Vì sao nửa đêm thức giấc?
Tôi ngoài 40 tuổi, đã từng ngủ rất ngon nhưng gần đây, tôi thường thức giấc lúc 3 hay 4h sáng, kèm cảm giác nóng bức và đổ mồ hôi. Tôi ngủ lại sau đó khoảng 1 tiếng nhưng ngủ không sâu giấc. Tôi không bị căng thẳng và cũng là một người khỏe mạnh.
Trả lời:
Theo chuyên gia sinh học năng lượng Raj Bhachu (Anh), vấn đề bạn đang gặp phải rất phổ biến và thường liên quan với tình trạng hạ đường huyết. Nguyên nhân là do bạn ăn tối quá sớm, có 1 bữa ăn cao năng lượng (đường được chuyển hóa nhanh chóng) hoặc bỏ bữa.
Giải pháp là ăn tối với các thực phẩm có chỉ số glycemic thấp với lượng protein hợp lý hoặc có một bữa nhẹ giàu protein trước khi lên giường.
Còn theo bác sĩ đông y Sebastian Pole, đầu tiên càn xem liệu sự thay đổi này có phải là do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Nếu đúng thì có thể sử dụng các thảo dược hiệu quả như dùng nước ép lô hội, hạn chế ăn uống các thực phẩm “nóng” như cà phê, ớt, rượu vào buổi tối.
Còn theo bác sĩ đa khoa Millie Saha, bạn nên đi kiểm tra nội tiết tố để loại trừ giai đoạn tiền mãn kinh đang bắt dầu. Cảm giác bốc hỏa có thể là dấu hiệu báo trước, cho thấy giai đoạn tiền mãn kinh sắp ghé thăm, dù bạn mới ngoài 40 tuổi. Các bác sĩ cũng sẽ xem xét, sàng lọc các bệnh khác như tuyến giáp hoạt động quá mức, đái tháo đường, các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh lao.
Video đang HOT
Các bác sĩ đa khoa cũng sẽ hỏi về tình trạng lo lắng, dù chỉ một chút, vì nó có thể gây thức giấc và mất ngủ vào lúc sáng sớm. Bạn có thể không cảm nhận được stress nhưng sự thoải mái, cân bằng cảm xúc là một yếu tố góp phần quan trọng để có được một giấc ngủ ngon.
Nhân Hà
Theo dân trí
3 cách phục hồi sức khỏe
Theo BS Duy Anh, Bệnh viện E Hà Nội, dịp Tết, phụ nữ quá bận rộn với bếp núc, đàn ông lại bận tiếp đón khách, nhậu nhẹt, rồi ăn uống, ngủ nghỉ thất thường... nên khi đi làm trở lại, nhiều người có cảm giác uể oải.
Làm sao để hồi phục sức khỏe để trở lại với cuộc sống thường nhật? Có 3 cách để bạn tham khảo.
1. Lên kế hoạch cho công việc
Theo BS Duy Anh, để dư âm Tết không kéo dài và thích ứng ngay với công việc, loại trừ các nguy cơ gây stress bệnh lý, mỗi người cần có một kế hoạch để thích ứng ngay với công việc. Hãy kiểm tra lại các dự định phải làm trong năm, trong tháng và những công việc chưa làm được trước Tết để lên kế hoạch cho thời gian tới. Nếu bạn có quá nhiều việc tồn đọng cần giải quyết, bạn cũng đừng vì thế mà vội vã hoặc nôn nóng bởi sẽ càng tăng đáp ứng stress, giảm hiệu suất công việc.
Hãy thứ tự giải quyết dần từng việc và nhớ sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn xen kẽ lúc căng thẳng hoặc mệt mỏi, nhất là vào buổi trưa. Cách giữ gìn sức khỏe và chống stress lâu dài là vận động thân thể, chỉ 10 phút vận động mạnh đủ giải phóng năng lượng và làm điều hòa hoạt động nội tiết để giúp cân bằng tâm lý. Đối với người già hoặc người có bệnh tim mạch, vận động nhẹ, đi bộ, thực hành một vài động tác co giãn tối đa của yoga sẽ thích hợp hơn.
2. Tránh ăn vặt, bỏ bữa
Theo BS Phạm Thị Thu, Bệnh viện Tràng An (Hà Nội), sau Tết bạn bè đồng nghiệp ở quê lên thường hay tụ tập nhậu nhẹt và sau ăn nhậu rượu bia nên bạn lại rơi vào tình trạng ăn uống thất thường. Để cân bằng lại hoạt động cơ thể, hãy ăn uống khoa học, tránh ăn vặt hay bỏ bữa, không làm việc trong khi ăn. Ưu tiên các món ăn giàu chất xơ (rau xanh, hoa quả cần mỗi ngày 30g). Cần bổ sung vào chế độ ăn uống các loại ngũ cốc, các sản phẩm chứa men vi sinh vật như men sống hay sữa chua và uống đủ 1,5 lít nước/ngày.
