Vì sao nhóm từ thiện không được cấp giấy đi đường?
Công an TP HCM cho biết, các nhóm từ thiện mang tính nhỏ lẻ, việc tự ý di chuyển tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nên không thể cấp giấy đi đường.
Quan điểm này được thượng tá Lê Mạnh Hà (Phó Phòng tham mưu, Công an TP HCM) cho biết tại buổi họp báo về công tác phòng chống Covid-19, chiều 26/8. Hiện, đơn vị chỉ cấp giấy đi đường cho cá nhân thuộc các nhóm công việc được phép đi lại theo quy định của UBND thành phố.
Ông Hà cho rằng, những cá nhân, tổ chức thiện nguyện chở bình oxy, cung cấp thực phẩm cho lực lượng tuyến đầu, người khó khăn… là rất trân quý. Tuy nhiên, thành phố đang trong thời gian siết chặt giãn cách, các nhóm này chỉ mang tính nhỏ lẻ, việc di chuyển trên đường tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.
Hơn nữa, khi làm thiện nguyện chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhưng giấy đi đường lại có thể lưu hành 12 tiếng, nên sẽ dễ mất kiểm soát, không đảm bảo nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó”. Việc này có thể nguy hiểm cho chính người làm thiện nguyện và cả người tiếp nhận.
Theo thượng tá Hà, nhóm từ thiện có thể tập trung theo các tổ chức hoặc khi tiếp nhận ủng hộ từ các mạnh thường quân thì chuyển qua tổ công tác đặc biệt tại địa phương để vận chuyển về những nơi có nhu cầu. “Chúng ta có thể ở nhà và thông báo cho các lực lượng tại địa phương đến tiếp nhận, sau đó phân phối cho nhiều người”, ông Hà nói.
Ông Tạ Anh Dũng, 62 tuổi, chạy xe đi phát cơm từ thiện cho người nghèo tại TP HCM ngày 5/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Đại diện Công an TP HCM cũng thông tin thêm, đơn vị vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc khiểm soát phương tiện, người dân di chuyển qua các chốt trong thành phố.
Cụ thể, các phương tiện vận tải: taxi, xe khách, xe chở công nhân… được cấp mã QR code được phép lưu thông theo khu vực, lộ trình, thời gian cấp phép và không cần kiểm tra giấy đi đường.
Video đang HOT
Đối với các xe vận tải hàng hóa không được cấp mã QR code, tài xế và người ngồi trên xe phải có giấy đi đường theo quy định.
Các nhóm đối tượng được lưu thông: cán bộ công nhân, viên chức, người lao động, hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19, tình nguyện viên, thiện nguyện viên… phải có giấy đi đường do công an cấp. Giấy do công an phường, xã cấp chỉ đi trong quận, huyện.
Shiper giao hàng sử dụng ứng dụng công nghệ dừng hoạt động tại các quận: 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn và TP Thủ Đức. Các quận huyện khác, shipper chỉ được hoạt động trong địa bàn quận, huyện và có nhận diện theo quy định.
Người đi tiêm vaccine có tin nhắn hoặc giấy mời, kèm căn cước công dân; người đi tái khám có bệnh án, lực lượng y tế (có thẻ y tế hoặc giấy đi đường do thủ trưởng đơn vị Sở Y tế, các cơ sở y tế có quyết định thành lập cấp); các trường hợp người, phương tiện chở oxy, thuốc men, vật tư thiết bị y tế… khi có đầy đủ giấy tờ kinh doanh, chứng nhận, hợp đồng vận chuyển hỗ trợ đội ngũ phòng chống dịch sẽ được qua các chốt kiểm soát mà không cần giấy đi đường.
Đối với lực lượng công an, quân sự thì phương tiện và cán bộ chiến sĩ mặc quân phục được phép di chuyển toàn thành phố để thực thi công vụ. Lực lượng thường phục phải có giấy giới thiệu hoặc giấy phân công công tác của thủ trưởng đơn vị hoặc thẻ ngành hoặc giấy đi đường.
Giấy đi đường mẫu cũ theo công văn 2800 của UBND TP HCM do Sở Ngoại vụ cấp (mã 7A, 7B) vẫn được sử dụng.
Cán bộ, công nhân viên chức các sở, ban, ngành có đồng phục, công nhân viên dịch vụ công ích thì mặc đồng phục ngành. Các sở, ban, ngành không có đồng phục mặc áo nhận diện thành phố cấp.
Kiểm tra di biến động dân cư trên nền tảng dữ liệu dân cư thông qua kiểm soát bằng tài khoản kiểm tra mã QR code của dân cư.
Ưu tiên xe của công an, quân sự, y tế và các xe được Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP HCM cấp phù hiệu nhận diện.
Trong thời gian từ 18h đến 6h hôm sau sẽ tạo điều kiện lưu thông cho: cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài; ngành hàng không – sân bay; hoa tiêu hàng hải; vệ sinh môi trường đô thị… ; lực lượng xử lý sự cố khẩn cấp về điện, nước, hệ thống thông tin, hạ tầng giao thông… phải có giấy đi đường kèm giấy xác nhận phân công công tác vào khung giờ này.
'Xe cưới' 0 đồng bon bon chở hàng cho bà con thành phố
Thấy chiếc xe xinh xinh màu đỏ là biết hàng từ thiện, cứu trợ sắp được phát. Dân chúng tôi vui lắm, đỡ lo được một ngày, một người dân sống trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh (TP.HCM) nói.
