Vì sao ô nhiễm Hà Nội thường nặng nhất vào những ngày có gió đông?

Theo dõi VGT trên

Các chuyên gia cho rằng để giải quyết ô nhiễm không khí Hà Nội, các giải pháp không thể dừng trong phạm vi thủ đô, mà cần các vùng lân cận.

Như Zing.vn đã thông tin, các nguồn phát thải bên ngoài Hà Nội có thể đóng góp 2/3 nồng độ ô nhiễm bụi siêu mịn PM2.5 ở thủ đô.

Đó là kết quả của nghiên cứu Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam, dự án hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo, công bố tháng 10/2018.

Các mô phỏng được thực hiện vào năm ngoái đã minh họa rõ nét hơn ảnh hưởng của các vùng lân cận đến ô nhiễm không khí ở Hà Nội, trong đó các cụm công nghiệp và nhà máy điện than ở phía đông của thủ đô được cho là có ảnh hưởng lớn.

Vì sao ô nhiễm Hà Nội thường nặng nhất vào những ngày có gió đông? - Hình 1

Sáng 14/12, đường phố Hà Nội mịt mờ do ô nhiễm kết hợp cùng những màn sương mù dày đặc.

Các đợt ô nhiễm ở Hà Nội năm 2018, gió đều thổi từ phía đông

Mô hình trên được công bố trong Báo cáo Chất lượng Không khí 2018 của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), một tổ chức phi lợi nhuận của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Theo đó, trong những ngày không khí Hà Nội ô nhiễm nhất, gió luôn thổi tới từ phía đông, còn khi Hà Nội có không khí ít ô nhiễm nhất, gió thường đến từ phía bắc hoặc phía nam.

Cụ thể, trong năm 2018, trong tất cả 167 lần mà nồng độ bụi PM2.5 (đo được ở ĐSQ Mỹ) tăng đột biến (vượt quá 100 microgram/m3, kéo dài ít nhất 3 giờ), Hà Nội đều có khối khí thổi từ phía đông (như trên bản đồ dưới đây).

Vì sao ô nhiễm Hà Nội thường nặng nhất vào những ngày có gió đông? - Hình 2

Còn trong 169 lần mà không khí Hà Nội ít ô nhiễm nhất (dưới 10 microgram/m3, kéo dài ít nhất 3 giờ), 41% số lần có khối khí thổi từ hướng bắc, và 59% số lần có khối khí thổi từ hướng nam, thay vì đi qua cụm công nghiệp phía đông Hà Nội (như trên bản đồ dưới đây).

Vì sao ô nhiễm Hà Nội thường nặng nhất vào những ngày có gió đông? - Hình 3

Cả hai lần chạy mô hình vào năm 2017 và 2018 cho kết quả tương đồng. Kết quả được công bố trong Báo cáo chất lượng không khí năm 2017 và 2018 của GreenID.

“Trong các đợt ô nhiễm nghiêm trọng được chọn để phân tích, hầu hết nguồn không khí bị ô nhiễm đều đi qua khu vực Quảng Ninh”, theo báo cáo.

“Điều này đưa ra nghi vấn rằng Quảng Ninh – nơi sản xuất ra nhiều khí thải công nghiệp nhất, có thể đóng vai trò quan trọng trong các đợt ô nhiễm không khí ở Hà Nội”, báo cáo năm 2017 của GreenID viết.

“Hầu hết luồng không khí ’sạch’ đều có liên quan tới những khối khí lớn đến từ biển, hoặc từ những vùng xa xôi ở Vân Nam, Trung Quốc và không bị ảnh hưởng bởi các vùng ô nhiễm lớn ở Việt Nam”, cũng theo báo cáo.

Nói cách khác, có sự tương quan giữa những lần có khối khí thổi tới Hà Nội từ hướng đông và những giai đoạn ô nhiễm PM2.5 tăng vọt. Tuy nhiên, mô hình này không nhằm giải thích nguyên nhân của các đợt ô nhiễm nặng, theo nhà nghiên cứu Lauri Myllyvirta, trưởng nhóm phân tích chất lượng không khí toàn cầu của tổ chức Greenpeace, tác giả của phân tích trên.

Ông Myllyvirta đã dùng mô hình HYSPLIT chuyên phân tích quỹ đạo các khối khí theo từng cụm.

Mô hình này do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) phát triển, sử dụng dữ liệu khí tượng học toàn cầu để dự đoán quỹ đạo ba chiều của không khí theo thời gian, GreenID viết trong Báo cáo chất lượng không khí năm 2017.

“Điều quan trọng là, mô hình có thể chạy theo chế độ ‘quỹ đạo ngược’, để theo dõi chuyển động của các khối không khí trong quá khứ”, báo cáo giải thích thêm. “Tức từ một thành phố hay vị trí quan sát nhất định, tại một thời gian cụ thể, mô hình cho phép xác định nguồn gốc của các khối không khí lưu chuyển đến đó, vào đúng thời điểm đó”.

Trả lời Zing.vn, ông Myllyvirta nói mô hình HYSPLIT cho biết không khí đang di chuyển từ hướng nào trong những đợt ô nhiễm. Chất lượng không khí Hà Nội bị ảnh hưởng bởi mọi nguồn phát thải dọc theo quỹ đạo của gió.

“Giống như trên dòng sông, mọi thứ gây ô nhiễm ở thượng lưu đều ảnh hưởng tới chất lượng nước ở hạ lưu”, ông nói. “Từ mô hình này chưa thể khẳng định nguồn ô nhiễm nào là chính trên đường gió thổi qua. Nó chỉ cho biết gió đã thổi qua đâu, để từ đó chúng ta đi nghiên cứu xem dọc theo đó có những nguồn thải nào đã ảnh hưởng tới chất lượng không khí (ở Hà Nội)”.