Nếu sau các cuộc nhậu mà bạn thấy đau đầu, nóng ruột, đừng vội uống thuốc đau đầu, hoặc các loại thuốc kích thích, mà hãy nghỉ ngơi, bổ sung các loại vitamin A,B,C... Ăn và uống thêm nước hoa quả (vì khi uống quá nhiều rượu sẽ bị mất các loại vitamin trong cơ thể); uống nhiều nước đun sôi để nguội sớm sẽ nhanh đào thải hết lượng cồn trong người. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi thì hãy ngủ một giấc thật ngon lành, tránh tiếp xúc với những công việc quá căng thẳng.
BS Hoàng Xuân Đại, nguyên BS Viện Quân y 103 khuyên nên uống nước hoạt tính hoặc nước tinh khiết chứa đại lượng ô xy, có thể nhanh chóng giải tỏa cảm giác mệt mỏi trong cơ thể. Sau bữa ăn sáng, bạn có thể uống một tách cà phê hoặc một tách trà sẽ giúp hưng phấn hệ thần kinh trung ương, tạo sự tỉnh táo và đầy phấn khích để bắt đầu lại công việc. Tác dụng của cà phê thường mạnh hơn trà, vì vậy chỉ nên uống một tách vào buổi sáng để tạo cảm giác hưng phấn, không nên uống nhiều sẽ có hại cho sức khỏe.
3. Món ngon nhẹ bụng
Theo BS Hoàng Xuân Đại, trong bữa ăn, bạn nên dùng các món canh giàu dinh dưỡng và dễ tiêu, dễ làm như: Canh nấm mèo thịt nạc, rau hẹ (đun nhỏ lửa cho sôi, uống, có tác dụng bồi bổ khí huyết, chữa bụng trướng, khó tiêu, giải độc cơ thể); canh đại táo (rửa sạch nấu cho sôi, để ấm uống trong ngày, tác dụng kiện tì ích khí, chữa kém ăn, tì vị yếu mệt); canh thịt giá củ năng (nấu nước thịt heo nạc xong cho củ năng, trứng gà, nêm nếm vừa miệng rồi cho giá, rau cải vào gừng, hành, dầu mè và ít gia vị vào), giúp tăng cường sinh lực, ích khí cường thân; canh trứng đậu hũ khô (gồm đậu hũ khô thái lát, nấm hương, trứng cút, hành tỏi) giúp bồi bổ tì vị, mạnh dạ dày, ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe.
Một số loại cháo rất tốt sau Tết là: Cháo tỏi (tỏi tía nấu nhừ rồi thêm gạo tẻ nấu tiếp, giúp ấm tì vị, chữa đầy bụng, ăn không tiêu, kiết lỵ, làm hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu); cháo gừng (gừng tươi, đại táo, gạo tẻ nấu chung nấu nhừ, chữa chứng đầy hơi, sình bụng, khó tiêu do ăn quá nhiều thịt mỡ, chữa tiêu chảy, nôn mửa); cháo bột ngô (bột ngô, gạo tẻ nấu nhừ, chữa mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, cao huyết áp và phòng ngừa ung thư); cháo bát bảo (khiếm thực, hoài sơn, phục linh, hạt sen, ý dĩ, đậu côve, đảng sâm, bạch truật, gạo tẻ nấu nhừ) giúp cơ thể linh hoạt nhẹ nhàng, kiện tì vị, làm ấm cơ thể, chữa tiêu chảy, người mệt mỏi...
Những món ăn giúp đủ chất mà hệ tiêu hóa không bị làm việc quá sức là thực phẩm nhiều chất xơ như đậu xanh, đậu đỏ, đậu que, đậu đũa, đậu Hà Lan, măng tre, giá, bắp cải, cà rốt, su hào, nấm... hạn chế sự hấp thu và kéo các chất béo ra khỏi cơ thể. Các gia vị hành, tỏi, nghệ, mùi tây, húng quế... giúp nâng cao hiệu quả của các vitamin nhóm B, tăng cường chuyển hóa và giảm béo bệu. Cá, rong biển, ốc, hến giúp dễ tiêu và không làm tăng thêm lượng calo cho cơ thể.
Cách giảm bớt mệt mỏi - Tắm hoặc ngâm chân nước nóng, mát xa chân tay, vai, lưng...trước khi đi ngủ để thúc đẩy tuần hoàn, thư giãn, tẩy trừ các chất độc trong cơ thể, xua tan mệt mỏi. - Xức nước hoa, tinh dầu sẽ tạo cảm giác hưng phấn cho một ngày làm việc mới, nước hoa có tác dụng rất tốt cho độ nhạy bén của bộ não. - Hãy thu xếp lại bàn làm việc để chỗ ngồi gọn gàng, thoáng đãng, tạo cảm giác mới lạ nếu bạn không có hứng thú làm việc.
Hà Dương
Theo Gia đình
Huyết áp thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng Huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh, đau thắt ngực.. nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị. Hỏi Thưa bác sĩ, huyết áp thấp có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị căn bệnh này? Đáp Huyết áp được gọi là thấp khi trị số huyết...