Vì sao Ninh Bình báo cáo “trắng” tai nạn giao thông dịp Tết?
Sáng 3/2, Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Bình xác nhận, trong 7 ngày nghỉ Tết trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người chết. Về thông tin tỉnh “trắng” TNGT dịp Tết, vị này cho hay, do “anh em báo cáo thiếu”.
Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), Ninh Bình cùng với một số tỉnh khác như Sơn La, Bắc Ninh, Cao Bằng… không xảy ra TNGT trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Tuy nhiên, sau khi có thông tin trên dư luận đã có những ý kiến trái chiều và nhiều người cho rằng thống kê như vậy là chưa đầy đủ.
Theo đó, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, tại tỉnh Ninh Bình đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 2 người chết. Như vậy, báo cáo tỉnh này “trắng” TNGT là chưa đúng thực tế.
Đám tang bố con ông Vĩnh vào ngày cuối năm sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng (ảnh TPO)
Cụ thể, khoảng 22h ngày 26/1 (Tức 29 Tết) trên QL10, đoạn qua xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe mô tô và xe taxi. Thời điểm trên, khi ông Vũ Văn Vĩnh (SN 1972, trú xã Ân Hòa) điều khiển xe máy chở theo con trai là Vũ Trung Hiếu (SN 2000) đi sắm Tết, hướng từ huyện Kim Sơn đến TP.Ninh Bình, bất ngờ bị chiếc taxi đi ngược chiều đâm trực diện. Hậu quả, cả 2 bố con ông Vĩnh bị văng xuống sông và tử vong ngay sau đó.
Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Đinh Văn Ninh, Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ tai nạn trên xảy ra ngày 26/1 (Tức 29 Tết), tuy nhiên cán bộ Phòng lại báo cáo từ ngày 30 Tết đến ngày hết ngày mùng 6 Tết.
“Ngày hôm qua (2/2) bộ phận văn phòng đã báo cáo lên Văn phòng Bộ (Công an) để điều chỉnh rồi. Do anh em tính từ ngày 30 đến hết ngày hôm qua (mùng 6) nên không có vụ nào”, ông Minh nói.
CSGT Đà Nẵng lý giải nguyên nhân Đà Nẵng ít tai nạn giao thông
Đà Nẵng là một trong những địa phương có ít tai nạn giao thông xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 với 2 vụ tai nạn làm 1 người chết, 1 người bị thương.
Video đang HOT
Lý giải “điểm sáng” này, Thiếu tá Phạm Hồng Hải – Đội trưởng Đội Tham mưu (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Đà Nẵng) – cho biết, năm 2017, Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành đề án “Thành phố 4 an”, trong đó có An toàn giao thông. Vì thế, ngay từ đầu năm, công an thành phố đã xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp, mục tiêu để đảm bảo an toàn trật tự giao thông. Trước Tết, Giám đốc Công an thành phố đã chủ động xây dựng cao điểm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, Công an thành phố cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đến với mọi người dân. Đẩy mạnh hoạt động của trang Facebook cảnh sát giao thông trong dịp Tết Nguyên đán để tuyên truyền, hướng dẫn và nhắc nhở mọi người tham gia đúng luật giao thông.
Đường phố Đà Nẵng bình yên sáng mùng một Tết
Ý thức của người tham gia giao thông trên địa bàn thành phố được nâng cao nên tình hình trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết được đảm bảo, tai nạn giao thông xảy ra nhưng không đáng kể.
Lý giải về việc số liệu của cảnh sát giao thông và các bệnh viện “chênh” nhau (ở bệnh viện số người bị tai nạn giao thông nhiều hơn), Thiếu tá Hải – cho hay, số liệu của cảnh sát giao thông được lực lượng cảnh sát giao thông tiếp nhận. Còn số liệu ở các cơ sở y tế nhiều hơn là có những trường hợp họ tự xảy ra va chạm hoặc có người ta tự gây tai nạn rồi họ tự vào bệnh viện.
“Ví dụ họ tự uống bia, rượu say, đi ngoài đường, trong các đường hẻm họ té, họ tự đi vào bệnh viện nên số liệu nó chênh nhau”, Thiếu tá Hải nói.
Khánh Hồng
Thái Bá
Theo Dantri
Suýt xảy ra thảm hoạ đường sắt trong cơn mưa trái mùa chiều mùng 6 Tết
SDù các nhân viên gác chắn Tô Ngọc Vân đã yêu cầu phong toả đường tàu do mưa lớn gây ngập nặng cung đường sắt, nhưng đoàn tàu lửa vẫn ầm ầm lao tới...
