Vì sao những quyển sách cũ lại có mùi rất đặc trưng?
Khi bạn bước vào một cửa hàng sách cũ, bạn sẽ gọi thứ mùi bạn cảm thấy tràn ngập khắp trong đó là mùi gì? Mùi của những cuốn sách cũ có gợi cho bạn cảm giác nhớ về những câu chuyện xưa cũ không?
Những cuốn sách cũ có mùi khác nhau do hóa chất trong giấy sách phân hủy theo thời gian.
Một số người có thể sẽ nói ngay đó là mùi mốc, người khác có thể sẽ tưởng tượng phong phú hơn và mô tả kỹ càng hơn. Đa số những người dừng lại một chút để nghĩ xem mùi đó là gì thì thường nói rằng nó giống mùi socola, mùi da, mùi cỏ tươi bị cắt và mùi va ni, còn một số ít thì nói về những cảm giác và ký ức mà mùi sách gợi cho họ nhớ đến.
Trên thực tế, mùi của sách cũ được cho là rất có giá trị. Vì thế, vào năm 2001, Bộ Môi trường Nhật Bản đã đưa mùi của thị trấn sách cũ Kanda, gần Tokyo, vào danh sách 100 địa điểm đẹp có mùi hương thú vị nhất.
Sách sẽ hỏng dần theo thời gian
Con người đã làm ra và sử dụng sách từ hơn 4.500 năm nay. Ban đầu, sách làm bằng những cuộn giấy cói, sau đó được cải tiến theo thời gian thành sách bìa mềm rồi cuối cùng ngày nay chúng ta có cả sách điện tử.
Tiến sĩ Karl Kruszelnicki, nhà bình luận khoa học người Úc, nói rằng sách cũ có mùi khác lạ là vì các hóa chất dùng trong giấy, mực và hồ dán biến đổi và phát thải ra các loại khí.
Ông nói “sách cũ có nhiều mùi, từ hơi chua cho đến mốc. Có rất nhiều người mô tả về mùi của những cuốn sách và nhiều người cho rằng chúng có mùi như sôcôla, mùi cũ kỹ, mùi cháy khét và thậm chí cả mùi bít tất thối. Trong quá trình sản xuất giấy và in sách, có nhiều hóa chất được đưa vào giấy sách và không phân hủy hết mà vẫn ở lại trong giấy. Mùi của sách tùy thuộc vào các loại giấy khác nhau, các hóa chất được sử dụng và thời gian cuốn sách đó ra đời”.
Một cuốn sách hào nhoáng được dùng để đọc trong những giờ giải lao bên tách cà phê có mùi rất khác so với một cuốn sách bìa mềm đen trắng giá rẻ.
Cuốn sách ra đời vào thời gian nào và phương pháp làm sách vào thời đó ra sao cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của cuốn sách.
Tiến sĩ Karl nói rằng “bạn có thể đọc 1 cuốn sách có từ 150 năm trước và bạn cũng có thể đọc một cuốn sách ra đời từ 1.000 năm trước. Nhưng những cuốn sách ra đời vào đầu những năm 20 của thế kỷ trước thì ngày nay bạn không thể đọc được vì chúng được làm từ loại giấy rẻ tiền để cho nhiều người có thể mua được. Để giảm giá thành, người ta chỉ việc để acid lại trong giấy mà không cần khử, vì thế nhiều cuốn sách thời đó không giữ được lâu vì chúng hỏng dần khá nhanh”.
Vì sao những cuốn sách cũ lại gợi nhiều kỷ niệm?
Các cửa hàng sách thường gợi lên nhiều ký ức do sách có mùi rất riêng.
Đối với nhiều người, mùi của một cuốn sách cũ sẽ làm họ ngập tràn trong những ký ức, kỷ niệm và cảm giác dễ chịu. Tiến sĩ Karl nói ký ức ùa về khi người ta ngửi thấy mùi của một cuốn sách cũ là do bản năng cơ bản của chúng ta.
Cảm nhận mùi không được kích thích bởi phần não trước mà ở phần đại não. Mùi rất quan trọng vì tất cả mọi sinh vật sống cho đến một con vi khuẩn cũng có khứu giác để cảm nhận mùi.