Vì sao ô nhiễm Hà Nội thường nặng nhất vào những ngày có gió đông? - Hình 4

Phân tích hướng gió là một trong những phương pháp tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Ảnh hưởng của các cụm công nghiệp phía đông, phía nam Hà Nội?

Đưa ra một phân tích khác, báo cáo năm 2018 của GreenID cho rằng nguồn phát thải ảnh hưởng tới chất lượng không khí của Hà Nội là hai cụm công nghiệp quanh thành phố: thứ nhất là các khu công nghiệp và nhà máy nhiệt điện ở phía đông (Hải Phòng, Quảng Ninh) và thứ hai là các khu công nghiệp nặng, ximăng, hóa chất ở phía nam (Ninh Bình).

“Nồng độ SO2 và NO2 ở hai cụm này đều cao hơn trong thành phố… Hơn nữa cả nồng độ SO2 và NO2 trong hai cụm này đều tăng đáng kể trong 5 năm trở lại đây”, theo báo cáo.

Mô hình này phản ánh nồng độ hai loại phát thải SO2 và NO2 ở miền Bắc Việt Nam, trong các giai đoạn 2011-2013 và 2016-2018. Hai loại phát thải này tạo ra PM2.5 thứ cấp trong bầu khí quyển.

Nồng độ các khí thải ở hai cụm nhà máy đã tăng “đáng kể” khi so sánh hai giai đoạn trên, báo cáo của GreenID viết, thể hiện ở việc các mảng màu vàng trở nên sáng hơn từ 2011-2013 sang đến 2016-2018 trong hình dưới.

Vì sao ô nhiễm Hà Nội thường nặng nhất vào những ngày có gió đông? - Hình 5

Tác giả của phân tích trên cũng là ông Lauri Myllyvirta, của tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế Greenpeace. Ông nói với Zing.vn lượng phát thải trong bản đồ trên đã “tăng khoảng gấp đôi”. Nguyên nhân là từ sự gia tăng lượng tiêu thụ than và dầu trong nhiều lĩnh vực.

“Dữ liệu cho thấy phát thải ở khu vực quanh Hà Nội… tăng khoảng gấp đôi, phù hợp với mức tăng lượng sử dụng than cũng trong khoảng thời gian này”, ông Myllyvirta nói.

Mô hình trên không bàn về chất lượng không khí dưới mặt đất, vì nồng độ SO2 và NO2 nói trên là nồng độ “trong khí quyển”, khác với nồng độ “trên mặt đất”, ông Myllyvirta nói.

Nói cách khác, không thể dựa vào bản đồ trên để kết luận người Quảng Ninh hít thở không khí ô nhiễm hơn người Hà Nội, hay so sánh nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 mặt đất ở hai nơi này.

Vì sao ô nhiễm Hà Nội thường nặng nhất vào những ngày có gió đông? - Hình 6

Video đang HOT

Chất lượng không khí ở Hà Nội xuống mức thấp ngày 14/12, khiến tầm nhìn tại đại lộ Thăng Long giảm xuống.”Chỉ riêng Hà Nội chống ô nhiễm là chưa đủ”

Hai mô hình trên minh họa rõ thêm về vai trò của các nguồn phát thải bên ngoài Hà Nội đối với ô nhiễm không khí tại Hà Nội.

“Nếu chỉ áp dụng các biện pháp kiểm soát khí thải cho Hà Nội, sẽ không đủ hiệu quả để giảm mức ô nhiễm xuống đạt tiêu chuẩn Việt Nam”, nghiên cứu Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam cho biết.

Nghiên cứu này phân tích hai kịch bản cho năm 2030. Nếu áp dụng công nghệ kiểm soát khí thải tiên tiến chỉ ở Hà Nội, nồng độ PM2.5 trung bình ở Hà Nội sẽ tăng lên 52 microgram/m3 vào năm 2030. Nhưng nếu dùng công nghệ giảm khí thải tiên tiến cho toàn khu vực Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trung du, nồng độ PM2.5 sẽ thấp hơn, ở mức 33 microgram/m3 vào năm 2030.

Như vậy vẫn chưa đạt chuẩn an toàn trung bình năm của Việt Nam là 25 microgram/m3, hay khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 microgram/m3.

“Bài toán ô nhiễm không khí phức tạp vì các chất gây ô nhiễm lan truyền không phân biệt nước nào, tỉnh nào, địa phương nào, phải có cách giải quyết tổng thể, nhìn nhận tất cả các ngành, các địa phương… Hà Nội giải quyết không thì chưa đủ”, Trương An Hà, nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm Năng lượng Sạch và Phát triển Bền vững, Đại học Khoa học – Công nghệ Hà Nội, người tham gia vào nghiên cứu trên, nói với Zing.vn.

Ông Myllyvirta cũng cho rằng cần biện pháp đối phó ô nhiễm không khí không chỉ ở Hà Nội, mà phải trên phạm vi toàn vùng lân cận.

“Phải nhìn nhận Hà Nội nằm trong một thung lũng, là khu vực nằm giữa các ngọn núi, để có kế hoạch giảm phát thải toàn vùng”, ông nói. “Trong vùng, có (ô nhiễm đến từ) hộ gia đình, giao thông và điện than… cần phải giải quyết tất cả nguồn phát thải trên toàn vùng. Đó là cách nhiều nước thành công khi đối phó với ô nhiễm không khí”.

“Một điều rất quan trọng là không nên vướng vào tranh luận xem việc giảm phát thải ngành nào thì quan trọng hơn. Cách duy nhất là phải nhắm đến tất cả nguồn ô nhiễm”, ông nói.