Chiếc xe để trưng bày và chở đám cưới của ông Võ Văn Phúc (quận Bình Thạnh, TP.HCM) được "chuyển đổi công năng" chở hàng cứu trợ cho bà con - Ảnh: T.B.
Đó là chiếc xe bán tải cổ màu đỏ của ông Võ Văn Phúc (phường 13, quận Bình Thạnh). Hơn 1 tháng khi dịch bệnh căng thẳng, chiếc xe trở thành "nhận dạng" quen thuộc của nhiều người dân ở TP.HCM: có nó, họ sẽ có quà cứu trợ.
"Đây là xe cổ, sản xuất tại Mỹ năm 1967. Tôi mang lên TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) để làm dịch vụ ảnh cưới. Dịch giã cũng chẳng ai cưới xin nên tôi thuê cứu hộ kéo về TP tham gia những chuyến xe 0 đồng. Thay vì để đó nhìn, để không, để ngắm thì tôi nghĩ phải làm gì đó ý nghĩa. Dù xe có bị xấu, có bị hư hại nhưng nó vẫn chạy trong thời gian vô cùng ý nghĩa thì tôi chẳng tiếc", ông Phúc chia sẻ.
Ông Phúc đăng ký chiếc xe vào Hội Liên hiệp phụ nữ TP, vào Mặt trận Tổ quốc quận Bình Thạnh trên hành trình chuyến xe 0 đồng. Hơn 1 tháng nay, chiếc xe cổ lung linh trong những bộ ảnh cưới lãng mạn trở thành xe chở hàng miễn phí đi khắp nơi xa gần.
Để duy trì những chuyến xe tình nghĩa, ông Phúc tự lo xăng dầu và tạo việc làm, trả lương để giữ chân 4 người quê ở tỉnh chuyên chở hàng.
Chiếc xe cổ đi mọi ngóc ngách, con hẻm để chở hàng cứu trợ cho người dân - Ảnh: T.B.
Ướt nhẹp mồ hôi trong bộ quần áo xanh bảo hộ, anh Lý Quốc Bảo (26 tuổi, tỉnh Tây Ninh) vẫn cố lấy hơi nói thật to để bày tỏ niềm vui khi mình làm việc có ích.
"Dịch bệnh, tôi thất nghiệp. Nhưng tôi không nghĩ mình sẽ về quê tránh dịch vì sợ ảnh hưởng gia đình, làng xóm. May có chủ chiếc xe này tạo công ăn việc làm cho 4 anh em thay nhau chạy chở hàng. Lương, cơm ăn nước uống được chủ xe cho đầy đủ.
Đặc biệt, lần đầu trong đời tôi có một trải nghiệm, chứng kiến để nhìn nhận về cuộc sống, về sự cho đi, tương thân trong cuộc đời mà không có trường lớp, không có va chạm nào dạy được cho tôi điều này. Như hôm nay đi rất xa, tới huyện Củ Chi, nói không mệt thì không đúng, nhưng người nhận họ vui quá, khiến mình quên mệt. Xong hôm nay lại nghĩ đến ngày mai để tiếp tục", anh chia sẻ.
Anh Lý Quốc Bảo (26 tuổi, tỉnh Tây Ninh) và 4 người khác thay nhau "thồ" hàng hơn 1 tháng qua - Ảnh: T.B.
Những lần chạnh lòng khi thấy người dân ùa ra nhận "nhầm" quà ở điểm đường Phạm Thế Hiển (quận 8); hay những lần chạy trên đường, thấy xe màu đỏ là người dân ngoái cổ nhìn theo; những cái ngoắt tay ra hiệu qua chốt của lực lượng canh gác... càng khiến 4 bác tài và cả ông Phúc cảm thấy việc mình làm ý nghĩa, họ cũng thầm cảm ơn cuộc đời, cảm ơn mình may mắn có sức lực trong mùa dịch.
"Xe đẹp, xe cổ chỉ để ngắm nhưng bạn tôi vẫn chạy hết công suất. Cứ chất lên 400-500kg hàng chạy mọi tuyến đường. Ngày này đến ngày khác, ai cũng vui và mệt mỏi tan hết", anh Bảo bày tỏ.
Chị Võ Thị Phương Uyên - phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc UBND quận Bình Thạnh - cho biết hiện có rất nhiều xe hỗ trợ vận chuyển hàng cứu trợ và chủ xe tự chịu chi phí xăng dầu.
"Nhưng xe cổ để ngắm, để trưng bày mà đem ra thồ có khi đến 600kg hàng hơn một tháng nay thì chỉ có xe của chú Phúc. Nhờ chiếc xe của chú Phúc nói riêng và những chiếc xe 0 đồng nói chung, mới đem hàng cứu trợ đến tay người dân", chị Uyên nói.
Người vợ có chồng ra đi trên xe lăn tại Sài Gòn đã âm tính với nCoV Mất đi người chồng gắn bó bao năm nhưng thật may khi cô L. được mạnh thường quân hỗ trợ, giúp vượt qua nỗi đau, ổn định cuộc sống. Mới đây, câu chuyện đôi vợ chồng già mưu sinh trên đường phố Sài Gòn và phải chia ly ngay tại mảnh đất ấy đã khiến nhiều người xót xa, thương cảm. Theo thông...