Vì sao nụ hôn của người lớn có thể khiến trẻ sơ sinh viêm màng não?
Ngoài việc, lây viêm màng não, trẻ còn có nguy cơ mắc cúm và rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác từ người “trao trẻ nụ hôn”.
Mấy ngày gần đây, tài khoản Facebook có tên L.M.V đăng tải câu chuyện “Trẻ bị viêm màng não vì thói quen hôn hít từ người lớn”. Thông tin này đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Người lớn, đừng cướp đi con trẻ bằng những nụ hôn.
Tài khoản có tên L.M.V chia sẻ:
Con năm nay gần 1 tuổi, con là thiên thần mà mẹ mong đợi, ba trông ngóng. Con đến với ba mẹ bằng hình hài khoẻ mạnh, con xinh xắn và trộm vía là ngoan lắm.
Ba mẹ con cho con môi trường sống cực kỳ tốt, từ nhỏ ba mẹ con đầu tư cho con khoá yoga lọt lòng, ăn uống khoa học, tiêm chích đầy đủ.
Điều không may ập đến với con, con sốt, con khóc quấy cả đêm, lúc ấy con gần 1 tuổi, người ta chẩn đoán con bị tay chân miệng, xong không dừng lại ở thế, con có những biểu hiện bệnh nặng hơn, thế là những cuộc xét nghiệm, chọc tuỷ của con bắt đầu.
Mẹ khóc, con khóc, đau vô cùng, 2 mẹ con chiến đấu 1 cách mạnh mẽ, nguyên nhân bệnh, bệnh gì thì vẫn là ẩn số.
Con sốt, môi con nứt chảy máu, con không ăn được, người con suy yếu, con gầy rộp!
… Ơn trời sáng nay đã có kết luận, loại trừ khả năng những bệnh khác như kawasaki, con đang điều trị Viêm màng não tích cực.
Hỡi những người lớn, đừng cướp đi con người khác bằng những nụ hôn.
Chia sẻ với PV về thông tin này, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bác sĩ đã nhiều lần cảnh báo về việc hôn hít trẻ có thể lây bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh viêm não hay viêm màng não.
Video đang HOT
Bệnh viêm não, viêm màng não do virus Herpes gây ra. Virus này sẽ xâm nhập cơ thể trẻ qua đường niêm mạc mũi, hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng trẻ, sau đó sẽ lên não, gây viêm não, ảnh hưởng đến toàn bộ não.
Các triệu chứng của bệnh viêm não do virus Herpes ở trẻ nhỏ thường là đau đầu, nôn ói, hay quên, quấy khóc, thay đổi tính tình… Bệnh xảy ra rải rác, không thành dịch, thường diễn tiến nặng, có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng, khiến trẻ khó thích nghi với cuộc sống sau này.
Theo đó, cứ 10 trẻ thì có 7 trẻ bị dị tật như: bại não, khuyết tật trí tuệ, động kinh, mất thị lực, thính lực…
Ở trẻ sơ sinh, viêm não có thể lây từ mẹ sang con qua quá trình chuyển dạ và sinh đẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lây nhiễm virus từ môi và vùng quanh miệng của người có hành vi hôn trẻ.
“Ngoài việc nhiễm virus thông qua nụ hôn của người lớn, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ có sức đề kháng kém còn dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác”, PGS Dũng cảnh báo.
Ngoài việc lây viêm màng não, trẻ còn có nguy cơ mắc cúm từ người “trao trẻ nụ hôn”. Bởi virus cúm lây lan thông qua dịch tiết đường hô hấp khi người bị bệnh hắt hơi, ho và hôn trẻ.
Ngoài việc, lây viêm màng não, trẻ còn có nguy cơ mắc cúm từ người “trao trẻ nụ hôn”.
Bên cạnh đó, quai bị cũng là bệnh người lớn dễ truyền cho trẻ thông qua việc hôn vào má, vào môi trẻ. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng có thể khiến trẻ bị vô sinh sau này.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo thêm, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, các mẹ nên có những biện pháp từ chối khéo bằng cách đưa tay của trẻ cho mọi người hôn thay vì hôn miệng, hôn má và dặn dò người thân, bạn bè nên rửa tay sạch trước khi bế, ẵm trẻ.
Một số trường hợp bị bệnh truyền nhiễm, bệnh viêm gan, bệnh về hô hấp, kiết lị, bệnh lao phổi hay răng miệng cũng tuyệt đối không cho tiếp xúc với trẻ sơ sinh đặc biệt là khoảng từ 1-2 tháng chào đời vì đây là khoảng thời gian cơ thể trẻ rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh.
