Vì sao nữ nhân viên y tế tại An Giang qua đời sau khi tiêm vaccine COVID-19?
Tối 7/5, Bộ Y tế thông tin về trường hợp đầu tiên tại Việt Nam chết sau khi tiêm vaccine COVID-19 tại An Giang.
Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế An Giang, nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm). Đây là trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Ngay khi biết tin, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã gọi điện chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình, người thân của nữ nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch y tế tỉnh An Giang.
Nhân viên y tế của Việt Nam tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.
Trước đó ngày 7/5, bác sĩ Từ Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Y tế An Giang cho biết trên địa bàn tỉnh ghi nhận một trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 của AstraZeneca.
Người tử vong là nữ nhân viên y tế, 35 tuổi, đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu.
Báo cáo cho thấy, trước khi tiêm vaccine tại điểm tiêm ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu sáng 6/5, nữ nhân viên y tế này được khám sàng lọc và giải thích về các phản ứng sau tiêm.
Sau khi tiêm, bệnh nhân có phản ứng sốc và được Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu xử lý theo đúng phác đồ. Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu đã kết nối hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang và Bệnh viện Chợ Rẫy để kịp thời được tư vấn xử lý.
Ngay sau khi bệnh nhân được chuyển về tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cử các chuyên gia hồi sức tích cực đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang để hỗ trợ cấp cứu.
Tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong ngày 7/5.
Mua vắc xin nhưng 'hàng nội' mới là kế lâu dài
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 hôm qua 23-2, cấp có thẩm quyền đã công bố về lâu dài sẽ tiêm miễn phí vắc xin ngừa COVID-19 cho mọi người dân có chỉ định.
Tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên người tình nguyện tai Hoc viên Quân y Ha Nôi - Ảnh: LÊ ĐÌNH TÙNG
Video đang HOT
"Tuy nhiên do vắc xin (vaccine) hiện rất khó mua, mỗi lần số lượng mua được rất ít ỏi nên phải phân nhóm ưu tiên. Về lâu dài, vắc xin này sẽ được sử dụng như các vắc xin hiện có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng" - thông tin từ phiên họp kể trên cho biết.
Vắc xin ở đâu?
Theo kế hoạch sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 do COVAX Facility (Giải pháp tiếp cận vắc xin phòng COVID-19 toàn cầu do Liên minh vắcxin và tiêm chủng toàn cầu GAVI điều hành), GAVI đã có thư xác nhận Việt Nam là một trong những quốc gia thành viên của chương trình. Chương trình sẽ cung cấp vắc xin tiêm miễn phí cho khoảng 20% dân số của 92 quốc gia thành viên.
Nhưng ước tính trên số lượng hiện có, chương trình sẽ cung cấp vắc xin và vật tư tiêm chủng cho khoảng 15-16% dân số 92 quốc gia này, trong đó có Việt Nam.
Ngày 29-1 vừa qua, COVAX đã thông báo phân bổ 4,8 triệu liều vắc xin do AstraZeneca sản xuất cho Việt Nam trong quý 1 và 2-2021. Còn trong phiên họp cách đây vài ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo tổng số vắc xin COVAX phân bổ cho Việt Nam năm 2021 là 30 triệu liều, ngoài số lượng được phân bổ kể trên trong quý 1 và 2, số còn lại tập trung cho giai đoạn cuối năm.
Cũng theo ông Long, ngoài vắc xin của COVAX viện trợ, Việt Nam đã đặt mua 30 triệu liều vắc xin cũng do AstraZeneca sản xuất. Lô đầu tiên trong số này sẽ về Việt Nam trong tháng 2.
Tuy nhiên để đủ vắc xin cho người có chỉ định, ông Long cho biết Việt Nam cần 150 triệu liều trong năm 2021. Và hiện có 60 triệu liều đã đặt mua và được cấp, số còn lại Bộ Y tế đang tiếp tục thương thảo tích cực với các nhà sản xuất vắcxin của Nga và Mỹ. "Nhiều khả năng đàm phán có kết quả" - thông tin từ Bộ Y tế cho biết thêm.
Với các tín hiệu này, có vẻ người Việt sẽ thuận lợi trong việc tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19? Một quan chức tham gia đàm phán mua vắc xin chia sẻ các nước đều đang đẩy nhanh quá trình tranh mua vắc xin.
Do đó đơn hàng đầu tiên mà Việt Nam đặt mua dự kiến về trong tháng 2 là 204.000 liều, nhưng thực tế chỉ được đối tác cung cấp 117.000 liều. Số lượng này có thể nói chỉ là "muối bỏ biển" so với nhu cầu tiêm vắc xin của Việt Nam hiện nay.