Một mùi hương bạn đã từng ngửi trong quá khứ có thể gợi lại những ký ức như là mùi nước hoa mẹ bạn đã xức vào những dịp đặc biệt hay mùi trên một chiếc xe mà gia đình bạn đã cùng nhau đi vào một lần nào đó chẳng hạn.
Một cuốn sách cũ có thể bạn cầm trên tay lần đầu nhưng mùi xưa cũ của nó gián tiếp đưa bạn nhớ lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ hoặc những liên tưởng đến những sự vật, hiện tượng khác của thời đã qua.
Phạm Hường
Cả nhà biết thừa em chồng lấy tiền của chị dâu vẫn khuyên "bỏ qua đi, người một nhà", tôi cứng rắn phản đòn khiến họ sượng sùng
Khi tôi đưa ra bằng chứng về việc em chồng lấy trộm tiền của mình, cả nhà nhìn nhau. Sau đó, mẹ chồng nhẹ nhàng khuyên nhủ tôi: "Người một nhà, con bỏ qua cho em nó đi".
Khi chưa lấy chồng, ngày ngày tôi phát mệt vì những lời thúc giục của bà nội, của bố mẹ. Rằng thì "con gái có thì", "25 tuổi đầu chưa gì thì ế rồi"... Tôi cảm thấy rất áp lực, đôi khi cũng suy nghĩ bi quan: "Liệu mình có ế cả đời không?"
Rồi may mắn được mai mối, quen và yêu Hiếu khiến tôi thấy rất vui. Lúc đó tôi ngây ngô cho rằng nếu sớm kết hôn thì vừa khiến bố mẹ 2 bên vui lòng, lại ngày ngày được ở cạnh người yêu.
Thế nhưng tôi nhầm. Cuộc sống hôn nhân đúng thật là địa ngục! Từ bố mẹ chồng, em chồng, thậm chí cả chồng đều khiến tôi thấy mệt mỏi, áp lực.
Bố mẹ chồng tôi là người rất coi trọng vật chất, trong khi tôi chỉ đi làm công nhân lương tháng 10 triệu nên không thể cho ông bà nhiều. Tiền không có thì lao động để bù. Thành ra mẹ chồng bắt tôi làm rất nhiều việc. Sáng thì dậy sớm chuẩn bị cơm nước cho cả gia đình, tối về tới là lao đầu vào dọn dẹp, nấu nướng, làm vườn... còn cô em chồng thì chỉ ôm điện thoại, TV.
Suốt 2 năm trời kết hôn, tôi thật sự chưa có 1 ngày được nghỉ ngơi đúng nghĩa ngoại trừ thời gian ở cữ (nhưng cũng không coi là nghỉ vì 1 mình tôi phải chăm con rất vất vả). Bởi thế, ai gặp tôi cũng bảo sao gầy đi. Tôi chỉ cười, sống khổ sở, vất vả như thế không gầy mới lạ!
Hiếu thì không mấy quan tâm tới chuyện gia đình. Lương đi làm về, anh đưa hết cho mẹ chồng. Mọi thứ chi tiêu riêng cho 2 vợ chồng và con nhỏ đều tôi lo. Thế mà mẹ chồng còn bảo tôi sướng: "Lương có bao nhiêu giữ cả bấy nhiêu. Được chồng nuôi ăn ở thế còn muốn thế nào nữa?"
Và Hiếu mặc nhiên coi chuyện tôi phải làm việc nhà là bình thường. Anh chẳng bao giờ đỡ đần. Đi làm về anh cũng chỉ chơi với con, nhiêu đó thôi đã khiến mẹ chồng tâng bốc con trai tận mây xanh: "Nó là người đàn ông của gia đình, quan tâm vợ con lắm. Mấy người bố được tình cảm vậy đâu!"
Tôi chẳng bao giờ cãi, vì hiểu rằng mình thân cô thế cô, lúc nào cũng 1 mình 1 phe trong nhà. Nhưng hơn 2 năm trời sống nhẫn nhịn thế, tôi lại không thể chịu được hành động của cô em chồng.