Trong trường hợp sau khi được người lớn hôn, trẻ có các triệu chứng sốt, đau họng, mệt mỏi, bú kém, quấy khóc, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra ngay.
Theo Danviet
Bí quyết 'thổi bay' các triệu chứng cảm cúm
Các triệu chứng cảm cúm: sốt, ho, đau họng, nghẹt mũi, đau nhức đến ớn lạnh khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Một số cách đơn giản sau có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu này.
Súp gà có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên - Ảnh: Shutterstock
Uống nhiều nước
Cảm cúm có thể gây mất nước nghiêm trọng, vì thế việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là vô cùng cần thiết, nhất là trong trường hợp kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ngoài nước lọc, các loại nước ép trái cây, nước ngọt và nước chứa các chất điện giải khác cũng có tác dụng cung cấp nước. Trà thảo dược pha với mật ong cũng có thể làm dịu cơn đau họng. Nếu cảm thấy buồn nôn, hãy uống từng ngụm nhỏ. Muốn biết bạn có nhận đủ nước hay không, hãy nhìn màu sắc của nước tiểu. Khi cơ thể được bổ sung đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu.
Tiến sĩ William Schaffner, Chủ tịch Trung tâm y tế dự phòng tại Vanderbilt University School of Medicine ở Nashville, Tennessee (Mỹ), cho biết khi bị cúm, điều cuối cùng bạn có thể làm là uống rượu. Rượu sẽ khiến bạn buồn ngủ, và khi ngủ sẽ không còn cảm thấy khó chịu.
Ăn súp
Súp luôn là món ăn giải cảm cực kỳ hiệu quả. Theo trang WebMD, một nghiên cứu cho thấy súp gà có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Tiến sĩ Reid B. Blackwelder, giáo sư y khoa tại Đại học Tennessee (Mỹ), tin rằng khi ăn, hơi nóng của chén súp bốc lên mũi và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Không chỉ vậy, lợi ích của súp còn được nhìn nhận dưới góc độ tình cảm. Khi nhận được sự quan tâm lo lắng của người thân, người bệnh sẽ cảm thấy biết ơn và từ đó giúp vực dậy tinh thần để chống đỡ với bệnh tật.
Tranh thủ tập thể dục
Khi cảm cúm "ghé thăm", người bệnh sẽ cảm thấy mệt đừ và chỉ muốn nằm dài trên giường. Tuy nhiên, hãy cố gắng vận động với mức độ vừa phải để cơ thể khỏe khoắn hơn, nhưng nhớ hãy tránh xa công việc, đặc biệt không nên thức khuya. Chu kỳ giấc ngủ tốt có tác dụng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và điều này tạo ra sức bật nhằm đẩy lùi bệnh tật.
Tăng cường độ ẩm
Một trong những cách tốt nhất giúp giảm bớt tắc nghẽn mũi và đau họng là hít thở hơi nóng. Tắm dưới vòi hoa sen hoặc chỉ cần bật vòi hoa sen và ngồi trong phòng tắm một vài phút để hít hà hơi nước, các triệu chứng khó chịu sẽ giảm bớt.
Xông hơi
Cách nhanh chóng để mở lối thoát cho đường thở bị tắc nghẽn là nấu một nồi nước xông và nhỏ vào vài giọt dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Sau đó, dùng một tấm chăn to phủ trùm lên người và nồi nước xông rồi nhắm mắt, hít thở sâu bằng mũi. Lặp lại điều này thường xuyên khi cần thiết để giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi.
Chườm khăn nóng
Dùng khăn nóng đắp lên trán là cách tuyệt vời để giảm nhức đầu hoặc đau do xoang.
Ngậm kẹo
Thuốc ho và kẹo cứng có thể đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc làm giảm sự khó chịu của cơn ho và đau rát họng.
Nước muối
Súc miệng bằng nước muối hoặc ngậm nước muối giúp loại bỏ đờm trong cổ họng, đồng thời cũng có thể giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Nhỏ mũi
Để giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Chuyên gia cảnh báo người lớn đừng hôn môi trẻ vì có thể lây bệnh Câu chuyện người mẹ trẻ chia sẻ con bị viêm màng não do thói quen được người lớn... hôn khiến nhiều người giật mình, bởi đây là điều khá phổ biến ở Việt Nam. Truyền bệnh vì... hôn? Trên mạng xã hội, người mẹ trẻ chia sẻ câu chuyện con gái nhỏ, từ một cô bé xinh như thiên thần, khỏe mạnh, ngoan...