Vì sao Nissan bỏ cả “núi tiền” mua cổ phiếu Mitsubishi?
Nissan vừa quyết định chi 2,2 tỷ USD mua lại 34% cổ phiếu của tập đoàn xe hơi Mitsubishi sau vụ bê bối của hãng xe này.
Tờ Reuters vừa cho biết, Tập đoàn Nissan Motor Co đã đồng ý mua 34% cổ phiếu của Mitsubishi Motors Corp với số tiền 2,2 tỷ USD. Thương vụ này được thực hiện ngay trong bối cảnh Mitsubishi Motors Corp vướng vào bê bối thứ ba trong suốt hai thập niên qua và ước tính sẽ khiến hãng này thiệt hại tới 3 tỷ USD sau khi thú nhận gian lận về chỉ số tiêu thụ nhiên liệu của xe hơi.
CEO Nissan tự tin thương vụ mua cổ phiếu Mitsubishi sẽ rất hời.
Trong tình thế này, Nissan đã có những động thái mạnh với mong muốn “thâu tóm” số lượng lớn cổ phiếu của Mitsubishi. Giới phân tích cho biết, Nissan có thể là cứu cánh để lấy lại sức mạnh cho Mitsubishi. Nissan vốn là một nhà sản xuất xe lớn thứ 2 của Nhật Bản đang có ảnh hưởng mạnh ở Đông Nam Á, nhất là ở các nước Thái Lan và Philippines, cũng là nơi mà các mẫu xe của Mitsubishi phổ biến.
Trước đó, Mitsubishi và Nissan đã cùng hợp tác phát triển và sản xuất với ký kết đối tác vào năm 2011. Thế nhưng hợp tác này không bao gồm bất kỳ sự chia sẻ nào về cổ phiếu. Chỉ trong hợp đồng vào ngày 12.5 vừa qua, Mitsubishi Motors mới chính thức tuyên bố sẽ san sẻ cho Nissan số lượng cổ phiếu với giá trị ước tính 2,18 tỷ USD. Điều đó đủ để Nissan trở thành một trong 3 nhóm có quyền kiểm soát Mitsubishi theo đúng như luật cổ đông của Nhật Bản.
Giám đốc điều hành Nissan Carlos Ghosn cho biết, cả hai sẽ cùng tham gia chia sẻ và cùng phát triển công nghệ. Điều đó có thể giúp Nissan trúng đậm hàng tỷ USD khi cùng phối hợp thu mua, sử dụng nhà máy và hợp tác phát triển thị trường với Mitsubishi. Chủ tịch Mitsubishi Osamu Masuko dự đoán, việc sát nhập với Nissan là điều khó có thể tránh khỏi vào một ngày nào đó. Phía Nissan lần này không ngần ngại tiết lộ việc đã lập cả một hồ sơ theo dõi về quá trình làm việc của Mitsubishi.
CEO Nissan nói, khi Mitsubishi trở thành một phần trong liên minh Renault-Nissan sẽ giúp cho việc phát triển xe tiết kiệm được hàng tỷ USD.
Video đang HOT
Theo_24h
Đẩy VN-Index vượt 600 điểm, P-Notes đang mua cổ phiếu nào?
Để lên trên 610 điểm, chỉ số VN-Index đã nhờ đến một số cổ phiếu ngân hàng. Nhưng trước đó, VN-Index đã vượt qua mốc 600 điểm nhờ sự giúp sức của dòng tiền P-notes.
Theo một báo cáo công bố đầu tháng 5, CTCK BIDV (BSC) lý giải rằng việc nước ngoài mua ròng trong tháng 4 được cho là do dòng tiền P-notes được quản lý bởi các ngân hàng đầu tư nước ngoài đang hoạt đông tại Việt Nam trong bối cảnh dòng vốn ngoại từ ETF và các quỹ hiện hữu khá im ắng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Khối ngoại tập trung mua vào các cổ phiếu Bluechip nên tạo hiệu ứng tăng điểm cho các chỉ số.
Chứng chỉ tham gia đầu tư P-notes, hay participatory notes, là môt dạng công cụ tài chính phai sinh được phat hành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài bởi các tổ chức đầu tư hoạt đông ở các thị trường chứng khoán mới nổi.
Dựa trên môt danh mục cổ phiếu (thường là những cổ phiếu lớn, có thanh khoản tốt, mang tính đại diện thị trường) đang nắm giữ, tổ chức tài chính hoạt đông tại thị trường đó sẽ phát hành P-notes cho nhà đầu tư nước ngoài không muốn hoạt đông hoặc không có điều kiện đầu tư trực tiếp vào thị trường đó. Phí quản lý P-notes thường dưới 1%, tùy theo mức đô rủi ro của các thị trường. Các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thường tính phí từ 1,5-2,5%.
Về ưu điểm của P-notes, đây là môt dạng công cụ phai sinh nhưng lại hầu như không có những tính chất của các loại công cụ phai sinh khac như Hợp đồng hoan đổi, Hợp đồng quyền chọn hay Hợp đồng tương lai phổ thông nên nguy cơ tạo ra những biến đông bất lợi khó dự báo từ công cụ này không lớn lắm. Ngoài ra, do P-notes dễ mua dễ bán, nên việc huy đông vốn qua P-Notes trở nên dễ dàng hơn. Dòng vốn từ P-notes thường chỉ mang tính chất ngắn hạn, khó nắm bắt, nhưng có thể góp phần tạo thanh khoản cho thị trường, vì P-notes chỉ mua bán các cổ phiếu blue-chip.