“Chắc chắn đốt nhiên liệu hộ gia đình là nguyên nhân đáng kể. Chắc chắn giao thông và điện than cũng đóng góp đáng kể. Nếu chỉ giải quyết một nguồn, mà ô nhiễm từ các nguồn khác vẫn gia tăng, sẽ khó cải thiện được tình hình”.

Vì sao ô nhiễm Hà Nội thường nặng nhất vào những ngày có gió đông? - Hình 7

Cảnh mịt mù tại khu vực thuộc các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, gần sông Hồng.

Ảnh hưởng của điện than tới đâu?

Cá nhân ông Myllyvirta nhận định rằng hai mô hình nói trên cũng cho thấy ảnh hưởng của các nhà máy điện than ở phía đông Hà Nội trong vấn đề ô nhiễm không khí, và giải thích rằng ngành điện chiếm tỷ lệ lớn lượng than tiêu thụ.

Trong những năm gần đây, nhu cầu than cho sản xuất điện đã liên tục tăng, từ 26,25 triệu tấn năm 2015 lên 44,37 triệu tấn năm 2018 (tăng 69%). Năm 2019, nhu cầu than cho sản xuất điện dự kiến là 54,3 triệu tấn, theo báo cáo mới đây của Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương).

Nếu tính riêng Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), nguồn cung cấp than chủ yếu, sản lượng than tiêu thụ của TKV năm 2017 đạt khoảng 35,6 tấn, trong đó than cho điện là 23,6 tấn (chiếm 66%). Tính 11 tháng đầu 2018, than tiêu thụ của TKV đạt 37,69 triệu tấn, trong đó than cho các nhà máy nhiệt điện đạt 26,9 triệu tấn (chiếm 71%), theo trang web của TKV.

Điện than không phải nguyên nhân duy nhất đóng góp vào ô nhiễm không khí ở Hà Nội.

Nghiên cứu Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam của hai viện IIASA và VAST cho biết có nhiều nguồn đóng góp vào nồng độ PM2.5 trung bình năm ở Hà Nội. Trong đó giao thông có thể chiếm 25%, nhiệt điện và công nghiệp lớn 20%, sinh hoạt, đun nấu sử dụng sinh khối 15%, phát thải ammonia trong chăn nuôi và sử dụng phân bón 15% và đốt phụ phẩm nông nghiệp 7% – tất cả cần có biện pháp giảm phát thải.

Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu này, phần đóng góp của điện than vào mức ô nhiễm PM2.5 tại Hà Nội sẽ gia tăng nhanh trong tương lai, từ dưới 10% năm 2015 lên tới 20% vào năm 2030.

Ngành điện cũng sẽ chiếm tỷ trọng sử dụng than ngày càng lớn, ông Trần Đình Sính, Phó giám đốc GreenID, cho biết. Theo quy hoạch than (quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/03/2016), năm 2030 ngành nhiệt điện dự báo dùng 131,1 triệu tấn than mỗi năm trong tổng số 156,6 triệu tấn, tương đương 83,7%.

Trong thông cáo gửi cho Zing.vn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị đang sở hữu, vận hành một số nhà máy điện than phía đông Hà Nội, cho biết 12 nhà máy điện than của EVN đều đã lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) “có hiệu suất xử lý bụi đạt trên 99,6%”, và hệ thống quan trắc liên tục tự động 24/24 gửi thông số online về EVN cũng như các Sở Tài nguyên – Môi trường địa phương.

EVN phủ nhận các ý kiến nói ô nhiễm không khí tại thủ đô là do các nhà máy nhiệt điện phía đông thành phố.

Giải thích cho điều này, tập đoàn dẫn số liệu nồng độ bụi khí thải trong tháng 9 đều ở mức thấp, đáp ứng quy chuẩn, đồng thời các số liệu gần đây tương đương với kết quả quan trắc cách đấy 3-6 tháng, không có dấu hiệu gia tăng.

EVN cho biết đã đánh giá mức độ khuếch tán bụi trong không khí. Cụ thể, nghiên cứu tác động của nhà máy Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh) cho thấy mức độ ảnh hưởng lớn nhất của nồng độ bụi (khoảng 30 microgram/m3 đối với tổng bụi TSP và 10 microgram/m3 bụi mịn PM10) là ở khoảng cách 2,6-2,8 km từ nhà máy, và giảm rất nhanh ở khoảng cách xa hơn.

“Tại khoảng cách từ 5-10 km trở lên, nồng độ bụi do tác động của nhà máy nhiệt điện gần như không còn ảnh hưởng (tăng thêm 1-5 microgram/m3 so với quy chuẩn là 200 microgram/m3″, thông cáo của EVN lập luận.

EVN cũng cho rằng việc ảnh hưởng của nhà máy nhiệt điện tới thủ đô “chỉ trong điều kiện gió bất lợi, cụ thể như gió thổi từ hướng đông, đông nam”.

EVN lập luận rằng các ngày Hà Nội ô nhiễm gần đây có điều kiện khí tượng bất lợi bao gồm lặng gió, hướng gió quẩn, vì vậy “gần như không thể xuất hiện sự đóng góp ô nhiễm bụi của các nhà máy nhiệt điện từ phía đông ở khoảng cách 60-200 km”.

Vì sao ô nhiễm Hà Nội thường nặng nhất vào những ngày có gió đông? - Hình 8

Các nhà máy nhiệt điện lớn (công suất trên 600 MW) ở miền Bắc. Đồ họa: Minh Hồng.

Vẫn có thể gây ô nhiễm dù có lọc bụi hiện đại

Thông cáo của EVN dù vậy không đánh giá về mức độ ô nhiễm của nhiều nhà máy tập trung trong một vùng.

Ông Trần Đình Sính, Phó giám đốc GreenID, nêu vấn đề này khi viết cho Zing.vn: “Ô nhiễm không khí hiện được quản lý theo tiêu chuẩn, nếu một nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn về chất thải thì sẽ ‘đạt chuẩn’ và không quan tâm đến nồng độ các chất ô nhiễm bên ngoài hàng rào nhà máy”.

