vụ "án oan Nguyễn Thanh Chấn" Sáng nay (22/5), Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã đưa Lý Nguyễn Chung (nghi phạm giết người dẫn đến 10 năm tù oan của ông Chấn) về lại thôn Me (xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) để thực nghiệm hiện trường. Gần như tất cả người dân thôn Me đã kéo ra vây kín sân vận động trước...