Vì sao nhiều tỷ phú Trung Quốc thích tham gia chính trường?
Có tới 83 tỷ phú đôla xuất hiện trong 2 kỳ họp chính trị quan trọng của Trung Quốc trong năm nay. Quốc hội Trung Quốc có thể được xem là quốc hội “giàu” nhất trên thế giới hiện nay bởi mật độ cao của các tỷ phú.
Tỷ phú Zong Qinghou của Trung Quốc – Ảnh: Bloomberg.
Báo Financial Times cho biết, trong Quốc hội Mỹ, không có nghị sỹ nào là tỷ phú. Thành viên giàu có nhất là nghị sỹ đảng Cộng hòa Micheal McCaul đến từ bang Texas, cũng chỉ có giá trị tài sản ước tính vào khoảng 500 triệu USD.
Trong khi đó, trong số khoảng 3.000 đại biểu có mặt tại Bắc Kinh tuần này để tham dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, tạp chí chuyên xếp hạng tỷ phú của nước này Hồ Nhuận “nhận diện” có 31 người có tài sản cá nhân ít nhất hơn 1 tỷ USD.
Video đang HOT
Trong đó, giàu nhất là đại biểu Zong Qinghou, nhà sáng lập hãng sản xuất đồ uống Wahaha, với giá trị tài sản khoảng 13 tỷ USD theo tính toán của Hồ Nhuận.
Số 52 tỷ phú còn lại là đại biểu tham dự Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân diễn ra trong khoảng 2 tuần đầu tháng 3 này, song song với kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc. Đây là kỳ họp có sự tham gia của khoảng 2.200 đại biểu.
Financial Times cho biết, theo giới phân tích, Hồ Nhuận có thể không đánh giá chuẩn xác được tài sản của các ông nghị, bà nghị của Trung Quốc bởi việc xác định tài sản của giới tỷ phú ở nước này là chuyện không hề dễ dàng.
Năm ngoái, Trung Quốc có 28 tỷ phú là đại biểu tại kỳ họp Quốc hội và 43 tỷ phú tham gia Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân.
Tại Trung Quốc, sự giàu có đi cùng với quyền lực đang trở thành một chủ đề nhạy cảm. Ngay khi lên nắm vai trò Tổng bí thư Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã đẩy mạnh công tác chống tham nhũng và lãng phí.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường chống tham nhũng sẽ càng khiến những người siêu giàu ở nước này cảm thấy sự cần thiết phải tham gia chính trị để đảm bảo an toàn cho tài sản của họ.
“Khi các doanh nhân tích tụ được một khối tài sản lớn và cần phải bảo vệ tài sản đó, nếu không tìm được ai đó giúp họ việc này, họ muốn bản thân trở thành một quan chức. Một cách khác nữa là trở thành công dân của một nước khác, và nhiều thành viên của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân đã làm như vậy”, ông Xingyuan Feng, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định.
3 thành viên giàu có nhất của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đều là con trai của các tỷ phú Hồng Kông. Trong đó, giàu nhất là Victor Li, con trai của người giàu nhất châu Á Li Ka-shing, với giá trị tài sản gia đình họ Li ước tính khoảng 32 tỷ USD.
Theo Hồ Nhuận, tính bình quân, tài sản trung bình của 83 vị đại biểu giàu nhất kỳ họp Quốc hội và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc năm nay là 3,35 tỷ USD. Trong khi đó, 83 nghị sỹ Mỹ giàu nhất chỉ có tài sản trung bình là 56,4 triệu USD, theo số liệu từ trung tâm Center for Responsive Politics của Mỹ.
Theo Dantri
VinaCapital nói gì về vụ bán một nửa khách sạn Metropole?
Đại diện công ty quản lý quỹ VinaCapital nhìn nhận việc rao bán 50% cổ phần của khách sạn Metropole Hà Nội là một hoạt động bình thường trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.
Khách sạn Metropole
Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 11.12 tại Hà Nội, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital nói việc rao bán cổ phần Metropole cũng "giống như nhiều thương vụ mua bán khác mà VinaCapital đã và đang thực hiện".
"Cũng như trước đây chúng tôi mua và sau đó bán cổ phần trong khách sạn Hilton vậy. Chúng tôi hiện có cổ phần trong 7 khách sạn lớn. Đối với mỗi khoản đầu tư, chúng tôi phải đánh giá lại và đưa đến các quyết định mua hay tiếp tục giữ lại tùy theo tình hình thị trường", ông Andy Ho nói, nhấn mạnh rằng tình hình kinh doanh tại Metropole hiện nay là "tốt hơn nhiều so với các khách sạn cao cấp khác và so với chính Metropole trước đây".
Ông cũng cho biết, hiện nay VinaCapital đang tích cực tái cấu trúc danh mục đầu tư. Cũng như các công ty quản lý quỹ đầu tư khác, VinaCapital đang phải tính toán để có thể tối đa hóa lợi ích từ các thương vụ mua bán và song song với việc bán cổ phần tại một số dự án, công ty cũng đang tìm kiếm các cơ hội mua tài sản mới trên thị trường.
Trước đó, Financial Times đưa tin quỹ Vietnam Opportunity (hiện niêm yết tại thị trường London) của VinaCapital đã ủy quyền cho công ty môi giới bất động sản Jones Lang LaSalle, rao bán cổ phần 50% trong Metropole Hà Nội. VinaCapital cũng đã thông báo với các nhà đầu tư rằng, cổ phần của quỹ tại Metropole có giá trị sổ sách là 58,7 triệu USD.
Financial Times dẫn lời các nhà môi giới bất động sản cho rằng VinaCapital sẽ không dễ bán được cổ phần trên với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách, xét tới tình hình kinh tế ảm đạm hiện tại Việt Nam. Trong khi đó, với bối cảnh kinh tế ảm đạm ở trong nước, các thông tin rao bán dạng này dẫn đến suy đoán phải chăng nhà đầu tư đang muốn rút vốn khỏi Việt Nam.
Cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội là khoản đầu tư lớn thứ nhì của Vietnam Opportunity, quỹ hiện có giá trị vốn hóa thị trường ở mức khoảng 550 triệu USD.
Theo laodong
Thị trưởng New York mua tờ Financial Times ? Báo Financial Times có thể có chủ mới - Ảnh: Reuters Báo The New York Times ngày 9.12 dẫn các nguồn tin thân cận với Thị trưởng New York Michael Bloomberg cho biết ông đang cân nhắc mua lại The Financial Times Group. Đây là một bộ phận thuộc Tập đoàn Pearson Plc vốn bao gồm tờ Financial Times và phân nửa cổ...