Nói thêm 1 chút tôi lương 10 triệu nhưng nuôi con nhỏ, lo cho 2 vợ chồng đủ thứ và cố gửi cho mẹ đẻ 1-2 triệu nên tháng nào cũng hết sạch. Đợt này muốn đưa con ra thành phố khám bệnh nên phải vay đồng nghiệp 5 triệu. Tôi về tới phòng liền ngồi đếm lại, sau đó bọc giấy, bỏ trong túi xách. Đúng lúc ấy cô em chồng ngó vào, bảo: "Chị lấy đâu lắm tiền thế?"
"Vay đưa cháu nó đi khám, đâu ra mà lắm" - tôi lạnh nhạt đáp.
(Ảnh minh họa)
Con bé ấy không nói gì, nó quay đi. Tôi đem chiếc túi có chứa cả gia tài ấy bỏ vào tủ quần áo rồi đi nấu ăn. Thế nhưng 9h tối, sau khi cơm nước, dọn dẹp, giặt quần áo xong xuôi vào phòng thì thấy chiếc túi ở vị trí khác. Tôi sinh nghi và kiểm tra thì quả nhiên tiền đã mất.
Tôi biết ngay ai đã làm, đạp cửa, xông thẳng vào phòng cô em chồng. Nó hốt hoảng, quát mắng, chửi bới chị dâu bất lịch sự... Tôi không quan tâm, ngó nghiêng xung quanh thì quả nhiên thấy tờ giấy ở trong thùng rác, liền nhặt lấy và kéo tay nó xuống dưới nhà.
Tôi tuyên bố với cả gia đình rằng cô em chồng lấy trộm tiền của tôi, mùi nước hoa ở túi xách, tờ giấy gói tiền ở trong thùng rác chính là bằng chứng (đây là tờ đơn xin việc của tôi, có tên tôi nên không thể nhầm).
Có lẽ lần đầu thấy tôi làm gắt như thế, cô em chồng sau 1 hồi chối quanh cũng nhận tội. Nó bảo nó nợ bạn, số tiền đã đem đi trả rồi. Nhưng bất ngờ nhất, mẹ chồng tôi lại bảo: "Thôi, người 1 nhà con ạ. Con bình tĩnh đi. Bỏ qua cho em nó lần này, nó trẻ người non dạ nên mắc sai lầm. Còn tiền bao giờ nó có thì nó trả, mà con là chị thôi cho em nó xin..."
Lúc đó, tôi hiểu nếu mình cứ nhẫn nhịn và tự ôm ấm ức thì sẽ mãi phải sống như thế này. Tôi lạnh lùng đáp: "Mẹ, người một nhà mà, mẹ cho con xin chỉ vàng mẹ đang đeo nhé!"
Bà ú ớ không nói nên lời, tôi lại nằng nặc thuyết phục: "Mẹ vừa bảo người một nhà mà, mẹ tiếc con 1 chỉ vàng sao? Mà con xin thẳng chứ con có tự tiện vào phòng trộm đâu. À, con xin tiền cho cháu nó đi khám bệnh. Con phải đi vay tiền về mà con còn cho em được mà, mẹ có dư lại tiếc con sao?"
Cả nhà chồng có chút sửng sốt khi thấy thái độ của tôi. Cuối cùng, mẹ chồng cũng tức đỏ mặt trả lại tôi số tiền mà em chồng đã lấy. Còn tôi, chính thức từ giờ phút đó sẽ không nhẫn nhịn như đã từng nữa.
M52
Nghệ sỹ Nhật biến những viên đá đơn điệu thành những tác phẩm nghệ thuật đầy quyến rũ Các tác phẩm làm bằng đá của nghệ sỹ Nhật Akie Nakata khiến người xem không khỏi trầm trồ thán phục vì cái tâm và khả năng thổi hồn vào một thứ vô tri vô giác như những hòn đá. Akie Nakata tự mô tả mình là một nghệ sỹ chế tác đá và hơn cả việc chỉ ngồi tô vẽ lên các...