“Nhưng ở một khu công nghiệp có nhiều nhà máy sử dụng than, nồng độ chất ô nhiễm có thể vượt quá tiêu chuẩn quy định mà không buộc tội được ai cả”.

Đồng tình với việc công nghệ xử lý phát thải “hiện nay rất tiên tiến”, lọc bụi tĩnh điện “có hiệu suất lọc đến 99,75%”, nhưng ông vẫn nêu lo ngại đối với lượng phát thải còn lại.

“Chúng tôi ước tính… nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 công suất 1.200MW với tỷ lệ lọc 99,75%… mỗi ngày lượng bụi sau khi lọc là 8,6 tấn, trong đó 2,9 tấn bụi mịn PM2.5″, ông nói. “Đến năm 2030, Việt Nam dự kiến có công suất tổng là 55.000MW điện than, tương đương với 46 nhà máy như Vĩnh Tân 2 thì lượng bụi ước tính lớn hơn 46 lần… Tóm lại, nhiệt điện đốt than là một dạng điện ‘bẩn’”.

Trong những năm qua, GreenID cũng khảo sát thực tế ở các khu vực có nhà máy nhiệt điện than đang vận hành gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghi Sơn, Vũng Áng, Vĩnh Tân, Duyên Hải. Đa số người được phỏng vấn phản ánh tình trạng chất lượng không khí bị ảnh hưởng.

“Ví dụ, 89,2% số người được khảo sát sống gần nhà máy nhiệt điện than Hải Phòng cho rằng ô nhiễm không khí là do các hoạt động của nhà máy. Đối với trường hợp nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng, con số này là 60,6%”, bà Nguyễn Thị Hằng, từ GreenID, viết cho Zing.vn.

Đối với nhà máy điện Quảng Ninh, 93% số người được hỏi nói họ phải thay đổi thói quen sống và 78% nói ô nhiễm không khí từ nhà máy có ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo news.zing.vn

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội?

Một số nghiên cứu cho thấy các nhà máy điện than tập trung ở phía đông Hà Nội có thể là nguồn đóng góp gia tăng nhanh nhất vào ô nhiễm không khí của thủ đô.

Những ngày ô nhiễm vừa qua tại Hà Nội một lần nữa làm dấy lên tranh luận về mức độ ô nhiễm, tác hại lên sức khỏe cũng như các nguyên nhân.

Tác giả của một số nghiên cứu và các chuyên gia cho biết ô nhiễm không khí ở Hà Nội đến từ nhiều lĩnh vực và phần lớn đến từ các hoạt động bên ngoài Hà Nội. Ô nhiễm có thể tăng lên nếu không có thêm các biện pháp kiểm soát.

Nhưng có dấu hiệu cho thấy các nhà máy điện than ở quanh Hà Nội đang là một trong những nguồn gia tăng nhanh nhất đóng góp vào ô nhiễm không khí ở thủ đô. Điều này được thể hiện qua một số nghiên cứu và tính toán định lượng.

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 1

Các nhà máy nhiệt điện lớn (công suất trên 600 MW) ở miền Bắc. Đồ họa: Minh Hồng.

Ô nhiễm từ điện than sẽ tăng mạnh

Một nghiên cứu đã định lượng được các nguồn gây ô nhiễm PM2.5 ở Hà Nội cho thấy với kịch bản tăng trưởng như hiện tại, dù tính cả các chính sách kiểm soát phát thải hiện có và đã lên kế hoạch, nồng độ PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội có thể tăng khoảng 20% vào năm 2030.

Trong đó, "mức tăng lớn nhất về nồng độ PM2.5 sẽ đến từ phát thải trong ngành điện", nghiên cứu viết.

Đó là kết quả ban đầu của nghiên cứu mang tên Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam, dự án hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo, công bố tháng 10/2018.

Theo nghiên cứu, vào năm 2015, các nguyên nhân đóng góp vào nồng độ PM2.5 trong không khí tại Hà Nội đến từ phát thải giao thông đường bộ (1/4), kế đến là nhiệt điện và công nghiệp lớn (20%), hoạt động sinh hoạt, đun nấu sử dụng sinh khối (15%), phát thải ammonia trong chăn nuôi và sử dụng phân bón (15%) và đốt phụ phẩm nông nghiệp (7%).

Về nguồn gốc địa lý, các hoạt động gây ô nhiễm không khí Hà Nội không nhất thiết phải diễn ra trong Hà Nội. Nghiên cứu ước tính rằng chỉ 1/3 mức ô nhiễm PM2.5 trong không khí ở Hà Nội đến từ trong phạm vi thành phố. 2/3 phần còn lại đến từ các tỉnh khác (như hình 7 dưới đây trích từ nghiên cứu).

Nghiên cứu này không nhằm mục đích giải thích đợt ô nhiễm không khí tăng vọt vừa qua, mà nhằm phân tích xu hướng và nguồn ô nhiễm qua thời gian dài. Nếu xét riêng một đợt ô nhiễm đỉnh điểm nào đó, các nguyên nhân có thể khác so với nếu tính trung bình một năm.

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 2

Phát thải đến từ riêng ngành điện vào năm 2015 đóng góp dưới 10% ô nhiễm không khí Hà Nội (xem hình 7 ở trên - ngành điện là màu đen). Nhưng theo mô phỏng vào năm 2030, ngành điện có thể đóng góp tới 20% mức ô nhiễm PM2.5 tại Hà Nội (như hình 10 dưới đây trích từ nghiên cứu - ngành điện là màu đen).

