Vì sao nữ sinh thích đánh nhau rồi tung lên mạng?
“Tôi muốn nói rằng nhiều thanh niên Việt Nam đang đánh mất mình khi xã hội chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Đánh bạn rồi tung lên mạng có thể khiến chúng thấy vui sướng, vì sự khác thường của mình…” , bà Lotta Sylwander, trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tại VN nói.
Nhân dịp Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc ( Unicef) vừa công bố báo cáo “Tình hình Trẻ em 2011″, PV báo SGTT đã có cuộc trao đổi với bà Lotta Sylwander, trưởng đại diện tại Việt Nam.
Thưa bà, chuyện nữ sinh các trường trung học đánh nhau rồi tung video lên internet gần như đang trở thành hiện tượng, gây nên mối lo ngại lớn trong xã hội. Bà lý giải vấn đề này như thế nào?
Tôi không phải nhà tâm lý học, nhưng có thể nói rằng, đó là một dạng cư xử đang phát triển trong một xã hội khi mà mọi người cảm thấy không an toàn. Và đó là một cách, dù là một cách rất kỳ lạ, để cảm thấy sức mạnh của mình, hoặc là để thể hiện sức mạnh của mình trước những người khác.
Tất nhiên những nữ sinh này, hoặc có thể những nam sinh cảm thấy không an toàn ở môi trường xung quanh, nên chúng cũng có cảm giác không an toàn ở trường học. Nếu ở môi trường mà chúng không thể yêu thương người khác hoặc không được người khác yêu thương thì rất dễ cư xử như thế. Có cái gì đó trở nên tồi tệ, bởi vì nếu tôi chắc bạn không cư xử thế thì tôi cũng không làm thế.
Nhưng tại sao cách cư xử đó lại trở nên phổ biến?
Thật không may là công nghệ hiện đại cũng “giúp một tay” trong việc này. Những nữ sinh gây lộn đó có thể cho những người khác xem những đoạn video ghi lại cảnh đánh đập cô bạn khác. Điều này thật là kinh khủng. Và chúng ta cần lưu ý là những nữ sinh khác sẽ có can đảm làm tương tự vì đã thấy những bạn khác đã làm điều đó trên internet “đầy rẫy” rồi, và chúng chỉ làm giống thế thôi.
Hiện nay chúng tôi (Unicef) đang bàn với nhà cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam (email, messenger), về việc làm sao chúng ta có thể đưa ra một chương trình sử dụng internet an toàn. Chương trình này sẽ cho giới trẻ biết làm sao có thể tự bảo vệ mình khỏi những loại thông tin. Chúng tôi cũng bàn về việc thông tin như thế nào và ngăn chặn ra sao. Có thể người lớn chúng ta không hiểu những gì tuổi 15 nghĩ, không dùng Facebook nhưng thanh niên thì nhìn nhận tất cả đó là mạng xã hội trên internet. Và chúng sử dụng, hưởng lợi và cũng bị lạm dụng. Do đó rất quan trọng phải có một chương trình dạy về sử dụng thông tin cho những người sử dụng internet ở Việt Nam. Tôi hy vọng chương trình này sẽ được khởi động vào cuối năm nay.
Theo bà Lotta Sylwander, nếu ở môi trường mà các nữ sinh không thể yêu thương người khác hoặc không được người khác yêu thương thì rất dễ cư xử như thế này.
Trở lại với hiện tượng nữ sinh đánh nhau, bà nghĩ thế nào về vai trò của gia đình và nhà trường?
Tôi nghĩ họ nên nhận lấy phần nhiều trách nhiệm về việc này. Tôi biết rằng hiện nay có giáo viên e sợ học sinh của mình, và học sinh cũng không tôn trọng thầy cô, người lớn . Nhưng chúng ta cần phải xem xét cách mà những người lớn đối xử với giới trẻ. Và rồi hầu hết giới trẻ sẽ phản ứng lại cách mà chúng được người lớn đối xử, theo kiểu “người lớn có tôn trọng chúng tôi không thì chúng tôi sẽ tôn trọng lại”, và “nếu chúng tôi sợ hãi người lớn thì cũng không có chuyện tôn trọng”.
Chúng ta đã không thực sự chú ý, quan tâm đến chúng. Thực ra điều này đã xảy ra ở nhiều nơi chứ không riêng gì ở Việt Nam.
Ý bà là sự chuyển biến của giới trẻ trong xã hội hiện đại?
Đúng vậy, tôi cũng thấy tình trạng tương tự ở đất nước tôi (Thụy Điển). Trong xã hội hiện đại, con người cảm thấy mất định hướng, không có ai nói với các em rằng làm thế này, làm thế kia là sai. Và hành động đó (đánh bạn rồi tung lên mạng – PV), có thể khiến chúng thấy vui sướng, vì sự khác thường của mình. Nhưng không có ai hướng dẫn, chỉ bảo cho các em.
