Vì sao nhiều nước châu Á lưỡng lự nghiêng về Mỹ trong cuộc đối đầu Trung Quốc
Dù bày tỏ quan ngại về chiến lược xây dựng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng nhiều nước châu Á vẫn không nghiêng hẳn về Mỹ khi Washington có các động thái “tuyên chiến” thương mại mạnh mẽ với Bắc Kinh.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan (Ảnh: Reuters)
Theo SCMP, tại Đối thoại Shangri-La năm 2019 ở Singapore, phái đoàn quân đội Trung Quốc dường như đã bất ngờ với phản ứng trung lập của một số nước châu Á.
Họ đã dự đoán một kịch bản quen thuộc diễn ra trong nhiều năm qua: Mỹ và các đồng minh, đối tác có thể chỉ trích Trung Quốc với hàng loạt vấn đề tồn tại. Nhưng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang leo thang và gây đe dọa tới tăng trưởng toàn cầu, một số quốc gia châu Á lại có những ý kiến thể hiện sự không đồng tình với các chính sách thương mại của Mỹ.
Trong bài phát biểu khai mạc sự kiện, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã xoa dịu mối đe dọa an ninh từ hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc Huawei, vốn là một chủ đề mà Mỹ đã cảnh báo nhiều lần trong thời gian qua.
Một bộ trưởng của Myanmar cho rằng cảnh báo của Mỹ về chính sách ngoại giao bẫy nợ của Mỹ đã bị “thổi phồng”. Và hầu hết các lãnh đạo đều muốn cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới kết thúc.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nói rằng dù trật tự thế giới hiện tại có thể không hoàn hảo nhưng nó đã đảm bảo hòa bình và phát triển trong 70 năm qua và sẽ thật rủi ro khi cố gắng thay đổi nó.
Theo SCMP, những mối quan ngại đang có dấu hiệu gia tăng trên toàn châu Á rằng cuộc đối đầu giữa những cường quốc về kinh tế sẽ khiến cho các quốc gia nhỏ hơn hứng chịu tổn thương, trong đó nhiều quốc gia đang phục thuộc vào hoạt động xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế và cung cấp công ăn việc làm cho hàng triệu người.
Video đang HOT
Mặc dù, nhiều quốc gia châu Á xem Mỹ là đối trọng cho sự gia tăng quyền lực và tầm ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, nhưng họ dường như cũng quan ngại rằng chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ quá mạnh tay với Trung Quốc và vô tình gây ảnh hưởng tới chính họ.
Tháng trước, ông Trump đã ra quyết định đưa Huawei vào “danh sách đen” và tiếp tục cuộc chiến thương mại “nảy lửa” với Trung Quốc, cuộc đối đầu có thể đe dọa nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong cuộc chiến này, các quốc gia đang đối mặt với áp lực từ Mỹ phải tránh dùng các sản phẩm Huawei trong mạng 5G hoặc không nhận tiền của Trung Quốc trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng nước sâu, tàu cao tốc. Tuy nhiên, nếu chọn đi theo Mỹ, câu hỏi được đặt ra là: Họ sẽ lấy ngân sách ở đâu để nâng cao chuỗi giá trị và đảm bảo sự phát triển trong tương lai?
Collin Koh Swee Lean, chuyên gia tại trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), cho rằng về mặt chi phí, Trung Quốc đang cung cấp những dự án phát triển cơ sở hạ tầng hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, dù quan ngại tới yếu tố an ninh, nhiều quốc gia vẫn đang có những cân nhắc mang tính “thực dụng”.
Tại Đối thoại Shangri-La 2019, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cho biết Mỹ đã tăng gấp đôi quỹ hỗ trợ xây dựng dự án cơ sở hạ tầng cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương lên 60 tỷ USD. Ông hứa hẹn một viễn cảnh “tự do và mở cửa” trong khu vực thay vì mô hình “sức mạnh quyết định vị trí và nợ nần làm chủ số phận”.
Mặc dù vậy, với nhiều quốc gia châu Á, khoản tiền mà Mỹ đề xuất dường như chưa đủ với nhu cầu của họ và lại đi kèm nhiều điều kiện chứ không dễ dàng như Trung Quốc.
Vấn đề Huawei
(Ảnh minh họa: Reuters)
Những cân nhắc tương tự cũng đã được đưa ra với Huawei. Các quốc gia trên toàn cầu đang hướng tới xây dựng mạng 5G có thể giúp họ cải tiến nền kinh tế, cập nhật xu hướng kỹ thuật toàn cầu trong nhà ở, phương tiện đi lại, thậm chí thuốc men chữa bệnh.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Andrea L. Thompson, người tham gia sự kiện năm nay ở Singapore, thừa nhận rằng sẽ tốn thời gian để thuyết phục các quốc gia trong khu vực không dùng Huawei.
“Họ đưa ra giá thầu thấp nhất là cũng có lý do của nó. Họ được chính phủ Trung Quốc đứng sau giúp đỡ”, bà Thompson nhận định, cảnh báo các nước sử dụng Huawei có thể sẽ phải đối mặt với cái giá đắt khi sử dụng một hệ thống “không đáng tin cậy”.
Cho tới lúc này, một số nước châu Á dường như vẫn chưa tin vào cảnh báo trên.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hồi tuần trước nói rằng hãng viễn thông Trung Quốc Huawei có nhiều cải tiến hơn so với công nghệ Mỹ.
Ông Rufino Lopez Jnr, quan chức tại Hội đồng an ninh Quốc gia Philippines, nói rất khó để nói rằng liệu công ty viễn thông Apple của Mỹ có chứa đựng rủi ro an ninh như Huawei hay không vì hiện giờ không điều gì là chắc chắn.
Theo ông David Gordon, chuyên gia tại viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (Mỹ), các quốc gia châu Á đã để chú ý lời cảnh báo của Mỹ nhưng họ đưa ra những phản ứng khác với kỳ vọng của Washington.
Họ chưa tẩy chay Huawei như Mỹ mong muốn và nói rằng họ sẽ quan sát, chú ý và cẩn thận và tìm cách hạn chế mối đe dọa đó.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ SCMP
Việt Nam lấy làm tiếc về phát biểu của Thủ tướng Singapore liên quan tới Campuchia
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Trước đó, trong phát biểu tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đề cập tới một số nội dung cho rằng Việt Nam đã "xâm lược", "chiếm đóng" Campuchia.
Bình luận về vấn đề nói trên, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này.".
Khẳng định đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Ngày 16/11/2018, Toà án đặc biệt của Campuchia (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh".
Theo Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, những thành tựu ASEAN có được ngày nay là kết quả nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong suốt chiều dài lịch sử của Hiệp hội. Mỗi thành viên thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc không ngừng củng cố đoàn kết toàn khối, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và các nguyên tắc chung của ASEAN.
"Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cùng các thành viên khác làm hết sức mình vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, thống nhất, đoàn kết và có vai trò trung tâm tại khu vực." - bà Hằng cho biết thêm.
Hải Anh
Theo Petro times
Cây bút Campuchia phản đối Thủ tướng Singapore bênh vực Khmer Đỏ Trên tờ Khmer Times, tác giả Chanthavy khẳng định người dân Campuchia bị tổn thương khi Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ủng hộ chế độ Khmer Đỏ. Ngày 31/5/2019 trên trang Fanpage Facebook chính thức của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ông Lý có viết về vấn đề Khmer Đỏ và việc Việt Nam can thiệp quân sự vào Campuchia thập...