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 3

"Bài toán ô nhiễm không khí phức tạp vì các chất gây ô nhiễm lan truyền không phân biệt nước nào, tỉnh nào, địa phương nào, phải có cách giải quyết tổng thể, nhìn nhận tất cả các ngành, các địa phương... Hà Nội giải quyết không thì chưa đủ", Trương An Hà, nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm Năng lượng Sạch và Phát triển Bền vững, Đại học Khoa học - Công nghệ Hà Nội, người tham gia vào nghiên cứu trên, nói với Zing.vn.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu năm 2015, trước khi Quy hoạch Điện VII được điều chỉnh tháng 3/2016. Dù vậy, nghiên cứu cho thấy khi công suất nhiệt điện than tăng lên theo quy hoạch, điện than có thể trở thành nguồn đóng góp gia tăng nhanh nhất vào nồng độ PM2.5 tính trung bình cả năm ở Hà Nội.

Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, công suất nhiệt điện than sẽ là 55.000 MW vào năm 2030, giảm so với kế hoạch ban đầu 75.000 MW. Công suất lắp đặt của nhiệt điện than ở Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 13 GW năm 2015 lên 18,5 GW năm 2018.

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 4

Ngày 14/12, đường phố Hà Nội mịt mờ do ô nhiễm kết hợp cùng những màn sương mù dày đặc. Ảnh: Ngọc Lan.

"Mức tăng rất lớn, nhất là chỉ đến từ riêng một ngành"

Các kết quả tính toán nói trên tương đồng với một nghiên cứu khác, tập trung phân tích riêng các nhà máy nhiệt điện đóng góp bao nhiêu vào ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại khu vực Đông Nam Á.

Đó là nghiên cứu mang tên Burden of Disease from Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia do nhóm các nhà khoa học Đại học Harvard tiến hành.

Nổi bật nhất từ nghiên cứu là ước tính các nhà máy điện than gây ra 4.252 cái chết sớm (premature death) ở Việt Nam năm 2011, và tăng lên 19.223 cái chết sớm vào năm 2030, tức gấp 4,5 lần.

"Nếu không có gì thay đổi, phát thải từ tiêu thụ than trong khu vực Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba, nhất là ở Indonesia và Việt Nam", nghiên cứu viết.

Trao đổi với Zing.vn, ông Lauri Myllyvirta, trưởng nhóm phân tích chất lượng không khí toàn cầu của tổ chức Greenpeace, cũng là đồng tác giả nghiên cứu nói trên, cho biết: "Theo ước tính dùng dữ liệu năm 2011, các nhà máy nhiệt điện đóng góp 5 microgram/m3 vào lượng PM2.5 trung bình ở Hà Nội, và con số này tăng lên 12 microgram/m3 vào năm 2030".

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 5

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 6

Mức đóng góp vào nồng độ PM2.5 của riêng các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam vào năm 2011 (trái) và dự báo 2030 (phải). Đây không phải là bản đồ nồng độ PM2.5, chỉ là phần ô nhiễm từ điện than (mảng màu vàng là mức đóng góp khoảng dưới 1 microgram/m3, mảng màu đen là mức đóng góp khoảng 12 microgram/m3). Nghiên cứu được tiến hành trước khi Quy hoạch Điện VII được điều chỉnh. Nguồn: Nghiên cứu Burden of Disease.

Các con số trên phù hợp với kết quả từ nghiên cứu Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam do hai viện VAST và IIASA tiến hành. Nếu so với mức tăng khoảng 20% của nồng độ PM2.5 trung bình năm trong thời gian 2015-2030 (từ nghiên cứu của VAST-IIASA), có thể thấy phần ô nhiễm mà các nhà máy nhiệt điện gây ra đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều.

Nghiên cứu Burden of Disease đang được cập nhật để phản ánh quy hoạch điện điều chỉnh. Con số cụ thể sẽ sớm được công bố, nhưng đóng góp của điện than vào ô nhiễm không khí sẽ giảm "đáng kể", chuyên gia của Greenpeace cho biết.

Dù vậy, ông cho rằng phần ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện than là đáng lo ngại.

Mức tăng từ 5 đến 12 microgram/m3 là "mức tăng gần 20% nếu so với mức trung bình hiện tại (của nồng độ PM2.5 tại Hà Nội) vào khoảng 40 microgram/m3", ông Myllyvirta nói.

"Đó là mức tăng rất lớn, nhất là đến từ chỉ riêng một ngành", ông nói tiếp. "Nếu riêng một ngành khiến ô nhiễm tăng 10-20%, thì bạn có thể nỗ lực rất nhiều (để giảm ô nhiễm) ở các ngành khác mà vẫn không cải thiện được chất lượng không khí".

"Giảm ô nhiễm được bao nhiêu thì điện than lại làm ô nhiễm bấy nhiêu", ông Myllyvirta nói thêm. "Nếu bạn nghĩ về mức ô nhiễm hiện tại và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, rõ ràng là phải tìm mọi cách cải thiện chất lượng không khí".

Báo cáo Chất lượng Không khí năm 2018 của GreenID cũng cho biết nồng độ PM2.5 trung bình năm của Hà Nội năm 2018 ở mức 40,1 microgram/m3. Nồng độ PM2.5 này vượt xa giới hạn cho phép trong quy chuẩn trung bình năm của Việt Nam là 25 microgram/m3, gấp 4 lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 microgram/m3.

Nhận định về sự gia tăng của ngành điện than trong tương lai theo quy hoạch, ông Trần Đình Sinh, Phó giám đốc GreenID, viết cho Zing.vn: "Theo tính toán lượng bụi mịn PM2.5, SOx và NOx sẽ tăng khoảng 6 lần so với năm 2016, và 80% số đó đến từ điện đốt than". Dù vậy, ông không nêu rõ phương pháp ước tính.