Tôi muốn nói rằng nhiều thanh niên Việt Nam đang đánh mất mình khi xã hội chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Chúng ta dễ dàng thấy họ ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM. Và chúng không có sự hướng dẫn thực sự, về cách làm sao sống trong xã hội hiện đại. Vì thế nhiều thanh niên rơi vào nghiện ngập, trở nên bạo lực…
Tôi cho rằng, xã hội hiện đại đôi khi cũng đồng nghĩa với việc giới trẻ phải tự mình khôn lớn lên. Có thể là gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, hoặc cha mẹ chúng bận việc suốt cả ngày. Có thể chúng quanh quẩn với ông bà, cậu dì…suốt nhưng đó là gia đình lớn, không có người sát bên cạnh và khiến chúng cô đơn. Nên chúng dễ rơi vào các cạm bẫy, trở nên hành xử xấu hoặc có thể bị lạm dụng bởi kẻ xấu.
Vậy theo bà, chúng ta cần làm gì để định hướng lại giới trẻ?
Video đang HOT
Tôi lấy một ví dụ thế này. Có những thanh niên bị gọi là gangster (kẻ xấu), được kêu gọi tham gia vào câu lạc bộ bóng đá. CLB đó có rất nhiều hoạt động xã hội và dần dần những anh chàng đó đã chuyển hướng. Chúng không muốn gây lộn với mọi người xung quanh nữa, mà muốn giao lưu, vui chơi và muốn giúp đỡ mọi người.
Đó là một ví dụ làm sao để những người trẻ mất định hướng tham dự vào xã hội, tham gia vào các hoạt động để chúng cảm thấy vai trò của mình trong xã hội hiện đại .
Nói cách khác, chúng ta phải làm sao gắn kết được vai trò của giới trẻ trong xã hội, đảm bảo chúng là một phần của những gì đang diễn ra. Đừng bắt chúng im lặng, không được lên tiếng và khiến chúng thấy trách nhiệm của mình trong những gì đang diễn ra ở đời sống, để chúng có thể đóng góp cho xã hội.
Người lớn chúng ta cần lắng nghe giới trẻ, để chúng tham gia vào các diễn đàn khác nhau, để chúng có tiếng nói quyết định, được bàn bạc ở những lĩnh vực mà mọi người được hỏi “bạn cần gì?”. Chúng ta phải biết giới trẻ cần gì và chúng muốn thấy gì sẽ diễn ra ở tương lai. Chẳng hạn như cùng tham gia bàn về cải cách giáo dục, đào tạo nghề ở Đại học, bày tỏ ý kiến muốn được thúc đẩy bản thân như thế nào…Điều này còn giúp thanh niên hình thành kỹ năng của người lao động tương lai, góp phần thúc đẩy Việt Nam phát triển.
Chúng ta cần cung cấp những chỉ dẫn, những thông điệp xã hội. Tất nhiên điều này khá phức tạp nhưng cần phải làm để giới trẻ thấy được ý nghĩa của cuộc sống. Truyền thông cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc đưa một bức tranh tích cực, giới trẻ sẽ không bị mắc kẹt và không đi chệch hướng . Tôi mong chúng ta có thể làm việc với truyền thông , đưa ra bức tranh tích cực tươi sáng về tương lai cho giới trẻ.
Xin cảm ơn bà!
Theo SGTT
8 clip gây chấn động của giới trẻ năm 2010
Năm 2010 được xem là năm bùng nổ những quái chiêu của giới trẻ, từ bản "Nhà em ở Hàng Bông" mộc mạc đến rap "Bản sắc Việt Nam" tới clip quỳ lạy thú bông giữa đường hay cảnh cô giáo "văng tục".
Nếu như trong năm 2009, những clip bạo lực học đường khiến toàn xã hội bàng hoàng bởi sự giảm sút về đạo đức của học sinh thì năm 2010, đủ mọi thể loại clip với các trò quái chiêu tích cực lẫn tiêu cực của teen được tung lên mạng.
Bên cạnh những ca từ mộc mạc trong Nhà em ở Hàng Bông của một du học sinh người Hà Nội, bản rap đậm đà màu dân tộc Bản sắc Việt Nam của MrT, bộ phim học trò Đòn bẩy công phu.... giới trẻ còn để lại những dấu ấn không đẹp với các vụ việc như đánh bạn, lột đồ, cố tình quay clip cô giáo văng tục...
Dưới đây là những clip về giới trẻ gây xôn xao nhất trong năm 2010.