Đến hơn 20h tối nay 2/2 (mùng 6 Tết Đinh Dậu), khu vực phía Đông TPHCM mưa vẫn còn nhưng không lớn. Nước đã dần rút và tuyến đường sắt từ các tỉnh ra vào ga Sài Gòn đã được lưu thông trở lại.
Mưa trái mùa cực lớn kéo dài suốt nhiều giờ chiều mùng 6 Tết gây ngập nặng nhiều khu vực.
Tuy nhiên, một sự cố khá nguy hiểm, suýt gây thảm họa đường sắt đã xảy ra trong cơn mưa lớn chiều cùng ngày tại gác chắn Tô Ngọc Vân, nút giao cắt giữa tuyến đường sắt và đường Tô Ngọc Vân, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, khiến nhiều người đi đường và nhân viên gác chắn được 1 phen hốt hoảng.
Theo nhân viên tại gác chắn cho biết, khoảng 16h50 cùng ngày, trong cơn mưa trái mùa cực lớn, tại khu vực đường Tô Ngọc Vân và đường sắt ngập sâu trong nước mưa. Lúc này, đoàn tàu SPT1 (từ Phan Thiết về ga Sài Gòn) dự kiến sẽ đi qua nên nhân viên trực đã điện báo về ga Sóng Thần (ga trước) xin phong toả, không cho tàu qua vì nước ngập đường sắt.
Dù đã yêu cầu phong tỏa do cung đường sắt bị ngập nước, tuy nhiên đoàn tàu vẫn ầm ầm lao đến nút giao cắt với đường Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức trong cơn mưa trái mùa chiều mùng 6 Tết.
"Sau khi báo phong toả, chúng tôi đã đặt đèn báo hiệu ở 2 đầu đường tàu chờ nước rút. Thế nhưng khoảng 5 phút sau, khi nhiều xe cộ đang bì bõm lội nước qua điểm giao cắt với đường sắt thì chúng tôi nhận được tin báo khẩn cấp của trực ban ga Sóng Thần cho biết tàu SPT1 đang chạy tới", nữ nhân viên gác chắn Tô Ngọc Vân, rùng mình kể lại.
Đoàn tàu ầm ầm lao qua khi barie vừa kịp kéo lại và nhân viên gác chắn đã kêu la cho người tham gia giao thông né tránh.
Đoàn tàu đi qua vùng ngập nước tại khu vực gác chắn Tô Ngọc Vân.
Ngay lập tức, các nhân viên đường sắt nhấn còi, đèn để báo hiệu, rồi tung cửa chạy ra ngoài giữa cơn mưa tầm tã gào to "tàu về, bà con tránh ra". Nhiều người dân xung quanh đã kịp hỗ trợ, kéo barie 2 bên hướng đường bộ giao với đường sắt và chỉ trong tíc tắc, đoàn tàu ầm ầm lao đến.
Khu vực gác chăn Tô Ngọc Vân lúc nào cũng đông đúc phương tiện, nếu vụ việc không kịp xử lý kịp thời thì tai nạn đường sắt thảm khốc là điều khó tránh.
Sự cố khiến đoàn tàu phải dừng lại vài phút và làm giao thông qua các gác chắn phía trước bị ùn tắc.
"Nếu sự việc không được phát hiện kịp thời và sự nhanh chóng giải quyết của các nhân viên gác chắn cũng như nhờ sự giúp đỡ của người dân, thì tai nạn đường sắt thảm khốc là điều khó tránh vì nút giao tại gác chắn Tô Ngọc Vân rất đông phương tiện qua lại", 1 người chạy xe ôm tại khu vực nói trên, chia sẻ.
Theo nữ nhân viên gác chắn Tô Ngọc Vân thì, bà cũng không rõ vì sao lại xảy ra sự cố như thế và vụ việc sẽ được báo cáo lên cấp trên để làm rõ.
Đăng Lê
Theo Dantri
Mưa trái mùa cực lớn, kéo dài nhiều giờ chiều mùng 6 Tết ở Sài Gòn Lần đầu tiên sau nhiều năm, ngay trong thời điểm Tết Nguyên đán, Sài Gòn xuất hiện cơn mưa trái mùa cực lớn, kéo dài suốt hơn 2 tiếng đồng hồ khiến nhiều khu vực bị chìm trong biển nước. Đến 20h tối nay 2/2 (mùng 6 Tết Đinh Dậu), nhiều khu vực phía Đông TPHCM và các vùng lân cận như Bình...