* TS Lê Quốc Hùng (trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM):
60% người được tiêm vắc xin, cộng đồng cơ bản được bảo vệ
Việc áp dụng tiêm vắc xin cho 11 đối tượng được ưu tiên hiện nay là đang tuân thủ theo đúng khuyến cáo của WHO và GAVI.
Tại sao lại là 11? Vì đó là các đối tượng được xác định có nguy cơ lây nhiễm và có khả năng lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng cao nhất. Việc tiêm ngừa cho họ chính là con đường ngắn nhất để ngăn chặn dịch bệnh một cách nhanh nhất.
Có khoảng 60% người được tiêm vắc xin thì cộng đồng đó cơ bản được bảo vệ an toàn trước dịch bệnh.
Nhìn thực tế số ca nhiễm trong cộng đồng tại Việt Nam chưa cao, chưa đến mức phải quá căng thẳng để loại vắc xin nào cũng mua. Do đó tôi nghĩ việc đi chậm một chút cũng là cách để lựa chọn loại vắc xin nào đảm bảo nhất, trong lúc chờ đợi vắc xin trong nước với sự nghiên cứu đầy đủ, an toàn hơn sẽ ra mắt cuối năm 2021. (H.LỘC ghi)
Tiêm thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19 trên người tình nguyện tháng 12-2020. Hôm nay 24-2 sẽ bắt đầu giai đoạn 2 - Ảnh: VIỆT DŨNG
Nguồn tài chính nào?
Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 23-2, ban chỉ đạo cho biết "số lượng vắc xin về mỗi đợt ít ỏi, vì thế phải phân nhóm đối tượng ưu tiên". Việt Nam sẽ tiêm miễn phí vắc xin này như các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, nhưng là "về lâu dài".
Sau này, khi đảm bảo được nguồn cung cấp, người dân sẽ được tiêm miễn phí tương tự các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, bên cạnh đó sẽ có một phần nhỏ là vắc xin dịch vụ cho những người có khả năng chi trả cao hơn.
Với số lượng vắc xin đủ nhu cầu sử dụng trong nước kể trên, chi phí mua vắc xin dự tính lên đến 1 tỉ USD. Trong số này, hiện đã có 3 tỉnh thành là Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng cho biết sẽ sử dụng ngân sách địa phương, chỉ nhờ Bộ Y tế hỗ trợ về nguồn cung cấp.
"Nguồn tài chính mua vắcxin sẽ sử dụng cả ngân sách trung ương, địa phương và một phần xã hội hóa. Hiện đã có một ngân hàng chuyển 21 tỉ tới quỹ vắcxin. Một số doanh nghiệp lớn khác cũng sẵn sàng tham gia quỹ này" - một chuyên gia của Bộ Y tế thông tin thêm.
Nghiên cứu sản xuất vắcxin COVID-19 tại Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen và lộ trình thử nghiệm vắcxin - Ảnh: D.PHAN
Mong đợi vắcxin Việt
Hôm nay 24-2, Viện nghiên cứu y dược học quân sự (Học viện Quân y) sẽ có buổi khám sàng lọc cho những người tình nguyện, đã đăng ký tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 Nanocovax, do Công ty Nanogen, Việt Nam sản xuất. Đây là giai đoạn 2 của thử nghiệm trên người. Giai đoạn 1 việc thử nghiệm vắc xin này đã bắt đầu từ 17-12-2020 và vừa kết thúc ít ngày trước.
Theo thông tin từ ban tổ chức, sau khi khám sàng lọc, tại Học viện Quân y Hà Nội dự kiến có 30-50 người tiêm thử vắcxin vào ngày 26-2. Một nhánh nghiên cứu vắcxin khác sẽ thực hiện tại Bến Lức, Long An và cũng bắt đầu tiêm vào 26-2. Có tổng số 560 người tiêm giai đoạn này tại 2 địa điểm Hà Nội và Long An.
Thông tin kể trên cũng cho biết ban đầu các nhà nghiên cứu dự định chỉ tiêm 2 mức liều là 50 và 75 mcg, bỏ mức liều 25 mcg. Nhưng trước khi nghiên cứu chính thức diễn ra, các chuyên gia đã bàn bạc và quyết định tiêm cả 3 mức liều tương tự giai đoạn 1.
"Qua đánh giá giai đoạn 1 của thử nghiệm trên người, vắc xin đảm bảo độ an toàn, về tính sinh miễn dịch, gần 100% người được tiêm có kháng thể trung hòa ngăn virus, tức là vắc xin có hiệu lực bảo vệ người được tiêm" - đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ với Tuổi Trẻ .