Clip "Nhà em ở Hàng Bông"
Người Hà Nội có rất nhiều cách thể hiện tình yêu đối với mảnh đất ngàn năm văn hiến, và clip Nhà em ở Hàng Bông của Kim Hàng Bông đã dấy lên một ngọn lửa hướng về Thủ đô của du học sinh.
Trần Hoàng Kim là một chàng trai "đặc phố cổ" Hà Nội, Kim sinh năm 1990, hiện là du học sinh trường Brigham Young University (Hoa Kỳ).
Trong clip này, Kim vừa chơi guitar vừa hát "Nhà em ở hàng Bông". Những ca từ mộc mạc nhưng đã gợi lên một Hà Nội phố với các khung cảnh thân thương của một người con đất Hà thành: "Mỗi đêm tầm 10 giờ vỉa hè không lối đi, khắp nơi kéo về ngõ Tạm Thương, vì ở đây bán nem chua, hàng nem chua rất ngon.... Mỗi lần khi đội tuyển VN thắng, khắp nơi thiên hạ dồn về hàng Bông... Mỗi khi đói bụng biết lấy gì ăn, hãy qua cửa hàng bánh đầu phố..."
Chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện trên mạng, clip "Nhà em ở hàng Bông" của Kim đã nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng ảo với sự hưởng ứng của hàng triệu người xem. Ước mơ của Kim sau khi trở về Hà Nội là kinh doanh thành đạt trong lĩnh vực âm nhạc.
Clip rap Bản sắc Việt Nam
Tháng 9 năm nay, khi cả nước đang hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, giới trẻ lại được một phen ngỡ ngàng khi xuất hiện clip rap có tên Bản sắc Việt Nam của MrT (Trần Quốc Anh).
Với độ dài gần 4 phút, MrT đã giới thiệu với mọi người về một dân tộc Việt Nam với 1000 năm người dân Việt Nam bên nhau giữ nước, mang trong mình dòng máu Lạc Hồng chống quân xâm lược...
Clip cũng được quay rất kỳ công với những hình ảnh bình yên về đất nước Việt Nam, đó là một tà áo dài trắng thướt tha, những đứa trẻ ngồi bên nhau trên con mương trong buổi chiều tà, những gương mặt tươi như hoa của các thiếu nữ vùng cao.
Clip lạy thú bông giữa phố Hà Nội
Một buổi tối tháng 7, người đi đường qua hồ Gươm (Hà Nội) trố mắt ngạc nhiên khi thấy một chàng trai đội mũ thú bông to tướng, phía trước là một thanh niên khác quỳ lạy.
Ngay trong đêm đó, clip này được cư dân mạng truyền tay nhau. Clip có độ dài 1 phút 9 giây, cận cảnh một chàng trai cao ráo, sau khi bịt khẩu trang thì đội một con thú bông màu hồng lên đầu, ngay lập tức, một cô gái mặc quần ngắn từ xa nhảy đến quỳ xuống rồi lạy sùm sụp.
Liên tiếp, những người trẻ khác cũng bất ngờ xuất hiện bên cạnh (hoặc phía sau) cô gái, cùng quỳ lạy tới tấp như đang cầu mong một điều gì đó rất ghê rợn.
Clip nữ sinh đánh bài phanh áo
Tháng 4, trời ấm áp, đoạn clip có độ dài 2 phút 56 giây bị cư dân ảo Việt phát hiện và "loan tin". Clip quay cận cảnh một nữ sinh đang đánh bài ngay trong lớp cùng các bạn. Cứ thua một ván, cô nữ sinh lại cởi một chiếc khuy áo, có những lúc chống cự các bạn rất quyết liệt, nhưng "nữ nhân vật chính" cuối cùng vẫn cởi.
Nữ sinh đánh bài phanh áo.
Bất kỳ ai xem clip đều một lần nữa giật mình về lối sống, cách hành xử của giới trẻ Việt. Khi hàng ngày, những vụ án về giết người, hiếp dâm, bạo hành càng gia tăng, thì sự dễ dãi trong việc bảo vệ thân thể, nhân phẩm của mình càng mở đường cho tội ác.
Clip nữ sinh bị lột áo, cắt tóc
Tiếp tục nỗi kinh hoàng về nạn bạo lực học đường, vào cuối tháng 10 năm nay, clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh đánh nhau dã man, cắt tóc, lột áo của các nữ sinh ở Quảng Ninh một lần nữa khiến hàng triệu người bàng hoàng.
Trong đoạn clip, nạn nhân bị kéo vào ngõ và bị phủ đầu bằng những cú bạt tai, đấm, giựt tóc. Tàn bạo hơn khi một teen mặc áo vàng rút kéo ra để cắt tóc nạn nhân.
Cảnh nữ sinh bị lột đồ trong clip.