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 7

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất lớn nhất cả nước, gồm 6 tổ máy có công suất 1.040 MW, theo EVN. Ảnh: EVN.

Tiêu chuẩn phát thải ở VN còn dễ dãi

Như vậy, các nghiên cứu và mô hình khoa học độc lập cùng chỉ ra rằng các nhà máy điện than, tập trung ở phía đông Hà Nội, có thể sẽ có phần đóng góp đang gia tăng mạnh nhất vào nồng độ PM2.5 trong cả năm ở thủ đô.

Các chuyên gia về môi trường cho rằng phần ô nhiễm không khí do điện than gây ra cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Mặt khác, nhiều ý kiến nêu tầm quan trọng và sự cần thiết của điện than trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng ở Việt Nam.

Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 3/2016, nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2030 bình quân tăng khoảng 9 -10%/năm, gấp khoảng 1,5-1,8 lần tăng trưởng GDP, tiến sĩ Trần Văn Lượng, cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công thương, cho biết trong một bài viết trên trang Năng lượng Việt Nam, cơ quan của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

"Trong bối cảnh hiện nay... thủy điện đã đạt tới hạn... điện hạt nhân tạm dừng, các năng lượng tái tạo khác (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chi phí đầu tư lớn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chiếm diện tích lớn, chi phí cho hệ thống truyền tải tăng và trong hệ thống rất cần có nguồn chạy nền để đáp ứng được ổn định điện phụ tải", ông Lượng viết vào tháng 3/2018.

Khí thải từ các nhà máy điện than được xử lý bằng ba hệ thống: lọc bụi tĩnh điện (ESP), xử lý NOx, và xử lý SO2. Ông lượng cho rằng hệ thống lọc bụi tĩnh điện và xử lý NOx ở các nhà máy nhìn chung kiểm soát được lượng bụi và NOx, đáp ứng các yêu cầu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Việt Nam nằm trong vài nước có tiêu chuẩn phát thải cao (dễ dãi) nhất trên thế giới (cùng với Indonesia, Australia), cao hơn hai nước dùng nhiều than nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, vốn đã gặp vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng, theo ông Trần Đình Sinh từ GreenID.

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 8

Nguồn: GreenID.

"Tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam còn cách xa so với tiêu chuẩn tốt nhất (best practice) của quốc tế", ông Myllyvirta, chuyên gia từ Greenpeace, nói với Zing.vn. "Các nhà máy điện ở Việt Nam được phép phát thải 5-10 lần so với các nước đang theo tiêu chuẩn tốt nhất".

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ yêu cầu các nhà máy điện than phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với khí thải.

Nhiều ý kiến cho rằng việc minh bạch thông tin phát thải, một trong những biện pháp nổi bật trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí của Trung Quốc, vẫn còn hạn chế.

Ông Trần Đình Sinh từ GreenID cho biết một số nhà máy điện lớn như Vĩnh Tân, Duyên Hải đã lắp đặt màn hình và chiếu các thông tin về phát thải như SOx, NOx, PM2.5, nhiệt độ nước thải cho công chúng xem. Đồng thời các thông tin này được truyền trực tuyến về các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường địa phương, tuy nhiên điều này còn một số bất cập.

"Một số nhà máy như nhiệt điện Hải Phòng do đường truyền và thiết bị không phù hợp nên các thông tin vẫn chưa truyền trực tiếp được. Một số nhà máy khác vẫn chưa lắp đặt thiết bị để cho công chúng biết", ông Trình Đình Sinh từ GreenID viết cho Zing.vn. "Việc công khai minh bạch cho công chúng là một điều tốt".

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, trong một hội thảo ngày 11/10 về ô nhiễm không khí, đặt câu hỏi: "Các nhà máy cung cấp thông tin về cho Sở Tài nguyên - Môi trường, các thông tin ấy được cung cấp cho người dân chưa? Hiện nay cũng còn ở mức hạn chế. Ví dụ nhà máy Vĩnh Tân thì với sức ép của người dân cũng đưa thông tin lên bảng điện tử, nhưng tôi đọc cũng rất khó hiểu".

Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? - Hình 9

Sáng 14/12, chỉ số AQI tại các điểm quan trắc ở Hà Nội vẫn ở mức xấu, có nơi vượt ngưỡng nguy hại, chất lượng không khí tệ.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, hai viện IIASA và VAST đã thu thập dữ liệu theo tỉnh về nhiều lĩnh vực như năng lượng, giao thông, nông nghiệp, nhà máy nhiệt điện, cụm công nghiệp, với nguồn dữ liệu đa phần là từ số liệu thống kê quốc gia, tổ chức quốc tế, và từ các báo cáo khoa học trước đó.

Về cơ bản, phương pháp của nghiên cứu này là dùng dữ liệu về các hoạt động gây ô nhiễm ở các tỉnh và các nhà máy điện, nhà máy công nghiệp lớn ở các miền Bắc, để xác định lượng phát thải (trong đó có tính đến các biện pháp kiểm soát khí thải, giả sử các quy định đã ban hành đều được tuân thủ).

Sau đó, mô hình GAINS, mô hình được nhiều nước châu Âu sử dụng, được sử dụng để tính toán sự phát tán của các chất thải, và tính toán mức độ PM2.5 ở từng khu vực quanh miền Bắc.

Nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận hạn chế của các phân tích ban đầu này, như khả năng đánh giá thấp mức độ phát thải từ các làng nghề thủ công.

"Các vấn đề này được đưa ra nhằm giải quyết trong khuôn khổ Giai đoạn 2 của dự án", nghiên cứu viết.

"Đây là những con số có thể tham khảo được. Nhưng rất tiếc là chưa có thêm những nghiên cứu tương đương để kiểm chứng thêm những con số đó", TS Hoàng Xuân Cơ, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội nói với Zing.vn khi được hỏi đánh giá về nghiên cứu trên. Ông không nằm trong nhóm nghiên cứu.