Về nhược điểm, giao dịch của khối ngoại qua P-notes có quy mô quá lớn quá sẽ là nguy cơ tiềm ẩn cho thị trường, có thể tạo ra những cú sốc lớn.
BSC cho biết P-notes đã xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian dài, nhưng thu hút sự chú ý của thị trường vào nửa cuối 2009 và 2010, đóng góp cho mức mua ròng kỷ lục hơn 15.250 tỷ đồng của khối ngoại trong năm 2010.
P-notes đang mua cổ phiếu nào?
Dòng tiền P-notes đã có dấu hiệu đầu tư mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu tháng 4/2016. Nhưng câu hỏi nhiều nhà đầu tư băn khoăn là P-notes đang mua những cổ phiếu nào.
Theo ông Bùi Huy Hoàng, một nhà quản lý quỹ cấp cao cho một quỹ đầu tư của Nhật Bản, cho biết dòng tiền P-notes đã bắt đầu giải ngân trở lại từ cuối năm 2014 khi mức độ lạm phát và việc phá giá đồng VND không còn gay gắt nữa. Hoạt động mua của P-notes rõ nét nhất là từ đầu năm 2016, với khối lượng mua tương đối lớn.
Dòng tiền đầu cơ của khối tổ chức nước ngoài này xoáy vào các cổ phiếu có trọng số vốn hóa lớn, gồm 5 cổ phiếu trong rổ MSCI của Việt Nam.
"GAS, BVH, VCB, VIC và MSN là những cổ phiếu họ (P-notes) đang mua suốt từ tháng 4, lên họ cũng mua, xuống họ cũng mua, gần như không bán. Quy mô có thể lên đến 2.000 tỷ đồng," ông Hoàng chia sẻ.
Nhà quản lý quỹ này lưu ý thêm rằng nhiều công ty quản lý quỹ đều có hệ thống đo dòng tiền của các quỹ nước ngoài. P-notes là dòng tiền được các nhà đầu tư nước ngoài ủy thác đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua các ngân hàng nước ngoài đã hoạt động lâu dài tại Việt Nam. P-notes chỉ tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, để vào được và ra được nhanh chóng.
Ông Hoàng cho biết không mua thỏa thuận, mà giải ngân trực tiếp trên sàn, đặc biệt là BVH và VIC. Kể cả khối ngoại có bán VIC, chủ yếu bán thỏa thuận, nhưng trong phiên P-notes vẫn mua trực tiếp trên sàn.
Việc P-notes mua 5 cổ phiếu lớn, theo nhà quản lý quỹ này, là vì thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được nâng từ thị trường cận biên lên thành thị trường mới nổi. Khi chứng khoán phái sinh được triển khai vào tháng 7 tới, nó sẽ giúp dòng tiền khối ngoại theo trường phái đầu tư tăng trưởng vào thị trường chứng khoán Việt Nam rất mạnh.
"P-notes đi tắt đón đầu. Họ biết khi thị trường phái sinh triển khai vào tháng 7 tới, sẽ có 1 lượng vốn ngoại thực sự, vốn ngoại lâu dài đến Việt Nam. Nên P-notes mua trước."
Tuy nhiên, dòng tiền P-notes "không đánh vào các cổ phiếu đầu cơ" hay những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ hơn như CTG, BID, HSG, HPG hay MBB.
P-notes đẩy VN-Index lên trên 600 điểm, nhưng...
Mặc dù góp phần đẩy chỉ số VN-Index lên trên 600 điểm, nhưng việc chỉ số này tiếp tục tăng lên các mốc cao hơn được cho là có sự góp sức của cổ phiếu ngành ngân hàng.
"P-notes có vai trò kéo thị trường bứt qua ngưỡng 600 điểm, còn từ 600 điểm đến giờ lại có sự ủng hộ của cổ phiếu ngành ngân hàng," ông Hoàng đánh giá.
Chỉ số VN-Index ngày 11/5 đã tăng vọt hơn 9 điểm lên 614,06 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 5/11/2015.
Ông Hoàng cho rằng dòng tiền vào cổ phiếu vào các ngân hàng như VCB, CTG và BID là do khối ngoại tìm cách nắm bắt cơ hội khi sắp tới các ngân hàng thuộc khối quốc doanh sẽ hạ tỷ lệ sở hữu nhà nước và bán cổ phiếu cho nước ngoài. Đó mới thực sự là quỹ ngoại đầu tư lâu bền, lâu dài ở Việt Nam.
Nhà quản lý quỹ này cho rằng "P-notes đến tầm này đã xong vai trò rồi. Các cổ phiếu P-notes mua đã tăng gần 20% về giá rồi, lúc này mức độ hấp dẫn không còn mấy".
Theo_NDH
Khối ngoại đua mua cổ phiếu đầu cơ trong phiên 23/11 Phiên giao dịch đầu tuần vẫn giữ nhiệt sôi động với những điểm sáng là các cổ phiếu đầu cơ. Đáng chú ý, khối ngoại đã đẩy mạnh mua ròng trong phiên với giá trị lên tới gần 140 tỷ đồng, trong đó, khối này cũng đua mua mạnh các mã đầu cơ. Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 13.032.660...