Vụ việc này được chú thích diễn ra trong một con ngõ nhỏ, có tới 4 - 5 nữ sinh cùng quây đánh một nữ sinh khác. Sau khi điều tra, cơ quan công an cho biết nhóm nữ sinh này học trường THPT Lương Thế Vinh. Tuy nhiên, cũng như nhiều sự việc khác về bạo lực học đường, nhóm côn đồ nữ giới này vẫn không nhận được hình phạt đích đáng nào.
Clip nữ sinh nhảy lan can tự tử trong trường
Năm 2009, xã hội nóng với vấn nạn tự tử của teen, trong đó có sự kiện 2 nữ sinh trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tự tử trong nhà nghỉ vì thầy giáo, hay teen 13 tuổi tự tử vì bị bố mẹ mắng.
Năm nay, những vụ tự tử của giới trẻ không nhiều, nhưng vào đầu tháng 11, clip nữ sinh nhảy lan can tự tử ngay trong trường học xuất hiện trên internet đã khiến mọi người trở nên bất an hơn về tâm lý của teen.
Đoạn clip dài gần 1 phút ghi lại cảnh một nữ sinh Cần Thơ đứng trên lan can tầng 2 của trường để "chuẩn bị" tự tử. Clip được quay từ xa, quay cảnh các thầy cô giáo đang ra sức động viên bạn nữ, một số khác còn đứng dàn ra để sẵn sàng đỡ. Bạn bè của nữ sinh thì cố gắng gọi cô bé quay lại. Một lúc sau, nữ sinh quyết định nhảy xuống và 3 thầy giáo ở dưới đã đỡ được một cách dễ dàng.
Cô gái này đã trở thành đề tài bán tán trong suốt hai tuần liền, bởi đây là một hành động nông nổi, lại diễn ra ngay trong trường học, nơi có sự ảnh hưởng đến rất đông các bạn sinh viên và thầy cô giáo.
Clip cô giáo "văng tục"
Những ngày đầu tháng 12/2010, khi teen đang bận rộn với đợt thi học kỳ thì cư dân mạng xôn xao với clip Cô giáo "văng tục". Chỉ chưa đây 2 ngày sau khi tung lên, clip đã nhanh chóng xuất hiện trên khắp mặt báo điện tử, báo giấy, tạp chí.
Nhiều người sững sờ trước tư cách đạo đức của cô giáo trong clip, khi một đám học sinh vây quay "léo nhéo" xin điểm, cô bực mình quát tháo và văng tục. Sau đó, thông tin điều tra cho biết clip này xuất phát từ một trường THPT tại Hải Phòng.
Hình ảnh trong clip cô giáo văng tục.
Một tuần sau khi clip này được đưa lên, cô giáo đã bị Sở giáo dục đào tạo thành phố Hải Phòng đình chỉ công tác. Ngay sau đó, nhóm học sinh của cô cũng nộp bản kiểm điểm vì thú tội là cố ý đẩy cô giáo vào tình thế trên.
Đây là bài học của không chỉ người làm thầy, về chuẩn mực đạo đức, mà còn là hậu quả của trò chơi khăm trong giới học sinh. Đôi khi, chỉ vì một số điều bực tức nông nổi, các em đã biến người dạy dỗ của mình thành trò lố và sự nghiệp, danh dự của họ cũng tan biến.
Clip võ thuật của 8 nam sinh gốc Bình Định
Tháng 10 năm nay, với hàng triệu lượt truy cập trailer trong 1 tháng tung lên mạng, "Hãng phim PCHD" của nhóm nam sinh viên quê Bình Định đã chính thức ra mắt phim hành động mang tên Đòn bẩy.
Đó là một bộ phim do học trò làm về học trò, không trang điểm, ăn mặc công phu, nhưng được làm rất công phu, đặc biệt là về mặt võ thuật. Những pha hành động hấp dẫn và thuần chất teen đã khiến giới trẻ thực sự thích thú.
Mục đích đầu tiên của nhóm là để giải trí và muốn thể hiện võ thuật dưới góc độ điện ảnh, sau đó là lưu lại những kỉ niệm về năm nhất của nhóm các thành viên. Cuối cùng là nhóm quyết định muốn tạo dựng một thương hiệu riêng, một thương hiệu về phim võ thuật chuyên nghiệp. Đây là một trong những minh chứng về sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm của teen.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lộ clip nam sinh tụt quần bạn giữa trường Một đoạn clip ngắn quay lại cảnh đám bạn quây một anh chàng, sau đó cả nhóm tụt quần của bạn học ngay giữa sân trường đã được chuyền đi với tốc độ khá nhanh trên mạng. Ngày hôm qua (3/3), trên một số diễn đàn tuổi teen xuất hiện clip khá nhạy cảm về một phút vui vẻ của giới trẻ. Clip...