Tương tự, nghiên cứu Burden of Disease dùng mô hình GEOS-Chem, trong đó mô phỏng sự chuyển động của các chất gây ô nhiễm trong bầu khí quyển. Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu phát thải cho mỗi nhà máy nhiệt điện, dựa vào giới hạn phát thải SO2, NO2, và các loại bụi khác.

Họ giả thiết rằng lượng phát thải thực tế bằng với giới hạn cho phép, sau đó mô phỏng xem các chất ô nhiễm sẽ phát tán như thế nào, Lauri Myllyvirta, tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Trọng Thuấn

Theo news.zing.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giườngVụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường
07:31:09 18/01/2025
Tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vongTai nạn liên hoàn trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa, 13 người thương vong
13:32:41 19/01/2025
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thươngXe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương
16:50:31 18/01/2025
Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi VọtXe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
16:44:56 18/01/2025
Cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹtCháy nhà 3 tầng ở Hà Nội, 1 người mắc kẹt
13:25:37 19/01/2025
Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô TiênTới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên
16:47:25 18/01/2025
Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú XuyênHà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên
08:27:05 19/01/2025
Phát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ AnPhát hiện nam bảo vệ tử vong tại trường học ở Nghệ An
13:30:39 19/01/2025

Tin đang nóng

Về quê biếu quà Tết, chủ nhà choáng vì cơ ngơi đồ sộ của người giúp việcVề quê biếu quà Tết, chủ nhà choáng vì cơ ngơi đồ sộ của người giúp việc
20:29:15 19/01/2025
Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!
18:54:38 19/01/2025
5 á hậu thi Hoa hậu Quốc tế đều lấy chồng có gia thế 'khủng' là ai?5 á hậu thi Hoa hậu Quốc tế đều lấy chồng có gia thế 'khủng' là ai?
23:13:07 19/01/2025
MC Mai Ngọc xinh đẹp bên hoa thược dược, Hồng Đăng cùng vợ con du xuân sớmMC Mai Ngọc xinh đẹp bên hoa thược dược, Hồng Đăng cùng vợ con du xuân sớm
23:08:16 19/01/2025
Mẹ nuôi K-ICM tiết lộ Thiên An bị phạt 500 triệu đồng, khẳng định còn nhiều chuyện động trời liên quan đến 1 "nghệ sĩ"Mẹ nuôi K-ICM tiết lộ Thiên An bị phạt 500 triệu đồng, khẳng định còn nhiều chuyện động trời liên quan đến 1 "nghệ sĩ"
21:46:55 19/01/2025
Chung kết Chị đẹp: Lộ diện 6 vị trí ra mắt, Tóc Tiên hay Kiều Anh là Quán quân?Chung kết Chị đẹp: Lộ diện 6 vị trí ra mắt, Tóc Tiên hay Kiều Anh là Quán quân?
21:19:44 19/01/2025
Cô gái Việt ngỡ ngàng khi bố mẹ bạn trai ở Mỹ 'tiếp tế' cả tủ đồ ănCô gái Việt ngỡ ngàng khi bố mẹ bạn trai ở Mỹ 'tiếp tế' cả tủ đồ ăn
19:12:56 19/01/2025
Nóng: Tình cũ Jack tiếp tục phơi bày loạt tin nhắn, lộ tiền chu cấp hàng tháng còn ít hơn 5 triệu?Nóng: Tình cũ Jack tiếp tục phơi bày loạt tin nhắn, lộ tiền chu cấp hàng tháng còn ít hơn 5 triệu?
19:40:14 19/01/2025

Tin mới nhất

Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

Điều tra vụ người đàn ông tử vong dưới mương nước

19:53:19 19/01/2025
Sáng 19/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết, đang điều tra vụ một người đàn ông tử vong dưới mương nước.
Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

08:25:20 19/01/2025
Trong lúc đang dừng chờ đèn đỏ ở thị trấn Đô Lương (Nghệ An), nhiều phương tiện giao thông bị xe tang tông từ phía sau. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.
Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

08:23:23 19/01/2025
Ngày 18/1, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, một phụ nữ đã tử vong thương tâm sau khi không may rơi từ tầng cao của một chung cư xuống sân.
Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

16:56:15 18/01/2025
Trước đó, vào khoảng 18h30 chiều 16/1, gia đình Elvin trình báo với cảnh sát về việc con trai mất tích. Theo đó, cậu bé đạp xe rời khỏi nhà vào khoảng 14h30 chiều cùng ngày. Một nhóm cảnh sát đã tìm kiếm Elvin cho đến tận đêm khuya.
Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

16:53:51 18/01/2025
Theo đó, khoảng 10 giờ cùng ngày, người dân lưu thông trên đường D2 trong khu Công Nghệ cao (TP Thủ Đức), theo hướng từ quận 7 thì nhìn thấy một người đàn ông nằm tử vong trong làn ô tô ở dốc cầu.
Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM

Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM

21:03:09 17/01/2025
Clip lan truyền trên mạng xã hội quay lại cảnh người đàn ông mặc áo xe ôm công nghệ GrabBike điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông, được xác định ở TP Thủ Đức.
Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp

Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp

14:20:58 17/01/2025
Trong thời gian đầu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vận hành đã phát sinh một số bất cập do điều kiện thời tiết, kỹ thuật nên tàu dừng khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho hành khách.
Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

08:04:58 17/01/2025
Xe đầu kéo chở sắt chạy trên quốc lộ 1, khi đến một giao lộ ở quận Bình Tân (TPHCM), nhiều tấm sắt trên xe bất ngờ rơi xuống đường làm một người bị thương.
Công an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là sai