Ông Nguyễn Ngô Quang, phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ Bộ Y tế, cho biết công suất Nanocovax là 70 triệu liều/năm. Vắc xin của Viện Vắcxin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) cũng đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người có công suất 6 triệu liều/năm nhưng có thể nâng lên 30 triệu liều. Hai loại vắc xin này có thể đảm bảo nhu cầu tiêm ngừa của Việt Nam trong những năm tới.
Cũng theo ông Quang, vì nhu cầu tiêm ngừa, các nhà nghiên cứu đang đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm, có thể tháng 4 tới sẽ hoàn tất giai đoạn 2, theo hướng khám sàng lọc đến đâu là tiêm đến đó, làm sao đủ 560 người tham gia giai đoạn 2 và sau đó sẽ đánh giá, triển khai giai đoạn 3 luôn.
Vắc xin Việt Nam sản xuất cũng bằng các công nghệ mới không thua kém vắc xin ngoại, hi vọng sẽ sớm ra mắt để người Việt chủ động được vắc xin tiêm ngừa.
Ngoài 11 nhóm ưu tiên còn có những ưu tiên khác
Vắcxin ngừa COVID-19 khi về đến Việt Nam (qua cảng hàng không Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất) sẽ được chuyển đến đơn vị kiểm định và triển khai tiêm ngừa. Và việc tiêm đối với vắcxin Việt Nam đặt mua thì cơ quan chức năng sẽ có thông báo chính thức.
Riêng đối với vắcxin được viện trợ, có 11 nhóm đối tượng ưu tiên, ngoài ra còn ưu tiên lần lượt theo tiêu chí: khu vực có ca mắc/ca tử vong do COVID-19, khu vực đông dân, khu vực đầu mối giao thông...
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, tất cả các cơ sở vật chất để bảo quản và tiêm phòng vắcxin ngừa COVID-19 đã được thực hiện chu đáo và sẵn sàng cho mọi tình huống.
Indonesia, Philippines cho phép công ty tư nhân mua vắc xin COVID-19
Theo Hãng tin Bloomberg, từ ngày 18-2 Indonesia thông báo đang hoàn thiện kế hoạch cho phép các doanh nghiệp tư nhân tài trợ và phân phối vắcxin COVID-19, nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 180 triệu người vào cuối năm nay.
Vắcxin do tư nhân mua sẽ miễn phí cho người dân Indonesia. Rosan Roeslani, người đứng đầu Phòng Thương mại và công nghiệp Indonesia, cho biết có khoảng 5.300 công ty đăng ký tham gia chương trình, phần lớn từ các ngành dùng nhiều lao động như dệt may.
Dựa trên khuyến nghị từ các tổ chức, bao gồm cả cơ quan chống tham nhũng, chương trình tiêm chủng tư nhân phải tuân thủ một số điều khoản để đảm bảo không bị thương mại hóa hoặc sử dụng sai mục đích. Theo đó, chính phủ sẽ nắm quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu và là cơ quan quản lý duy nhất của quá trình tiêm chủng. Vắcxin do tư nhân mua phải khác với loại được sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng miễn phí của chính phủ và các nhà nhập khẩu phải phối hợp với chính phủ để đảm bảo không có vắcxin giả.
Còn ở Philippines, hơn 200 công ty tư nhân cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc mua lô vắcxin thứ 2 từ Hãng AstraZeneca, nhằm hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng của chính phủ.
Trong lô vắcxin đầu tiên mua vào tháng 11-2020, hơn 30 lãnh đạo doanh nghiệp đã ký hợp đồng với Chính phủ Philippines để cung cấp 2,6 triệu liều vắcxin của AstraZeneca, trị giá 700 triệu peso (hơn 14 triệu USD). Theo trang tin Rappler, một nửa số vắcxin sẽ được tặng cho chính phủ và một nửa dành cho nhân viên các công ty. Joey Conception, cố vấn về doanh nghiệp của tổng thống Philippines, cho biết khối tư nhân sẽ nhắm mục tiêu cung cấp đủ 5 triệu liều vắcxin AstraZeneca, đồng thời doanh nghiệp đang đàm phán với các tổ chức tài chính vi mô nhằm khởi động kế hoạch mua vắcxin.
Bệnh viện Chợ Rẫy cử 4 chuyên gia sang hỗ trợ Lào chống dịch COVID-19 Sáng 3-5, đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên đường ra Hà Nội, để cùng đoàn công tác của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn lên đường sang hỗ trợ Lào chống dịch COVID-19. Ngày 3-5, TS.BS Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết đội phản ứng nhanh sang hỗ trợ...