Công an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là sai

08:02:50 17/01/2025
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TPHCM khẳng định, những người thực hiện hành vi cấp thiết như nhường đường cho xe cứu thương, cứu người thì không bị xử phạt.
Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

08:00:15 17/01/2025
Điều khiển xe máy trên đường, một ông lão ở Đắk Lắk không may bị té ngã khi cố vượt xe tải và bị phương tiện cán qua người, tử vong tại chỗ.
Dựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vong

Dựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vong

07:25:46 17/01/2025
Chiều 16/1, lãnh đạo UBND xã Thanh Sơn, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết, khoảng 8h30 cùng ngày, tại thôn Quăn 1 xảy ra vụ điện giật khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.
Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

05:23:10 17/01/2025
Theo camera an ninh của người dân ghi lại thì nguyên nhân ban đầu được xác định là do ông K đã điều khiển xe máy vượt lên xe tải và bất ngờ bị té ngã ngay trước đầu xe khiến nạn nhân bị cán tử vong tại chỗ.

Có thể bạn quan tâm

'Tết Cộng đồng - Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025' tại Mexico

'Tết Cộng đồng - Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025' tại Mexico

Thế giới

04:56:59 20/01/2025
Về đối ngoại, Đại sứ được bổ nhiệm cho biết ại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước.
Lee Min Ho tiếp tục ê chề đến khó tin: Đáng quên nhất sự nghiệp, không ngờ lại có ngày này

Lee Min Ho tiếp tục ê chề đến khó tin: Đáng quên nhất sự nghiệp, không ngờ lại có ngày này

Phim châu á

23:23:15 19/01/2025
When The Stars Gossip dù nhận vô số kỳ vọng trước khi lên sóng lại bị chê bai khắp mạng xã hội, gặp thất bại thảm hại trên mặt trận rating.
1 mỹ nhân Việt gây sốt MXH vì đẹp chấn động thế gian, khí chất sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn

1 mỹ nhân Việt gây sốt MXH vì đẹp chấn động thế gian, khí chất sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn

Hậu trường phim

23:19:24 19/01/2025
Xuất hiện trên thảm đỏ, đương kim Hoa hậu International 2024 (Hoa hậu Quốc tế) khiến công chứng trầm trồ với khí chất nổi bật sang chảnh, nhan sắc tựa thần tiên tỷ tỷ.
Diễn viên Diệu Hương trang hoàng biệt thự ở Mỹ đón Tết

Diễn viên Diệu Hương trang hoàng biệt thự ở Mỹ đón Tết

Sao việt

23:04:50 19/01/2025
Năm thứ 5 đón Tết ở Mỹ, gia đình của Diệu Hương trang hoàng biệt thự tại California mang đậm hình ảnh quê nhà.
Gặp sự cố trình diễn, Quỳnh Nga bất ngờ nhận điểm tuyệt đối từ Khánh Thi

Gặp sự cố trình diễn, Quỳnh Nga bất ngờ nhận điểm tuyệt đối từ Khánh Thi

Tv show

22:49:22 19/01/2025
Có màn trình diễn bùng nổ trong đêm bán kết Bước nhảy hoàn vũ , Quỳnh Nga và bạn diễn vỡ òa khi nhận điểm tuyệt đối từ các giám khảo.
Chuyện tình đạo diễn 65 tuổi chia tay vợ, theo đuổi nàng thơ kém 22 tuổi

Chuyện tình đạo diễn 65 tuổi chia tay vợ, theo đuổi nàng thơ kém 22 tuổi

Sao châu á

22:40:07 19/01/2025
Theo truyền thông Hàn Quốc, Kim Min Hee đang mang thai đứa con đầu lòng với đạo diễn Hong Sang Soo. Cặp đôi đã gắn bó 9 năm bất chấp sự phản đối của người thân và người hâm mộ.
5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm

5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm

Sáng tạo

22:37:08 19/01/2025
Giá như biết những điều này sớm hơn, chắc chắn tôi đã không phải loay hoay với việc tìm mua một chiếc tủ lạnh ưng ý.
"Hoàng tử" SOOBIN làm một điều khiến khán giả há hốc

"Hoàng tử" SOOBIN làm một điều khiến khán giả há hốc

Nhạc việt

22:17:49 19/01/2025
Tối 18/1, SpaceSpeakers Label chính thức trình làng MV Người Việt, có sự tham gia của SOOBIN, Hà Lê, Lil Wuyn, 16 Typh và KIMLONG.
Khởi tố kẻ giết 4 người tại Hà Nội

Khởi tố kẻ giết 4 người tại Hà Nội

Pháp luật

22:17:36 19/01/2025
Vũ Văn Vương bị khởi tố sau khi có hành vi giết mẹ, vợ và 2 con tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đối tượng sau khi gây án đã bỏ trốn vào Vũng Tàu.
Liam Delap là số 9 kinh điển trong tương lai của ĐT Anh

Liam Delap là số 9 kinh điển trong tương lai của ĐT Anh

Sao thể thao

22:15:26 19/01/2025
Sự bùng nổ khó tin xung quanh tiền đạo Liam Delap của Ipswich đang tăng lên khi anh đối mặt với CLB đã nuôi dưỡng và loại bỏ anh là Man City ở vòng đấu này.
Lady Gaga và Billie Eilish sẽ biểu diễn tại buổi hòa nhạc gây quỹ cứu trợ cháy rừng

Lady Gaga và Billie Eilish sẽ biểu diễn tại buổi hòa nhạc gây quỹ cứu trợ cháy rừng

Nhạc quốc tế

22:15:19 19/01/2025
Buổi hòa nhạc FireAid dự kiến diễn ra vào ngày 30/1. Buổi hoà nhạc này sẽ gây quỹ cho những người bị ảnh hưởng bởi cháy rừng ở California.